Mỹ từng vô tình bắn… nắp cống lên vũ trụ?
Vào ngày 4.10.1957, vệ tinh Sputnik 1 được Liên Xô phóng lên không gian – đánh dấu cuộc “chạy đua vũ trụ” giữa nước này và Mỹ. Thế nhưng theo các giai thoại được kể lại, dường như Mỹ mới là người “nhanh chân” hơn khi đã từng phóng… nắp cống lên vũ trụ trước đó.
Vào ngày 26.7.1957, các nhà khoa học Mỹ đã thực hiện vụ thử hạt nhân dưới lòng đất lần đầu tiên có tên Pascal-A. Sức công phá của vũ nổ mạnh gấp 50.000 lần so với dự tính, thổi tung chiếc hố sâu 152 mét và phá hủy lớp bê tông dày 1,5 mét ở trên cùng vốn dùng để hạn chế sức tàn phá.
Hai ngày sau đó, họ thử lại với 1 quả bom có sức công phá mạnh hơn 6 lần và cùng với 1 lớp bê tông nặng 2 tấn. Khác với lần trước, trong cuộc thử nghiệm thứ 2 này, một chiếc nắp cống được đặt lên trên miệng hố.
Một vụ thử hạt nhân dưới lòng đất của Mỹ
Video đang HOT
Ban đầu, các nhà khoa học dự đoán sức nóng và áp suất của vụ nổ sẽ khiến chiếc nắp cống này bốc hơi hoàn toàn. Thế nhưng, trái ngược lại, khi quả bom hạt nhân được kích nổ, áp suất khổng lồ đã… bắn tung chiếc nắp công dày 10 cm, nặng gần 227 kg này lên không trung. Kinh ngạc hơn, chiếc máy quay tốc độ cao dùng trong cuộc thí nghiếm – vốn có thể ghi 1 khung hình/ mi-li giây – cũng chỉ có thể “bắt” được đúng 1 khung hình có chứa chiếc nắp cống.
Tiến sĩ Robert Brownlee – người thiết kế cuộc thử nghiệm – cho rằng khó có thể biết chuyện gì xảy ra với chiếc nắp cống. Tuy nhiên, ông nhận định rằng chiếc nắp này có thể đã đạt tốc độ gấp 6 lần vận tốc cần thiết để thắng lực hút của Trái Đất (tức là 67,2 km/h). Một cuộc nghiên cứu khác vào thời gian sau cho rằng vận tốc chiếc nắp đạt được là khoảng 56 km/h. Trong khi đó, vận tốc lớn nhất mà con người đạt được là 70,2 km/h với vệ tinh Helios 2.
Vệ tinh Sputnik 1 của Liên Xô đã bị một chiếc nắp cống “qua mặt”?
Do chiếc nắp cống “may mắn” này không bao giờ được tìm thấy, những thông tin cũng như giai thoại về việc sẽ không bao giờ được kiểm chứng. Tuy nhiên, nếu tính toán của các nhà nghiên cứu là chính xác và chiếc nắp cống không bị nghiền nát bởi áp lực khổng lồ của vụ nổ, đây sẽ là vật thể nhân tạo đầu tiên bay lên vũ trụ, đồng thời là vật thể nhanh thứ 3 mà con người từng biết.
Theo Danviet
Đàm phán liên Triều vừa kết thúc, Triều Tiên bị nghi sắp thử bom hạt nhân
Các ảnh vệ tinh gần đây của Mỹ cho thấy, Triều Tiên dường như đang tiến hành các hoạt động đào hầm ở phía tây bãi thử Punggye-ri và có thể nhằm chuẩn bị cho vụ thử hạt nhân lần 7.
Các hoạt động đào hầm đang tích cực diễn ra tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên. (Ảnh: 38North)
Trang mạng 38North của Viện nghiên cứu Mỹ-Triều thuộc Đại học John Hopkins có trụ sở tại Washington (Mỹ), cho biết ngày 11/1 rằng các ảnh chụp vệ tinh gần đây ở bãi thử Punggye-ri của Triều Tiên cho thấy hoạt động đào hầm đáng kể ở cửa hầm phía tây kể từ tháng 12/2017.
"Cổng phía bắc, nơi tiến hành 5 vụ thử hạt nhân gần đây, vẫn không hoạt động. Tuy nhiên việc đào hầm đã được tăng cường ở cổng phía tây", 38North cho biết. Cũng theo nguồn tin này, các xe goòng và nhân lực liên tục có mặt tại đây và có ngày càng nhiều đất đá được đưa ra ngoài.
Theo 38North, vào ngày 28/12/2017, có khoảng 120 người xuất hiện ở 7 vị trí khác nhau ở phía nam bãi thử Punggye-ri, song không rõ nhằm mục đích gì.
"Những hoạt động này cho thấy Triều Tiên tiếp tục củng cố Punggye-ri để sẵn sàng cho các vụ thử hạt nhân trong tương lai", 38North nhận định.
Những bình luận trên được đưa ra không lâu sau khi Triều Tiên và Hàn Quốc kết thúc tốt đẹp đàm phán cấp cao đầu tiên trong hơn 2 năm. Hai bên đã nhất trí đàm phán quân sự để giảm căng thẳng, Triều Tiên cũng nhất trí cử đoàn tham dự Thế vận hội mùa đông ở Seoul. Đổi lại, Hàn Quốc cho biết cân nhắc tạm dỡ trừng phạt với Triều Tiên.
Cuộc hội đàm đã nhận được sự hoan nghênh của quốc tế, trong đó có Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn tỏ ra hoài nghi về hiệu quả thực sự của cuộc hội đàm này vì cho rằng Bình Nhưỡng có thể đang có một kế hoạch bí mật nào đó.
Minh Phương
Theo Dantri
Mỹ dọa lập 'danh sách đen' các nước chống lại Washington Các chuyên gia khuyến cáo nhiều khả năng Mỹ sẽ lập "danh sách đen" những quốc gia bỏ phiếu ủng hộ ĐHĐ LHQ, và có những biện pháp đáp trả cứng rắn bằng các hành động cô lập, trừng phạt và cắt viện trợ. Ảnh: EuroNews Nghị quyết của ĐHĐ LHQ về Jerusalem Ngày 21/12, ĐHĐ LHQ đã tiến hành phiên họp đặc...