Mỹ từng tung đặc nhiệm giải cứu nhà báo James Foley
Vài giờ sau vụ nhà báo Mỹ James Foley bị một tay súng của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở bắc Iraq cắt đứt đầu trong một đoạn video, chính phủ Mỹ ngày 20.8 giải thích: họ từng cử đội quân đặc nhiệm để giải cứu Foley cùng các con tin Mỹ khác hồi đầu tháng 7 này, nhưng bất thành.
Các quan chức cấp cao giải thích “đó là một chiến dịch phức tạp”, hàng chục lính biệt kích nhảy dù xuống một vùng hẻo lánh ở Syria, nơi mà các cơ quan tình báo Mỹ tin rằng có nhiều con tin bị IS giam giữ.
Các quan chức này nói họ tin đã có nhiều tên khủng bố đã bị giết trong chiến dịch giải cứu này. Nhưng khi nhóm đặc nhiệm đến hiện trường, không có các con tin ở đó.
Các quan chức nói các chiến binh đã đấu súng với bọn khủng bố, một lính Mỹ bị thương nhẹ, còn một trong các máy bay Mỹ bị trúng đạn.
Toàn bộ đội biệt kích đều rút về an toàn.
Các quan chức từ chối cho biết số con tin họ tính giải cứu, cũng không cung cấp tên của những con tin này.
Video đang HOT
Họ giải thích quyết định công bố thông tin về vụ giải cứu này, vì một số cơ quan truyền thông sắp công bố chiến dịch này. Còn trước đó, họ giữ bí mật về chiến dịch trong nhiều tuần, nhằm “chuẩn bị cơ hội trong tương lai” để thực hiện một chiến dịch giải cứu khác.
Các quan chức không cho biết nơi diễn ra vụ giải cứu bất thành, nhưng lưu ý rằng nếu xảy ra ở trong hoặc gần một vùng đông dân cư thì rất có thể bị lộ.
Họ cũng từ chối mô tả địa bàn, chỉ nói bọn khủng bố không hề biết đó là một nỗ lực bất thành, và nói nếu nói chính xác địa điểm thì sẽ mất đi yếu tố bất nhờ.
Các quan chức xác nhận: họ không biết nhóm con tin có ở địa bàn mà giới tình báo đã chỉ, và không biết liệu nhóm con tin đã bị chuyển chỗ trước khi nhóm lính Mỹ đến.
Một quan chức nói: “Sự thật là chúng tôi không biết. Khi chúng tôi đến, họ không còn ở đó. Chúng tôi không biết vì sao”.
Các quan chức nói sau khi có thông tin tình báo gợi ý một vị trí có thể đang nhốt giữ các con tin, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký lệnh cho phép thực hiện cuộc giải cứu, gồm quân của nhiều binh chủng Mỹ, như 20 quân Lực lược đặc biệt đã từ trực thăng nhảy dù xuống địa bàn, được hỗ trợ bằng các trực thăng bay phía trên cùng một máy bay cánh cố định.
Một quan chức nói: “Chúng tôi tin rằng nhiều tên IS đã bị bắn chết trong chiến dịch này”.
Các quan chức nói tin tình báo không là “môn khoa học chính xác”, nhưng chính quyền không bao giờ ngưng tìm thông tin về số con tin.
Họ cũng luôn giữ liên lạc với gia đình có những người Mỹ bị bắt làm con tin, và thông báo về các nỗ lực tìm cứu các con tin.
Trong tuyên bố của Nhà Trắng về vụ giải cứu, bà Lisa Monaco, trợ lý về an ninh nội địa và chống khủng bố của Tổng thống Obama nói: “Tổng thống cho phép hành động, vì hội đồng an ninh quốc gia nhận định từng ngày các con tin nằm trong vòng kềm tỏa của IS đều là những ngày nguy hiểm”.
Bà nói: “Chính phủ Mỹ tin vào các tin tình báo, và khi có cơ hội, Tổng thống liền lệnh cho Bộ Quốc phòng tích cực bảo vệ các công dân Mỹ”.
Theo Một Thế Giới
Phiến quân Hồi giáo từng đòi 100 triệu USD cho mạng sống nhà báo bị chặt đầu
Nhà báo người Mỹ James Foley đã bị chặt đầu sau khi lập kế hoạch trốn thoát và cha mẹ của anh cũng bị phiến quân Hồi giáo đe dọa sắp bị thi hành án.
Phiến quân Hồi giáo từng đòi 100 triệu USD cho mạng sống nhà báo bị chặt đầu
Theo những thông tin tờ New York Times có được, nhóm phiến quân Hồi giáo đã đòi phía Mỹ trả 100 triệu USD để đổi mạng sống của nhà báo James Foley. Tuy vậy, Mỹ không giống các nước Tây Âu trả hàng triệu USD để các nhóm phiến quân tha mạng cho công dân của mình. Mỹ đã từ chối trả tiền.
Trang tin ABC của Mỹ cho biết James Foley đã bị trừng phạt vì những nỗ lực để trốn thoát của mình. Trang tin này cũng cho biết thêm cả 2 kế hoạch trốn chạy của James và kế hoạch giải cứu của Mỹ đều thất bại. Đó là lý do James bị giết.
Người đứng đầu tổ chức cảnh sát quốc tế Interpol đã lên án mạnh mẽ vụ chặt đầu nhà báo James Foley và kêu gọi cần phải có những biện pháp mạnh mẽ để giải quyết các mối đe dọa từ những nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan. Ông cho biết: &'Việc giết hại dã man James Foley là quá độc ác và không thể chấp nhận'.
Theo Xahoi
Tận cùng của sự bạo tàn Hình ảnh video do các tay súng thuộc "Nhà nước Hồi giáo" (IS) phát tán cảnh hành hình chặt đầu phóng viên người Mỹ James Foley đã gây chấn động thế giới về tổ chức Hồi giáo cực đoan khét tiếng bạo tàn này. Cảnh trong video hành hình nhà báo Mỹ James Foley do các tay súng IS phát tán trên mạng...