Mỹ tung vũ khí chết người nào trong cuộc chiến với Nga?
Một tổ chức tư vấn hàng đầu được sáng lập bởi “bố già” của phe tân bảo thủ Mỹ Irving Kristol – cha của “kiến trúc sư” của cuộc chiến tranh Iraq Bill Kristol, đang gây sốt khi nói về những “vũ khí chết người” mà Mỹ có thể tung ra trong dự án tiếp theo của phe diều hâu ưa thích chiến tranh – cuộc chiến chống lại Nga.
Máy bay ném bom B-2
Trong một bài viết của Trung Tâm Lợi ích Quốc gia (Center for the National Interest) – một tổ chức tư vấn của những nhân vật diều hâu Mỹ, giới chuyên gia của tổ chức này cho rằng cuộc chiến giữa Nga và Mỹ là không thể tránh khỏi và họ đã bắt đầu lên kế hoạch cho cuộc chiến tranh bằng việc đề cập đến những vũ khí chết người mà Mỹ có thể tung ra trong cuộc chiến này.
“Giữa cuộc xung đột không lối thoát ở Ukraine, cuộc khủng hoảng ở Syria và giờ là những cáo buộc về việc Nga đang tấn công mạng nhằm vào Mỹ, mối quan hệ giữa Moscow và Washington đang ở mức thấp nhất kể từ những ngày đen tối nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh”, tờ The National Interest – tạp chí của Trung tâm Lợi ích Quốc gia, nhận định.
Dự đoán về khả năng xảy ra “một kiểu xung đột công khai nhất định nào đó” giữa Nga và Mỹ, bài viết trên tạp chí The National Interest đã thận trọng bác bỏ ý tưởng về việc họ sẽ công khai cổ súy cho một cuộc xâm nhập quân sự.
“Trong khi không ai chắc chắn dám mong chờ một cuộc chiến như vậy xảy ra thì việc đánh giá vũ khí của Nga và Mỹ là điều quan trọng”, bài xã luận của the National Interest cho hay.
Bài báo trên bắt đầu bằng việc nhắc đến chiếc chiến đấu cơ Sukhoi Su-35 Flanker-E của Nga, miêu tả đó là “loại máy bay chiến đấu hoạt động tốt nhất mà Nga chế tạo được cho đến nay”, nhấn mạnh đến năng lực hoạt động trên cao và tốc độ ấn tượng” cùng với khả năng hoạt động linh hoạt tối tân nhờ vào véc tơ lực đẩy 3-d của nó.
Video đang HOT
Trung tâm Lợi ích Quốc gia cũng tỏ ra quan ngại về sức mạnh của chiếc tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân lớp Amur của Nga, xe tăng thiện chiến T-90, tên lửa đối hạm siêu thanh BrahMos, và tàu ngầm Type 53-65. Đây là những vũ khí có thể gây ra mối đe dọa đối với những chiến hạm nổi của Hải quân Mỹ.
Để so sánh với những vũ khí nói trên của Nga, Trung tâm Lợi ích Quốc gia của Mỹ đưa ra danh sách những vũ khí hàng đầu của Mỹ gồm chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm F-22 Raptor (họ chắc không dám tự tin với loại chiến đấu cơ F-35), một số hệ thống tên lửa phòng không, tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Ohio (SSBN), và máy bay ném bom B-2. Đồng thời, tổ chức tư vấn của Mỹ tin rằng, “các đồng minh của Mỹ” sẽ là vũ khí nguy hiểm thứ năm sau 4 loại vũ khí kể trên.
F-22 là niềm tự hào của người Mỹ bởi nó là chiếc máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 duy nhất của thế giới được đưa vào hoạt động cho đến thời điểm này và nó cũng là thứ vũ khí đáng gờm đối với bất kỳ quốc gia nào muốn đối đầu với Mỹ. F-22 luôn đứng đầu trong danh sách những chiếc máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới.
F-22 được xem là loại máy bay chiến đấu tinh vi nhất thế giới với khả năng có một không hai là thực hiện sứ mệnh tham chiến không đối không, không đối đất cùng một thời điểm mà gần như không bị hề hấn gì. F-22 Raptor đạt chuẩn chưa từng có về khả năng sống sót ngay cả khi phải đối mặt với hàng loạt mối đe dọa lớn, tinh vi từ trên không lẫn dưới đất.
Ngoài nhiệm vụ chiến đấu, F-22 còn có khả năng thực hiện xuất sắc một loạt nhiệm vụ gồm thu thập tin tình báo, do thám, trinh sát và tấn công điện tử. Để đảm bảo tàng hình trước radar đối phương, F-22 giấu kín tên lửa và bom vào khoang trong.
Trong khi đó, tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio là biểu tượng đầy uy lực và là tàu ngầm lớn nhất trong hạm đội của Mỹ. Ohio có nhiệm vụ ngăn chặn các mối đe dọa và nó thường xuyên hoạt động ngoài biển. Ohio có chiều dài gần bằng 2 sân bóng đá và cao bằng 2 tòa nhà 4 tầng, đủ chỗ để chứa 24 tên lửa hạt nhân và 160 thủy thủ trong hành trình dài ngày.
Tàu ngầm Ohio là nền tảng của lực lượng tấn công hạt nhân chiến lược Mỹ và thực hiện nhiệm vụ liên tục tới 60% thời gian ở ngoài biển.
Máy bay ném bom chiến lược cánh dơi B-2 Spirit là một trong những máy bay nổi tiếng nhất thế giới và là một trong những loại máy bay có sức hủy diệt kinh khủng nhất.
B-2 Spirit do tập đoàn Northrop Grumman phát triển từ những năm 1980 nhằm đối phó với Liên Xô. B-2 Spirit có khả năng oanh tạc mục tiêu bằng cả bom thông thường và bom hạt nhân. Điểm đáng sợ của B-2 chính là khả năng tàng hình siêu việt, cho phép máy bay này thâm nhập mọi hệ thống phòng không tinh vi và dày đặc của đối phương.
B-2 được cho là máy bay quân sự đắt nhất thế giới vì nó có chi phí sản xuất ước tính lên tới hơn 2 tỷ USD/1 chiếc. Máy bay ném bom chiến lược này có kiểu dáng như một con dơi khổng lồ.
B-2 Spirit có tầm hoạt động lên tới gần 10.000 km. Nó có thể chuyên chở đến 21 quả bom hạt nhân B61, hoặc 16 quả bom hạt nhân B83, hoặc 80 trái bom Mk 82 có trọng lượng 227 kg.
Nói đến B-2 Spirit, ngoài kiểu dáng độc đáo, khác hẳn với những loại máy bay ném bom thông thường, chúng ta không thể không nhắc đến lớp vỏ tàng hình với tính năng chống radar nổi tiếng của nó.
Lớp vỏ này khiến B-2 Spirit có khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ hiện đại nhất của đối phương và tiến hành oanh tạc các mục tiêu. Lớp vỏ ấy có tác dụng làm giảm cường độ các tín hiệu âm thanh, hồng ngoại, điện từ, quang học và sóng radar, qua đó gây khó khăn cho các hệ thống phòng thủ trong việc phát hiện, theo dõi và tiêu diệt máy bay.
Ngoài ra, chính thiết kế sải cánh ngang bè khác thường và các chất liệu tổng hợp đặc biệt của B-2 cũng góp phần vào việc tăng khả năng tàng hình của nó. Động cơ của B-2 được đặt ngay trong cánh của máy bay để giấu vị trí các cánh quạt hút cũng như ống xả. Sự kết hợp giữa công nghệ chống radar, thiết kế khí động học và trọng tải lớn đã giúp B-2 Spirit có nhiều ưu thế vượt trội so với các mẫu máy bay ném bom trước đó.
Với thiết kế độc đáo của mình, B-2 Spirit không chỉ là một vũ khí chiến tranh “khiến mọi đối thủ khiếp sợ” mà còn là một tác phẩm nghệ thuật thực thụ. Nó còn được mệnh danh là “bóng ma trên bầu trời”.
Theo Vnmedia
Mỹ phát triển máy bay tiếp dầu cho tiêm kích tàng hình
Không quân Mỹ lên kế hoạch phát triển máy bay tiếp dầu có khả năng tàng hình để tiếp nhiên liệu trên không cho các tiêm kích thế hệ 5 như F-35, F-22.
Tiêm kích tàng hình F-35 được tiếp dầu trên không. Ảnh: AFP
Máy bay tiếp dầu tương lai của không quân Mỹ dự kiến mang tên KC-Z, có khả năng hoạt động cùng các tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 như F-22, F-35 xâm nhập vào sâu trong lãnh thổ đối phương, theo Defense News.
Theo tướng Carlton Everhart, tư lệnh Bộ chỉ huy lực lượng cơ động thuộc không quân Mỹ, tất cả các máy bay tiếp dầu trên thế giới hiện nay đều được sản xuất dựa trên thiết kế máy bay chở khách cỡ lớn, không có khả năng tàng hình trước radar đối phương.
Bởi vậy khi tham chiến, máy bay tiếp dầu phải hoạt động xa lãnh thổ của đối phương, không thể tiếp nhiên liệu cho các tiêm kích tàng hình thực hiện nhiệm vụ thọc sâu.
Máy bay tiếp dầu mới KC-Z sẽ được thiết kế để tăng tối đa khả năng tàng hình, có khả năng vượt qua lưới lửa phòng không trong môi trường chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực của đối phương.
Để vượt qua thách thức lớn nhất là tạo ra khả năng tàng hình trước sóng radar, KC-Z có thể sử dụng thiết kế thân cánh (cánh và thân hợp làm một) hoặc cánh bay tương tự như máy bay ném bom B-2. Chiếc máy bay này cũng phải đáp ứng yêu cầu quan trọng nhất là đơn giản hóa và tự động hóa quá trình tiếp liệu trên không cho tiêm kích tàng hình.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Siêu cơ "bóng ma" B-2 đã tới Guam, Trung Quốc "run lập cập" Máy bay ném bom B-2 "bóng ma" của Không lực Mỹ đã bắt đầu các hoạt động huấn luyện tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sau khi được triển khai tới căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam, Không quân Mỹ bắt đầu triển khai các hoạt động huấn luyện máy bay ném bom B-2 Spirit tại khu vực...