Mỹ tuyên bố không lợi dụng đặc quyền để khai trừ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi NATO
Lầu Năm Góc khẳng định quyết định về tư cách thành viên NATO của Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ S-400 nên được chính Liên minh này đưa ra, chứ không phải Mỹ.
Quyết định về tư cách thành viên NATO của Thổ Nhĩ Kỳ sau khi mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga nên được chính Liên minh xem xét và đưa ra kết luận, đây không phải là đặc quyền của Mỹ, David Trachtenberg, Trợ lý Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ đảm trách các vấn đề chính trị, tuyên bố trong buổi họp báo hôm 17/7.
Đại diện của Lầu Năm Góc khẳng định, mặc dù sẽ gạt Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình hợp tác, nhưng Mỹ vẫn coi trọng mối quan hệ với đất nước này.
“Trong hơn 65 năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn luôn là đối tác và đồng minh đáng tin cậy của NATO, tuy nhiên việc tiếp nhận S-400 đang làm phương hại đến trách nhiệm mà tất cả các đồng minh NATO phải tuân thủ, đó là tránh xa các hệ thống vũ khí của Nga. Điều này sẽ gây hậu quả tai hại cho mối quan hệ hợp tác giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Liên minh” – ông Trachtenberg tuyên bố.
Lầu Năm Góc sẽ không lợi dụng đặc quyền để khai trừ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi NATO. (Ảnh: Depositphotos)
Theo lời của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ellen Lord, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không được nhận khoản tiền trợ cấp 9 tỷ USD, bởi Mỹ đã quyết định ngừng hợp tác với Ankara về chương trình F-35.
Video đang HOT
Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập NATO vào ngày 18/2/1952 – 3 năm sau khi Liên minh được thành lập.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đặt bút ký kết thỏa thuận về việc cung cấp 4 tổ hợp S-400 cho Ankara vào tháng 12/2017. Hợp đồng có giá trị lên tới 2,5 tỷ USD. Washington nhiều lần cố gắng thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ S-400 để mua các tổ hợp Patriot của mình. Đến cuối năm 2018, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng phê chuẩn việc bán các tổ hợp này cho Ankara.
Tuy nhiên, chỉ vì sự khước từ của Thổ Nhĩ Kỳ, mà Lầu Năm Góc quyết định đình chỉ việc chuyển giao các máy bay chiến đấu F-35 cho nước này. Lý giải cho quyết định của mình, quân đội Mỹ khẳng định S-400 chính là mối đe dọa đối với sự an toàn của máy bay F-35.
Ngày 12/7, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu tiếp nhận các thành phần của hệ thống S-400. Đến ngày 16/7, đã có tổng cộng 10 chuyến bay vận chuyển thành phần S-400 của Nga hạ cánh xuống căn cứ Không quân Murted gần Ankara.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố rằng việc triển khai các hệ thống phòng không của Nga vào vị trí chiến đấu sẽ được diễn ra vào tháng 4/2020.
(Nguồn: Reuters)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Nóng: Nhận S-400, Thổ Nhĩ Kỳ nhận ngay trái đắng từ Mỹ, NATO
Viêc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga không tương thích với việc cung cấp máy bay F-35 mới nhất My cho Thổ Nhĩ Kỳ, thư ký báo chí của Nhà Trắng, Stephanie Grisham, xác nhận thông tin nay trong tuyên bố.
Hệ thống phòng không S-400 của Nga sẽ bàn giao cho Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 7 này.
"F-35 không thể cùng hoat đông với nền tảng Nga thu thập thông tin tình báo, sẽ được sử dụng để nghiên cứu khả năng tiên tiến của nó", ông Gresham giải thích.
Theo bà, Mỹ đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ mua các hệ thống phòng không Patriot của Mỹ, nhưng đa không thành công.
Việc giao hàng S-400 của Nga
Hợp đồng cung cấp bốn bộ phận S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ với số tiền 2,5 tỷ USD đã được ký kết vào năm 2017. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tự trả tiên cho một phần giao dịch, một phần khac sẽ đươc trả qua khoản vay do Nga đê nghi. Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nươc thứ ba sau Belarus và Trung Quốc mà Moscow cung cấp nhưng tô hơp "Triump". Ấn Độ sẽ săp tham gia danh sach nay.
Việc chuyển giao các hệ thống phòng không mới nhất đa gây ra cuộc khủng hoảng trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ. Washington yêu cầu Ankara từ bỏ thỏa thuận và đổi lại để mua các tổ hợp Patriot cua Mỹ va đe dọa sẽ trì hoãn hoặc thậm chí hủy bỏ việc bán máy bay chiến đấu F-35 mới nhất cho Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Ankara đã từ chối nhượng bộ.
Theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, Mevlt Cavusoglu, sau hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo G20 ở Osaka, tình hình giữa Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ trở nên ít căng thẳng hơn.
Thổ Nhĩ Kỳ có thể mua Su-57 nếu không được Mỹ bán F-35
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump, bình luận về việc chuyển giao hệ thống phòng không S-400 của Nga cho Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết, Ankara sẽ không thể trông chờ vào việc mua máy bay F-35 của Mỹ, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Thổ Nhĩ Kỳ có thể chuyển sang máy bay chiến đấu Su-57 của Nga nếu không nhận được F-35 từ Mỹ.
"Liệu thỏa thuận này sẽ có lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ, nếu từ đó họ có thể mua thêm máy bay Nga? Rõ ràng là có. Đầu tiên, bởi vì máy bay của chúng ta rẻ hơn nhiều, khoảng 30% theo ước tính của nhiều chuyên gia quân sự khác nhau. Máy bay chiến đấu Su-57 của Nga là bản phát triển thuộc thế hệ mới nhất, chúng không thua kém F-35, đặc biệt là khi F-35 vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, một số khuyết điểm đã được phát hiện và cần phải được hoàn thiện thêm về hệ thống", ông Nadein-Rayevsky nói với Sputnik về điều này.
Đánh giá về đe dọa trục xuất Thổ Nhĩ Kỳ khỏi NATO, liên quan đến việc cung cấp S-400, ông Nadein-Rayevsky bày tỏ quan điểm rằng điều này sẽ không xảy ra, vì "không ai có thể thay thế Thổ Nhĩ Kỳ ở sườn phía đông của liên minh".
Theo Danviet
NATO im lặng khi lộ thông tin Mỹ lưu giữ vũ khí hạt nhân ở châu Âu Tài liệu do một chính khách tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) công bố đã khiến cả châu Âu xôn xao khi cho biết vũ khí hạt nhân của Mỹ được cất giữ tại Bỉ, Đức, Italy, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Căn cứ Incirlik tại phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ, nơi được cho là có cất giữ...