Mỹ tuyên bố bất nhất về cuộc chiến tiêu diệt IS
Một số quan chức cấp cao Lầu Năm Góc vừa có những tuyên bố trái chiều về cuộc không kích IS cho thấy Washington bắt đầu &’bấn loạn’ trong cuộc chiến này.
Trả lời trước truyền thông Mỹ, Tư lệnh các chiến dịch Hải quân của Quân đội Mỹ ông Jon Greenert nói rằng hiện ông cảm thấy thỏa mãn với các lực lượng đang tham gia chiến đấu chống IS ở Trung Đông và không cần điều thêm chiến hạm hay tàu sân bay nào cả.
Ông Jon Greenert nói: “Tôi cho rằng các chiến dịch đang được tiến hành sẽ cần phải có thêm sự tác động liên quan đến điều động thêm quân bị tới Trung Đông. Chúng tôi không cần thêm các lực lượng tại Bộ chỉ huy trung ương”.
Trả lời một số câu hỏi của các thủy thủ về việc có cần điều thêm tàu sân bay đến khu vực Trung Đông hay không Tướng Jon Greenert nói rằng: “Tôi chắc chắn sẽ phản đối kế hoạch đưa hai tàu sân bay đến Vùng Vịnh. Việc làm đó có lẽ không được đề cập trong các “lá bài”.
Tiêm kích F/A-18 cất cánh tấn công IS
Tuyên bố đầy tự tin của ông Jon Greenert trái ngược hoàn toàn với sự thẳng thắn của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ông Leon Panetta khi cho rằng, Mỹ rất dễ sa lầy cuộc chiến chống IS và có thể cuộc chiến này phải kéo dài tới 30 năm.
Kể từ giữa tháng 6/2014, khi các phần tử Hồi giáo của IS tấn công Iraq, Lầu Năm Góc đã chi hơn 1,1 tỉ USD cho chiến dịch chống lại tổ chức khủng bố này, Bộ chỉ huy Trung ương Mỹ cho biết vào hôm 6/10.
Video đang HOT
Hải quân Mỹ đã tiêu tốn 62 triệu USD cho việc sử dụng 185 đầu đạn, bao gồm 47 tên lửa Tomahawk. Không quân Mỹ thậm chí còn chi nhiều hơn vào các loại đạn dược, thả hơn 1.000 quả bom thông minh và tên lửa xuống các mục tiêu.
Các quan chức Mỹ cho biết chiến dịch không kích này ngốn của Mỹ khoảng từ 7 đến 10 triệu USD mỗi ngày. Chi phí leo thang sau khi Mỹ bắt đầu thả bom vào các cứ điểm của IS ở Iraq và Syria từ đầu tháng 8 và mở rộng sang cả Syria và tháng 9. Bản báo cáo này cũng đã được xác nhận bởi Trung tâm Đánh giá chiếc lược và ngân sách – cơ sở nghiên cứu có quan hệ mật thiết với Lầu Năm Góc.
Theo Reuters, mặc dù Mỹ đã phải chi ra rất nhiều tiền và nhận được trợ giúp từ khối liên minh chống khủng bố bao gồm 40 nước, tuy nhiên, điều này vẫn không thể ngăn cản nổi IS tiếp tục bành trướng. Những tay súng IS hiện đang chiếm ưu thế lớn sau khi tấn công bất ngờ vào thị trấn Kobani ở Syria vào ban đêm. Hiện tại, cờ của IS đã được nhìn thấy ở phía đông thị trấn này.
Bom Mỹ tấn công mục tiêu của IS trên đất Syria
Trong một bài phỏng vấn với USA Today, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Leon Panetta cho biết cuộc chiến với IS sẽ cần một thời gian rất dài nữa, có thể là tới 30 năm.
Nhằm làm giảm thiệt hại nhưng lại muốn tiêu diệt nhanh gọn tổ chức IS, Mỹ đã kêu gọi một số đồng minh đưa bộ binh đến Syria và Iraq trong khi chính Mỹ lại khẳng định sẽ không đưa quân đến tham chiến tại đây.
Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest cho biết ông Obama sẽ xem xét khả năng triển khai cố vấn quân sự Mỹ đến hỗ trợ các lực lượng Iraq nếu cần. Tuy nhiên, ông Earnest khẳng định các cố vấn này sẽ không can dự trực tiếp vào chiến dịch chống IS.
Trong khi đó Thổ Nhĩ Kỳ lại &’mạnh miệng’ nhất khi hô hào các nước đưa bộ binh đến Iraq và Syria. Phát biểu khi đang ở thăm một trại tỵ nạn dành cho người Syria ở phía Nam Thổ Nhỹ Kỳ ngày 7/10, Tổng thống Erdogan nhấn mạnh rằng, nỗi sợ hãi sẽ chưa dừng lại chừng nào chưa có sự hợp tác về việc triển khai chiến dịch bộ binh để tiêu diệt IS. Chỉ các cuộc không kích thôi là chưa đủ để đánh gục IS.
Lời kêu gọi của Tổng thống Thổ Nhỹ Kỳ đưa ra trong bối cảnh các tay súng IS ngày càng tiến sâu vào thành phố chiến lược Kobani do người Kurd kiểm soát nằm sát biên giới Thổ Nhỹ Kỳ. Theo các thông tin mới nhất, IS hiện đã kiểm soát ít nhất 3 quận trung tâm và đang không ngừng đánh chiếm các quận còn lại.
Trước khi đưa ra lời hiệu triệu này, đầu tháng 10, Quốc hội Thổ Nhỹ Kỳ đã phê chuẩn quyết định cho phép Chính phủ nước này triển khai lực lượng tấn công IS ở cả Iraq và Syria. Quyết định đồng thời cho phép các binh sỹ nước ngoài được đóng quân và sử dụng các căn cứ trên lãnh thổ của Thổ Nhỹ Kỳ để tiến đánh IS.
Nhiều quyết định đã được thông qua, nhưng người ta chưa thấy bất cứ một nước nào triển khai bộ binh tham gia tấn công IS, và cuộc chiến tiêu diệt IS do Mỹ đứng đầu chắc chắn sẽ còn kéo dài và nó sẽ trở thành cuộc chiến hao tiền tốn của nhất trong lịch sử chiến tranh nước Mỹ.
Theo Đất Việt
IS tháo chạy khỏi Kobane
5 cuộc không kích của Mỹ và liên quân Ả Rập xung quanh TP Kobane - Syria ngày 6 và 7-10 đã phát huy tác dụng khi làm cho Nhà nước Hồi giáo (IS) dừng bước tiến và rút lui khỏi một số khu vực đang diễn ra xung đột với người Kurd.
Lãnh đạo Đảng Thống nhất Dân chủ người Kurd và Syria (PYD) cho biết tình hình đêm 7-10 vẫn rất căng thẳng dù các tay súng IS đã rút lui khỏi một số khu vực phía Đông và rìa phía Tây Nam TP Kobane. Ngay sau đó, họ tập hợp ở phía Đông và rìa phía Nam thị trấn Kobane nhưng vắng bóng ở khu vực phía Tây.
Lực lượng vũ trang người Kurd tên gọi Đơn vị Bảo vệ Nhân dân (YPG) đang phải chịu áp lực lớn trong các cuộc xung đột hạng nặng để bảo vệ dân thường.
IS và lực lượng người Kurd vẫn giằng co xung quanh thị trấn chiến lược Kobane. Ảnh: ARA News
Các cuộc không kích của Mỹ và liên quân Ả Rập xung quanh khu vực Kobane cuối cùng cũng phát huy tác dụng. 5 cuộc tấn công vào IS ngày 6 và 7-10 khiến các tay súng thánh chiến phải chùn bước, không dám xâm nhập sâu hơn vào thành phố chiến lược của người Kurd ở miền Bắc Syria này. Ít nhất 4 xe quân sự của IS bị phá hủy và đã có thương vong được ghi nhận.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, ít nhất 15 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình của người Kurd nhằm phản đối Ankara không hỗ trợ họ chống lại IS, đang hoành hành ở khu vực biên giới. Nhiều lần lấy lý do để không can thiệp quân sự giúp lực lượng người Kurd, Thổ Nhĩ Kỳ hứng chịu nhiều cuộc biểu tình từ đầu tháng 10 ở các tỉnh Diyarbakir, Mardin, Siirt, Mus, Van và Batman.
Người Kurd xô đổ hàng rào ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, đòi gia nhập lực lượng chống IS ở Kobane. Ảnh: EPA
Chính quyền Ankara đã ban hành lệnh giới nghiêm tại các tỉnh kể trên, đóng cửa trường học sau khi cơ sở hạ tầng ở các khu vực này bị đập phá gây hư hại nghiêm trọng. Những người tham gia biểu tình chủ yếu là người ủng hộ Đảng Công nhân người Kurd (PKK), bắt đầu tuần hành hôm 6-10 nhưng sau đó gia tăng thành bạo lực.
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ cũng dùng tới hơi cay và vòi rồng để giải tán người biểu tình ở Istanbul và Ankara.
Trong một nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng biên giới, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhiều lần điện thoại cho thủ tướng và bộ trưởng ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, yêu cầu tìm giải pháp dứt điểm cuộc xung đột. Chính quyền Washington cũng bày tỏ thất vọng về lời bào chữa không can thiệp quân sự của Ankara.
Theo Người Đưa Tin
Nước Mỹ đối mặt với thách thức an ninh mới đầy nguy hiểm Các cuộc không kích tại Iraq, vụ hai nhà báo Mỹ bị hành quyết một cách tàn bạo và dã man... đã phủ bóng đen lên lễ tưởng niệm 13 năm ngày xảy ra vụ tấn công khủng bố 11/9/2001. Sự trỗi dậy và không ngừng lớn mạnh của lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã khiến nước Mỹ phải...