Mỹ tung vũ khí uy lực “dằn mặt” đối thủ khó chơi
Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ vừa công bố loạt bức ảnh chụp những chiếc máy bay ném bom B-52H đầu tiên được điều động đến khu vực Trung Đông trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và “kẻ thù không đội trời chung” Iran đang tiến gần sát đến bờ vực của một cuộc xung đột vũ trang đáng sợ.
Hôm 7/5, quân đội Mỹ thông báo nước này sẽ triển khai các máy bay ném bom B-52 đến bổ sung cho lực lượng quân sự đang đóng tại Trung Đông. Thông báo trên được đưa ra bởi ông Bill Urban – một phát ngôn viên của Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ. Theo lời ông Urban, Tướng Thủy quân lục chiến Kenneth McKenzie – người đứng đầu Bộ Chỉ huy Trung ương của Mỹ, đã yêu cầu bổ sung thêm lực lượng đến cho khu vực Trung Đông để “bảo vệ các lực lượng cũng như lợi ích của Mỹ trong khu vực và ngăn chặn bất kỳ hành động gây hấn nào” sau khi nhận được tin về một mối đe dọa thực sự, tờ Washington Post đưa tin.
“Chúng tôi tiếp tục giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của chính quyền ở Iran, quân đội Iran, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran cũng như tay chân của họ. Chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng để bảo vệ các lực lượng và lợi ích của Mỹ”, ông Bill Urban nhấn mạnh.
4 chiếc máy bay chiến lược B-52 Stratofortress dự kiến sẽ được triển khai đến Trung Đông nhằm đáp trả cái mà Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ miêu tả là “những dấu hiệu của mối đe dọa thực sự từ chính quyền Iran.” Hai trong số các máy bay ném bom hạt nhân đã rời Căn cứ không quân Barksdale ở Louisiana từ 6/5 để đến triển khai ở Căn cứ Không quân Al Udeid Air ở Qatar.
Ngày hôm nay (9/5), Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ đã công bố một loạt bức ảnh chụp những chiếc máy bay ném bom B-52H được bổ sung đến cho lực lượng quân sự ở khu vực Trung Đông.
B-52 là loại máy bay ném bom phản lực hạng nặng do hãng Boeing sản xuất theo đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc để làm nhiệm vụ ném bom hạt nhân trong chiến tranh toàn cầu. B-52 có khả năng mang lượng vũ khí có trọng tải lên tới 18 – 30 tấn bom. Loại máy bay này được trang bị tên lửa hành trình loại AGM-86B để tiến công từ xa với cự ly 2.500 km. Ngoài ra, B-52 còn có thể mang 12-20 tên lửa hành trình ALCM hoặc 8 tên lửa hành trình ACM (tàng hình), 4 pháo 20 mm hoặc một pháo 20 mm 6 nòng. Máy bay ném bom B-52 được mệnh danh là thứ vũ khí linh hoạt nhất trong bộ ba vũ khí chiến lược của Mỹ gồm tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân và máy bay ném bom chiến lược.
Video đang HOT
Bước đi của Mỹ diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Washington và Tehran đang căng thẳng ở mức cao độ. Mỹ đang ra sức gây sức ép quyết liệt và mạnh mẽ đối với Iran sau khi năm ngoái bất ngờ rút khỏi một thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Quan hệ Mỹ-Iran đã đảo chiều từ hòa dịu sang đối đầu kể từ khi ông Trump lên nắm quyền. Chính quyền của Tổng thống Trump áp dụng một lập trường cứng rắn với Iran, khác hẳn với chính sách của chính quyền tiền nhiệm Barack Obama. Ngay khi còn đang tranh cử, ông Trump đã phản đối thỏa thuận hạt nhân giữa Iran với 6 cường quốc. Ông Trump từng tuyên bố trong chiến dịch tranh cử rằng, ông này sẽ xé nát thỏa thuận hạt nhân mà 6 cường quốc ký với Iran năm 2015, miêu tả đó là “thảm họa”, là “thỏa thuận tồi tệ nhất từng được đàm phán từ trước đến nay”. Ông Trump nhấn mạnh, “ưu tiên số 1″ của ông khi lên cầm quyền là hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Quan hệ giữa Mỹ và Iran bắt đầu đổ vỡ thực sự khi Iran tiến hành thử tên lửa đạn đạo hồi đầu năm 2017. Mỹ đã tuyên bố đặt Iran vào “tầm ngắm” đồng thời nhanh chóng tung ra các biện pháp trừng phạt nước Cộng hòa Hồi giáo. Trong diễn biến đẩy tình hình căng thẳng leo thang lên một cấp độ mới, Tổng thống Trump hồi tháng Năm năm ngoái cuối cùng cũng đã “xé toạc” thỏa thuận hạt nhân từng được các cường quốc Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc miêu tả là bước đột phá mang tính lịch sử. Kể từ sau hành động trên của Tổng thống Trump, mối quan hệ giữa Mỹ và Iran xấu đi trầm trọng và làm gia tăng nguy cơ đụng độ quân sự giữa hai nước này.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo ANTD
Nga, Iran đang tạo ảnh hưởng ở Trung Đông đúng luật
Ngoại trưởng Nga đã lấy Iran làm ví dụ về việc Mỹ không thể áp đặt được trật tự thế giới theo cách của họ, đặc biệt với Trung Đông.
Hôm 7/5, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif có cuộc đàm phán tại Moscow. Sau đó, ông Lavrov đã đưa ra những nhận định về vấn đề Iran với toàn bộ khu vực Trung Đông.
Ông Lavrov mở lời: "Mọi điều trên thế giới này đều được kết nối với nhau. Chúng tôi thường xuyên nghe được những tuyên bố của Mỹ về sự cần thiết phải chấm dứt ảnh hưởng của Iran không chỉ ở Syria mà cả khu vực.
Rõ ràng với mọi người rằng điều này là không thực tế. Và tất nhiên, chạy theo chính sách kìm chế ảnh hưởng của Iran tại Trung Đông là một hành động thiếu nghiêm túc và bất bình thường của Washington".
Ngoại trưởng Nga nói thêm: "Bất kỳ quốc gia nào lớn như Iran, Arab Saudi hoặc bất kỳ quốc gia có trọng lượng nào trong khu vực đều quan tâm đến việc tác động ảnh hưởng đến những gì diễn ra xung quanh họ.
Ngoại trưởng Nga Lavrov thân mật với Ngoại trưởng Iran Zarif
Điều quan trọng nhất là cách tạo ảnh hưởng đó phải hợp pháp, minh bạch và phù hợp với các quy chuẩn của luật pháp quốc tế. Sự hiện diện ở Iran, cũng như sự hiện diện của Liên bang Nga tại Cộng hòa Arab Syria là một ví dụ, chúng tôi dựa trên những nguyên tắc quốc tế một cách chính xác".
Ông Lavrov nhấn mạnh tính chính danh, phù hợp với các công ước quốc tế, LHQ công nhận: "Iran, giống như Nga, đã nhận được lời mời của chính phủ hợp pháp Syria. Và Moscow cùng Tehran đang hỗ trợ chính phủ ấy trong cuộc chiến chống lại khủng bố. Tất nhiên, Mỹ sẽ không thể gây áp lực để Iran rút khỏi đây, đó là công chuyện nội bộ và hợp pháp của hai quốc gia có chủ quyền".
Với lời phát biểu này của Ngoại trưởng Sergei Lavrov, Nga đã xác thực hai vấn đề rất khôn khéo: Thứ nhất, Iran, cũng như Nga có mặt ở Syria là hoàn toàn tuân thủ luật pháp quốc tế. Họ có mặt ở đây là do Syria - một quốc gia, một chính thể được Liên Hợp Quốc công nhận mời đến.
Họ đến với nhiệm vụ cùng tham gia vào công cuộc chống khủng bố, phù hợp hoàn toàn với quan điểm chống khủng bố mà Liên Hợp Quốc đặt ra. Các hoạt động quân sự của Iran hay Nga tại Syria không nhằm làm hỗn loạn tình hình và gia tăng bất ổn ở khu vực Trung Đông này.
Thứ hai, qua những lời khẳng định của mình, Nga đã tái khẳng định: người chủ chính thức và duy nhất ở mảnh đất Syria này là chính quyền Syria, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Bashar al-Assad, được chọn từ những lá phiếu của người dân và được Liên Hợp Quốc công nhận về tính hợp pháp.
Binh sĩ Iran huấn luyện chiến đấu cho tân binh Syria tại căn cứ gần Damascus
Như vậy, một chính quyền hợp pháp mời bạn bè quốc tế - là các chính thể từ những quốc gia có chủ quyền đến giúp đỡ vấn đề của nước mình. Nga không phản bác quan điểm Mỹ cáo buộc về việc Moscow hay Tehran đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng ở khu vực Trung Đông.
Tuy nhiên, Nga chỉ làm sáng tỏ vấn đề về việc dù có thực hiện mục đích gia tăng hiện diện, ảnh hưởng địa chính trị ở khu vực thì cả Moscow hay Tehran đều là những người khách lịch sự. Họ đến theo lời mời của nước chủ nhà, giúp Syria chống khủng bố IS.
Ngoại trưởng Nga một lần nữa đã khẳng định: Vị thế của Iran, Nga khi tiếp cận vấn đề Syria hoàn toàn khác với vị thế của Mỹ và những người đồng minh trong liên minh chống khủng bố do Washington tự lập ra. Mỹ đang hiện diện ở Syria như những vị khách không mời.
Và phong cách "tự nhiên" này dường như đã trở thành học thuyết, thành sách lược của Washington. Họ đã lạm dụng quyền lực để phát động cuộc chiến ở Afghanistan, rồi Iraq, Libya và cả Syria trước đây. Còn hiện tại, Washington nấn ná ở lại miền Đông Syria dù đã bị chủ nhà đuổi thắng, và họ cũng đang tìm cách can thiệp vào Venezuela với chính sách như vậy.
Đỗ Tú
Theo Datviet
Bạo lực bùng phát ở Dải Gaza Tình trạng yên tĩnh căng thẳng dọc theo biên giới Dải Gaza trong nhiều tuần lễ đã bị phá vỡ vào cuối tuần rồi. Từ ngày 3 đến 5-5, hơn 430 rốc-két bắn vào lãnh thổ Israel - trong đó hơn 100 quả bị tên lửa phòng không đánh chặn. Israel lập tức đáp trả bằng hàng chục cuộc không kích nhắm vào...