Mỹ tuyên bố đình chỉ viện trợ quân sự cho Thái Lan sau đảo chính
Ngày 23-5, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, nước này đã quyết định đình chỉ khoảng tiền 3,5 triệu USD viện trợ quân sự cho Thái Lan sau cuộc đảo chính quân sự hôm 22-5.
Phát biểu trong một cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf tuyên bố, nước này đang cân nhắc phần viện trợ trực tiếp hàng năm còn lại cho Thái Lan, khoản viện trợ này trong năm tài chính 2013 đạt tổng số 10,5 triệu USD, cũng như các loại viện trợ khác thông qua các chương trình toàn cầu và khu vực.
“Chúng tôi đang xem xét lại tất cả các chương trình để xác định xem sự hỗ trợ nào khác mà chúng tôi có thể đình chỉ”, nữ phát ngôn viên Marie Harf cho biết.
Quân đội Thái Lan bảo vệ Câu lạc bộ Lục quân, nơi diễn ra các cuộc đối thoại
Video đang HOT
chính trị trước và trong cuộc đảo chính quân sự
“Chúng tôi kêu gọi Thái Lan khôi phục ngay lập tức chính quyền dân sự, trở lại nền dân chủ, và tôn trọng nhân quyền trong giai đoạn bất ổn này”, bà cho biết thêm.
Hôm 22-5, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết ông “thất vọng” với quyết định của quân đội Thái Lan về việc đình chỉ hiến pháp và giành quyền kiểm soát chính phủ sau một thời gian dài bất ổn chính trị.
Ngoại trưởng Kerry cho rằng, không có sự biện minh nào cho việc đảo chính quân sự và kêu gọi thả tự do cho các nhà lãnh đạo chính trị cao cấp của các đảng phái chính ở Thái Lan, một đồng minh hiệp ước của Mỹ.
Theo ANTD
Mỹ xem xét viện trợ quân sự cho Ukraine
Trong phiên họp ngày 1-5, Quốc hội Mỹ đã xem xét một dự luật về việc cung cấp vũ khí chống tăng, phòng không và hỗ trợ thông tin tình báo về lực lượng quân sự Nga cho chính phủ tạm quyền Ukraine. Dự luật trên do các nghị sĩ Đảng Cộng hòa đề xuất với lý do các biện pháp trừng phạt của Nhà Trắng "gây sức ép không đủ mạnh" với.
Moscow. "Chúng tôi muốn có các biện pháp trừng phạt mạnh tay có khả năng tác động vào nền kinh tế Nga", Thượng nghị sĩ Bob Corker tuyên bố.
Theo đó, các nghị sĩ Đảng Cộng hòa đề xuất "viện trợ trực tiếp vũ khí cho Kiev, bao gồm vũ khí chống tăng, phòng không và bộ binh". Tổng trị giá của gói viện trợ này ước đạt 100 triệu USD.
Ảnh minh họa.
Dự luật mới cũng cho phép Mỹ cung cấp thông tin tình báo cho chính phủ tạm quyền Ukraine về vị trí, cấu trúc và tiềm năng tác chiến của các đơn vị quân đội Nga có khả năng xâm nhập nước này.
Theo yêu cầu của các nghị sĩ Đảng Cộng họa, sau khi dự luật trên có hiệu lực, trong vòng 7 ngày, nếu Nga không rút quân khỏi các vị trí áp sát biên giới Ukraine và dừng "nhúng tay" vào miền Đông nước này, các biện pháp trừng phạt bổ sung sẽ được áp đặt cho các tập đoàn Nga như: Gazprom, Rosneft, Novatek, Rosoboronexport, Sberbank, VTB,Vnesheconombank, Gazprombank. Thậm chí, lệnh cấm vận còn được áp dụng với các quan chức cao cấp của chính phủ Nga như: Phong tỏa tài sản ở nước ngoài và cấm nhập cảnh vào Mỹ. Mọi tổ chức tài chính của Nga sẽ bị "cô lập" khỏi hệ thống tài chính Mỹ.
Ngoài kinh tế, nhiều lĩnh vực hợp tác Nga-Mỹ cũng bị ảnh hưởng, trong đó có việc Mỹ đình chỉ quá trình đàm phán với Nga về cắt giảm vũ khí hạt nhân chừng nào Moscow còn vi phạm thỏa thuận song phương liên quan và Hiệp ước tiêu hủy tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Dự luật của Đảng Cộng hòa cũng không cho phép Tổng thống Mỹ được phép triển khai các bước giải trừ vũ khí theo khuôn khổ Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược (START), chừng nào quân đội Nga còn đang trong "tư thế sẵn sàng" tiến vào lãnh thổ Ukraine.
Cuối cùng, dự thảo luật mới cũng mở đường cho việc thiết lập kênh phát thanh bằng tiếng Nga tới các quốc gia thuộc Liên Xô cũ.
Liên quan tới lệnh cấm vận, Ngoại trưởng Nga trước đó đã tuyên bố, Moscow bác bỏ mọi lệnh trừng phạt áp đặt với Nga của Mỹ và phương Tây với lý do khủng hoảng Ukraine. "Điều đó là trái với lẽ thường!", ông S. Lavrov tuyên bố. Ngoại trưởng Nga cũng cảnh báo, nếu các lệnh cấm vận tiếp tục được mở rộng, Moscow có thể thực hiện các hành động đáp trả tương ứng trong tương lai gần.
Theo VNE
Tướng Pháp: NATO không định sử dụng vũ lực để giúp Ukraine Tướng Jean-Paul Palomeros, người Pháp, đứng đầu Bộ Chỉ huy Chuyển đổi Liên minh (Allied Command Transformation) của NATO cam đoan NATO không hề có kế hoạch viện trợ quân sự cho Ukraine. "NATO không có bất cứ nghĩa vụ nào để viện trợ quân sự cho Ukraine. Tuy nhiên, NATO vẫn xem xét Ukraine là một đối tác tiềm năng. Vì vậy,...