Mỹ tung ‘vũ khí tuần duyên’ đối phó Trung Quốc
Tàu tuần duyên Myrtle Hazard của Mỹ vượt biển xuyên đêm tới quốc đảo Palau để chặn tàu cá Trung Quốc, thu số hải sâm trị giá hàng chục nghìn USD.
Con tàu tuần tra phản ứng nhanh USCGC Myrtle Hazard của tuần duyên Mỹ tiến hành chiến dịch truy bắt này hồi tháng 12/2020, khi xuất phát từ cảng nhà tại đảo Guam, cách Palau hơn 1.200 km, để đối phó với nhóm tàu cá Trung Quốc bị cáo buộc đánh bắt trái phép.
Các thủy thủ tàu Myrtle Hazard thả neo ngoài khơi quốc đảo Palau, lên khám xét các tàu cá Trung Quốc và tịch thu khối lượng lớn hải sâm bị đánh bắt. Đây là một phần trong lĩnh vực hoạt động mới nhất của tuần duyên Mỹ, đó là góp phần đối phó hoạt động ngày càng gia tăng của các lực lượng trên biển Trung Quốc trong khu vực.
Các đội tàu cá Trung Quốc gần đây phối hợp cùng hải cảnh và hải quân để tăng cường hiện diện của nước này ở Biển Đông, thậm chí “hạm đội hỗn hợp” đó ngày càng xuất hiện thường xuyên hơn ở khu vực phía nam và trung tâm Thái Bình Dương.
Tàu cá của Trung Quốc “phô diễn lực lượng” quanh các quốc đảo như Kiribati và Tuvalu, nơi có ngư trường cá ngừ dồi dào bậc nhất thế giới. Hải quân Trung Quốc cũng nhiều lần hiện diện trong khu vực, bao gồm cử tàu chiến thăm cảng Australia năm 2019 và tàu bệnh viện Hòa bình Phương chu (Đại Sơn Đảo) thăm Fiji năm 2018.
Để đối phó, tuần duyên Mỹ đang tăng cường hoạt động trong khu vực. Trong vài tháng qua, tuần duyên Mỹ điều hai tàu tuần tra tiên tiến nhất đến đảo Guam và một tàu khác dự kiến đến đây sau vài tháng nữa. Mỹ cũng lần đầu cử tùy viên tuần duyên tới đại sứ quán ở thủ đô Canberra của Australia, một tùy viên tuần duyên khác sẽ tới Singapore vào năm 2022.
Tàu tuần duyên USCGC Myrtle Hazard cập cảng Apra trên đảo Guam tháng 9/2020. Ảnh: USCG .
Tuần duyên Mỹ đang dần tăng cường hoạt động tại khu vực tây Thái Bình Dương và gần bờ biển Trung Quốc. Các tàu tuần duyên Mỹ trong năm 2019 tới khu vực trên để phối hợp với Hạm đội 7 trong hơn 10 tháng.
Tàu tuần duyên USCGC Bertholf và khu trục hạm USS Curtis Wilbur hồi tháng 3/2019 đi qua eo biển Đài Loan nhằm thể hiện “thông điệp thách thức” đối với Bắc Kinh.
“Tất cả những thay đổi này đi kèm với Chiến lược Quốc phòng mới của Mỹ”, Lyle Morris, chuyên gia về chính sách cấp cao của hãng phân tích Rand, nhắc đến tài liệu năm 2018 của Lầu Năm Góc. “Chuyển biến lớn nhất là tuần duyên Mỹ thể hiện công khai hơn vai trò của mình trong cuộc cạnh tranh siêu cường với Trung Quốc”.
Lực lượng tuần duyên Mỹ thuộc quyền quản lý của Bộ An ninh Nội địa, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ hành pháp trên biển, song đôi khi họ hỗ trợ hải quân nước này. Các hoạt động phối hợp với Lầu Năm Góc của tuần duyên Mỹ gần đây ngày càng tăng.
Video đang HOT
Dữ liệu của chính phủ Mỹ cho biết các tàu tuần duyên hỗ trợ Lầu Năm Góc tới 326 ngày trong năm 2019, vượt xa mức trung bình 50-100 ngày trong giai đoạn 2014-2018. Tất cả hoạt động triển khai của tuần duyên Mỹ trong năm 2019 đều ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Bộ Quốc phòng Mỹ gần đây phát tín hiệu về sự cần thiết tập trung nguồn lực nhiều hơn vào khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin hồi đầu tuần bắt đầu chuyến công du nước ngoài đầu tiên với điểm đến là Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ, các đồng minh và đối tác của Mỹ tại khu vực.
Mỹ cùng các đồng minh như Pháp và Australia lo ngại Trung Quốc sau khi “tạo bàn đạp” tại Biển Đông sẽ tiến xa hơn tới các ngư trường chưa bị khai thác cạn kiệt, đồng thời mở rộng vị thế chiến lược của mình. Các tàu tuần duyên Mỹ, thay vì tàu chiến, được triển khai để đối phó với những hoạt động đó của Trung Quốc để tránh nguy cơ xảy ra sự cố quân sự.
“Việc cử tuần duyên tới khu vực để huấn luyện các đối tác của chúng tôi mang nhiều ý nghĩa”, hạ nghị sĩ Seth Moulton, thành viên Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ, cho biết. “Họ có thể làm việc mà không đối mặt rủi ro phức tạp như hải quân khi thực hiện công việc tương tự”.
Tàu tuần duyên USCGC Bertholf tham gia tập trận RIMPAC tháng 7/2018. Ảnh: US Navy .
Phần lớn hoạt động thực thi pháp luật của tuần duyên Mỹ ở Thái Bình Dương liên quan đến các đội tàu cá của Trung Quốc, đóng vai trò “hạm đội thăm dò” của nước này. Trong chiến dịch hồi tháng 12/2020, tuần duyên Mỹ phối hợp với giới chức Palau đã bắt 7 tàu cá của Trung Quốc với cáo buộc đánh bắt trộm hải sâm.
Palau, Micronesia và quần đảo Marshall là các quốc gia tham gia Hiệp ước Liên kết Tự do với Mỹ. Theo hiệp ước, Mỹ có toàn quyền và chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh quốc phòng cho ba nước này.
Đại tá Christopher Chase, chỉ huy tuần duyên Mỹ tại khu vực Guam, cho biết các tàu của lực lượng này tăng cường khả năng đảm bảo an ninh và ổn định của Mỹ trong khu vực. Mỹ đang đầu tư hơn 19 tỷ USD vào 8 tàu tuần duyên tầm xa, 25 tàu tuần duyên ven biển và 58 tàu tuần duyên phản ứng nhanh.
Nếu kế hoạch diễn ra suôn sẻ, ít nhất 8 trong số các tàu tuần duyên này sẽ được triển khai để ứng phó với Trung Quốc trong năm 2021. Tuần duyên Mỹ cũng đang nghiên cứu việc điều một tàu tới đóng quân tại Samoa thuộc Mỹ, vùng lãnh thổ ở trung tâm Thái Bình Dương.
Các tàu tuần duyên tầm xa mới thuộc lớp Legend của Mỹ có lượng giãn nước 4.500 tấn, dài 127 m, tốc độ tối đa 52 km/h với tầm hoạt động lên đến 22.000 km.
Tàu tuần duyên lớp Legend có thể hoạt động trong điều kiện không thuận lợi, được trang bị một pháo hải quân 57 mm, một tổ hợp phòng thủ tầm cực gần Phalanx Block 1B, 4 cụm đại liên M2 12,7 mm, hai cụm trung liên M240B 7,62 mm cùng sàn đáp trực thăng.
Lực lượng tuần duyên Mỹ dự kiến làm việc với các quốc gia trong khu vực Thái Bình Dương và Đông Nam Á trong các nhiệm vụ như xây dựng quan hệ, hoặc các hoạt động như sửa chữa tàu, đào tạo thủy thủ và thay thế thiết bị.
Hải cảnh Trung Quốc, lực lượng cảnh sát biển lớn nhất thế giới, thường hộ tống các đội tàu cá trên Biển Đông và nhiều lần bị cáo buộc quấy rối tàu nước khác thăm dò dầu khí hoặc hoạt động thương mại trong khu vực.
Tàu tuần duyên Mỹ USCGC Bertholf (trái) diễn tập cùng tàu cảnh sát biển Philippines BRP Batangas (giữa) và BRP Kalanggaman (phải) tháng 5/2019. Ảnh: USCG .
Tàu tuần duyên Mỹ USCGC Bertholf hồi tháng 5/2019 diễn tập với tàu cảnh sát biển Philippines BRP Batangas tại bãi cạn Scarborough tranh chấp với Trung Quốc. Một tàu hải cảnh Trung Quốc theo dõi tàu Mỹ và Philippines suốt cuộc diễn tập.
“Họ trở nên quyết liệt hơn và có hành động thách thức khi chúng tôi đến gần bãi cạn Scarborough”, trung tá Gary Gimotea, hạm trưởng Batangas, nói về các tàu hải cảnh Trung Quốc mà lực lượng cảnh sát biển Philippines thường chạm trán khi tuần tra. “Thật yên tâm khi có tàu Mỹ tham gia cuộc diễn tập này”.
Phó đô đốc Linda Fagan, chỉ huy tuần duyên Mỹ ở Thái Bình Dương, cho biết Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cùng một số nước trong khu vực muốn thấy lực lượng này xuất hiện thường xuyên hơn ở Biển Đông. Fagan nói tuần duyên Mỹ đang xem xét khả năng tăng cường hoạt động ở khu vực.
“Việc tuần duyên Mỹ có quy mô nhỏ hơn song nhanh nhẹn và linh hoạt hơn hải quân được các đối tác của chúng tôi nhìn nhận một cách tích cực”, phó đô đốc Fagan nói.
Mỹ tính triển khai tuần duyên đối phó tàu Trung Quốc Cháy tàu tuần tra 700 triệu USD của Mỹ Tuần duyên Mỹ chỉ trích dân quân biển Trung Quốc Tuần duyên Mỹ nổ súng đuổi cá mập Tuần duyên Mỹ cam kết hợp tác lâu dài, mạnh mẽ với Việt Nam 16
Mỹ muốn thách thức đội tàu cá TQ ở Biển Đông, vì sao ASEAN lại lo lắng?
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ tháng trước tuyên bố Lực lượng Tuần duyên Mỹ (USCG) sẽ triển khai các tàu phản ứng nhanh thế hệ mới nhất tới khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương để giám sát và thách thức hoạt động đánh bắt trái phép của đội tàu cá Trung Quốc.
Giới chức Indonesia cho nổ tung tàu cá nước ngoài bị bắt giữ vì đánh bắt trái phép ở vùng biển nước này. Ảnh: EPA
Hãng SCMP hôm 20/11 đưa tin, một số nhà phân tích nhận định, các động thái gần đây của Washington nhằm hạn chế tình trạng đánh bắt trái phép, không được kiểm soát và không khai báo (IUU) của đội tàu cá Trung Quốc, thông qua sự hiện diện hàng hải mạnh mẽ hơn ở châu Á, được nhiều nước hoan nghênh.
Tuy nhiên, cũng xuất hiện lo ngại từ các nước thuộc Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi họ không muốn quân sự hóa việc thực thi pháp luật vì có thể châm ngòi cho các xung đột lớn hơn ở các vùng biển tranh chấp thuộc Biển Đông, theo các nhà phân tích.
Gilang Kembara, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Indonesia, cho biết Jakarta sẽ không hoan nghênh cách tiếp cận quân sự hóa của Mỹ nhằm kiềm chế hoạt động đánh bắt trái phép IUU.
"Tôi nghĩ sẽ là một điều tốt nếu Mỹ đề nghị Indonesia hợp tác với lực lượng tuần duyên của họ, vì đánh bắt IUU là một hoạt động trái phép và chúng tôi cần thực thi pháp luật để chống lại các hoạt động này.
Tuy nhiên, nếu Mỹ đề nghị Indonesia hợp tác với lực lượng Hải quân Mỹ, lúc này, vấn đề lại liên quan tới quân sự. Và cách tiếp cận này bị thổi phồng quá mức vì tôi không nghĩ hoạt động đánh bắt trái phép IUU là mối đe dọa hiện hữu với một quốc gia", ông Kembara nhận định.
Jay L. Batongbacal, giám đốc Viện các vấn đề Hàng hải và Luật biển của Đại học Philippines, cho rằng Philippines dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte cũng sẽ không hoan nghênh việc thực thi pháp luật chung với Mỹ.
"Nhưng Manila có thể sẽ hài lòng với việc chia sẻ thông tin về các hoạt động trên biển, và ít nhất trong 2-3 năm qua, chính phủ và đặc biệt là Cục Thủy sản, đã tận dụng triệt để thông tin có sẵn từ Mỹ về các hoạt động đánh bắt cá của nước ngoài ở vùng đặc quyền kinh tế của Philippines (EEZ)", ông Batongbacal nói.
Bình luận của các chuyên gia được đưa ra sau tuyên bố của Cố vấn An ninh Mỹ, Robert O'Brien, hồi tháng trước, nói rằng USCG sẽ triển khai các tàu phản ứng nhanh thế hệ mới nhất tới khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương để giám sát và thách thức hoạt động đánh bắt trái phép của đội tàu cá Trung Quốc.
Đầu tuần này, David Feith, phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, phụ trách chính sách an ninh và các vấn đề đa phương tại Văn phòng Các vấn đề châu Á và Thái Bình Dương, chia sẻ với các phóng viên rằng, Washington sẽ mở rộng số lượng các thỏa thuận "cho thuê tàu" mà USCG đã có với các quốc gia ở Thái Bình Dương và giúp họ đối phó "các hành vi gây hấn" của Bắc Kinh trên biển.
Theo thỏa thuận "cho thuê tàu", cơ quan chức năng của một nước được phép lên tàu hoặc máy bay thực thi pháp luật của nước khác khi họ đang tuần tra.
"Ở một số khu vực, ví dụ như Bắc Thái Bình Dương, các đội tàu cá không có quốc tịch nhưng lại có các đặc điểm của tàu cá Trung Quốc. Ngoài ra, lực lượng dân quân hàng hải của Trung Quốc, ước tính bao gồm 3.000 tàu, chủ động thực hiện nhiều hành vi gây hấn trên biển và vùng biển thuộc chủ quyền của các quốc gia khác, ép buộc cũng như đe dọa các ngư dân được đánh bắt hợp pháp", ông Feith nói.
Tuần duyên Mỹ chỉ trích dân quân biển Trung Quốc Tuần duyên Mỹ cáo buộc Trung Quốc triển khai hàng nghìn tàu dân quân biển để gây hấn và thực thi yêu sách chủ quyền phi pháp. "Lực lượng dân quân biển Trung Quốc, ước tính có hơn 3.000 tàu, đang chủ động thực hiện những hành động hung hăng trên đại dương và vùng biển chủ quyền của các nước khác, nhằm...