Mỹ tuyên bố đình chỉ thỏa thuận hạt nhân hơn ba thập kỷ với Nga
Washington thông báo tạm dừng Hiệp định vũ khí hạt nhân tầm trung INF với Nga trong 180 ngày, cho biết Mỹ sẽ quay trở lại hiệp định nếu Matxcơva đáp ứng yêu cầu họ đưa ra.
“Mỹ tạm dừng các nghĩa vụ theo thỏa thuận INF từ ngày 2/2″ – Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói với các nhà báo. Ông cho biết Mỹ sẽ thông báo với Nga và các nước khác về việc hoàn toàn rút khỏi hiệp định trong vòng 6 tháng.
INF do Mỹ và Liên Xô ký năm 1987, được coi là bước khởi đầu quan trọng trong việc chấm dứt Chiến tranh lạnh kéo dài gần nửa thế kỷ giữa hai siêu cường. INF cấm các tên lửa mặt đất trong tầm hoạt động từ 500 km đến 5.500 km – nhiều loại trong số này lúc bấy giờ được các bên trong chiến tranh lạnh triển khai.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: CNN)
Trong những năm gần đây, Mỹ cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận khi phát triển các tên lửa bị cấm, dù Nga liên tục phủ nhận.
Việc đình chỉ làm dấy lên mối lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang mới với Matxcơva và khiến các đồng minh châu Âu lo ngại. Ông Pompeo liên tục đổ lỗi cho Matxcơva về tình hình này trong khi cáo buộc Nga là “trơ tráo” và “vụng trộm” vi phạm thỏa thuận.
Video đang HOT
Ông cũng một lần nữa đưa ra tối hậu thư cho Nga: “Nếu Nga không trở lại tuân thủ một cách đầy đủ và có thể kiểm chứng được hiệp ước trong thời hạn sáu tháng, bằng cách phá hủy một cách có thể xác minh các tên lửa vi phạm INF, các bệ phóng và thiết bị liên quan của họ, hiệp ước sẽ chấm dứt”.
Đồng thời, ông vẫn tuyên bố Mỹ đang hy vọng rằng có thể đặt mối quan hệ với Nga trên một nền tảng tốt hơn.
Tổng thống Putin trong cuộc phỏng vấn hôm 16/1 khẳng định Nga không hứng thú tham gia vào một cuộc đua vũ trang với Mỹ, cảnh báo Washington về một hậu quả nghiêm trọng nếu chính quyền Trump rời bỏ INF.
Tổng thống Trump lần đầu tiên đe dọa rút khỏi hiệp ước mang tính chất bước ngoặt cách đây hơn 30 năm vào tháng 10/2018. Cha đẻ của INF, cựu lãnh đạo Liên bang Xô viết (từ 1985 đến 1991) Mikhail Gorbachev ngay sau đó cảnh báo sẽ là một sai lầm không thể chấp nhận nếu nhà lãnh đạo Mỹ không thay đổi quyết định đe dọa tới hòa bình thế giới này.
Trước đó ngày 30-31/1, Hội nghị giữa phái đoàn 5 cường quốc hạt nhân gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc – còn được gọi là câu lạc bộ hạt nhân P5 diễn ra tại Bắc Kinh.
(Nguồn: RT)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC News
Mỹ chính thức đình chỉ thỏa thuận hạt nhân với Nga, Đức quyết tâm cứu vãn INF
Ngày 1/2, Ngoại trưởng Mỹ chính thức thông báo Washington bắt đầu rút khỏi hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân song phương với Nga được ký năm 1987 từ ngày 2/2.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.
Phía Washington vừa thông báo tạm dừng Hiệp định vũ khí hạt nhân tầm trung (INF) với Nga trong 180 ngày và cho biết Mỹ chỉ quay trở lại hiệp định nếu Moscow đáp ứng đúng yêu cầu của họ.
"Mỹ tạm dừng các nghĩa vụ theo thỏa thuận INF từ ngày 2/2", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thông báo hôm 1/2. Ngoại trưởng Pompeo nói rằng Mỹ sẽ thông báo với Nga và các nước khác về việc hoàn toàn rút khỏi hiệp định trong vòng 6 tháng.
Chỉ ít giờ trước khi Ngoại trưởng Mỹ đưa ra thông báo chính thức về INF, phát biểu tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan hôm 1/2, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng nếu Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp ước INF, Đức sẽ nỗ lực hết mình để cứu vãn thỏa thuận này trong 6 tháng tới.
"Rõ ràng chúng tôi nhận thấy Nga đã vi phạm Hiệp ước INF và cần phải có cuộc đối thoại. Về phần chúng tôi, Ngoại trưởng Đức và tôi sẽ làm mọi cách để mở đường cho các cuộc đàm phán giữa Nga và Mỹ trong 6 tháng tới", bà Merkel nhấn mạnh.
INF do Mỹ và Liên Xô ký năm 1987, được coi là bước khởi đầu quan trọng trong việc chấm dứt Chiến tranh lạnh kéo dài gần nửa thế kỷ giữa 2 siêu cường. INF cấm các tên lửa mặt đất trong tầm hoạt động từ 500km đến 5.500km - nhiều loại trong số này lúc bấy giờ được các bên trong chiến tranh lạnh triển khai.
Hồi tháng 10/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước khi chế tạo tên lửa "Novator 9M729".
Đến tháng 12/2018, Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi hiệp ước này, nếu Nga không tuân thủ trở lại thỏa thuận này trong vòng 60 ngày - tức thời hạn chót là 2/2 tới.
Tuy nhiên, Nga tuyên bố không tiêu hủy "Novator 9M729", đồng thời khẳng định loại tên lửa này không vi phạm INF. Nhiều nước đồng minh của Mỹ ở châu Âu cũng phản đối việc Mỹ rút khỏi INF do lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Theo Kinhtedothi
Đức kêu gọi cứu vãn hiệp ước INF nhằm ngăn tránh cuộc chạy đua vũ trang mới Ngày 18/1, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã kêu gọi cứu vãn Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) nhằm tránh một cuộc chạy đua vũ trang. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas trong cuộc họp báo tại Berlin. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại thủ đô Moskva, Ngoại trưởng...