Mỹ từng lỡ cơ hội diệt bin Laden trước vụ khủng bố 11/9
Phi công Mỹ Scott Swanson tiết lộ anh từng thấy trùm khủng bố Osama bin Laden ngay trước mắt mà không thể bắn hạ vì máy bay lúc đó không có vũ khí.
Phi công Scott Swanson tiếc nuối vì bỏ lỡ cơ hội diệt bin Laden trước sự kiện 11/9. Ảnh: Breaking Defense
Hồi tháng 9/2000, Swanson đang điều khiển chiếc máy bay không người lái Predator thì một người đàn ông được cho là bin Laden xuất hiện.
“Tôi đang theo dõi máy bay qua trại huấn luyện Tarnak Farms, một khu gồm các tòa nhà lộn xộn có tường đất bên ngoài Kandahar, Afghanistan, chúng tôi phát hiện một người đàn ông cao lớn mặc áo choàng trắng với một nhóm người kính cẩn vây quanh”, Breaking Defense dẫn lời Swanson kể lại mới đây.
Khi đó anh cùng đồng đội biết ngay đó chính là bin Laden, “Mỹ đã săn lùng bin Laden trong nhiều năm và giờ hắn ta ở đây, hiện ngay trên màn hình của chúng tôi”, anh nói.
Swanson theo sát bin Laden khi hắn di chuyển xung quanh và bước vào một tòa nhà, nhưng: “Chỉ nhìn thôi là tất cả những gì chúng tôi có thể làm, bởi chiếc máy bay không người lái không được trang bị vũ khí”, Swanson nói trong tiếc nuối. Chiếc Predator khi đó chỉ thực hiện nhiệm vụ do thám.
Ngay sau khi bin Laden bước vào tòa nhà, Swanson chuyển quyền điều khiển chiếc máy bay sang cho một đồng nghiệp có biệt danh là Big. Trong vài phút chuyển giao, họ phát hiện một chiếc máy bay quân sự ở sân bay gần đó. Jeff, đồng nghiệp khác của Swanson quét xung quanh và phóng to vào một chiếc chiến đấu cơ MiG-21 của Afghanistan, họ nhận ra mình là mục tiêu của chiếc MiG đó.
“Tim chúng tôi đập loạn xạ khi Big điều khiển chiếc Predator và Jeff theo sát di chuyển của chiếc MiG-21. Để tránh bị trúng đạn từ trên cao, chúng tôi lạng lách, nghiêng và dùng mọi thủ đoạn để lẩn trốn”.
Swanson chỉ có cơ hội ấn nút phóng tên lửa từ chiếc Predator trong một nhiệm vụ khác vào tháng 10/2001, một tháng sau khi vụ tấn công khủng bố 9/11 kinh hoàng xảy ra, khiến gần 3.000 người Mỹ thiệt mạng.
Video đang HOT
Đến tận ngày 29/4/2011, các lực lượng đặc nhiệm của Mỹ mới tìm ra và tiêu diệt trùm khủng bố tại một tòa nhà bí mật ở Pakistan. Chính phủ Mỹ phải trải qua một chiến dịch truy lùng tên trùm khủng bố vô cùng vất vả và kéo dài cả thập kỷ. Bin Laden được cho là ẩn náu tại khu vực các bộ tộc hẻo lánh, nằm ở biên giới hiểm trở giữa Afghanistan và Pakistan và lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã không ít lần bắt hụt.
Khánh Lynh
Theo VNE
Không "quyết" Long Thành, ai gánh được trách nhiệm bỏ lỡ cơ hội?
"Lùi lại 10-20 năm cũng không phải quá dài cho "giấc mơ Long Thành"; "Chậm lại 15-10 năm là cơ hội không còn, ai gánh nổi trách nhiệm đó?"... Những quan điểm đối lập, căng như dây đàn làm nóng phiên thảo luận về việc xây sân bay Long Thành tại Quốc hội chiều 14/11.
"Quyết" Long Thành - cần bản lĩnh, trách nhiệm
Quốc hội trong phiên họp toàn thể tại hội trường. Ảnh: Minh Thanh
Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) tâm tư, không thể không băn khoăn khi đã từng đến Nội Bài, Tân Sơn Nhất vì không gian nhỏ hẹp, quá tải, hạn chế và chất lượng phục vụ còn là "một thực tế đáng xấu hổ". Làm một sân bay quy mô xứng tầm chính là mong muốn cho một niềm tự hào sâu xa của mỗi người Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Nghĩa cho rằng yêu cầu làm Long Thành dù cần thiết nhưng chưa bức thiết, vẫn với băn khoăn lớn nhất, số tiền "khủng" 7,8 tỷ USD lấy đâu ra. Đồng tình với những phương án huy động vốn Bộ GTVT đề ra nhưng đại biểu nhận định, bối cảnh nợ công hiện nay đã căng, mỗi người dân gánh trên vai hơn 900 USD tiền nợ, áp lực nợ sẽ còn gia tăng thế nào nếu thêm những khoản vay lớn?
"Rót tiền vào 1 dự án quá lớn, khổng lồ như này cần hết sức cân nhắc khi đất nước còn nhiều việc phải lo như tiền lương, đầu tư cho nông thôn. Khi chưa có tiền tăng lương cho những người ngày đêm làm việc vất vả như vậy thì chưa nên đầu tư Long Thành" - ông Nghĩa cho rằng, lùi lại 15-20 năm nữa không phải là quá dài cho việc chuẩn bị để đưa "giấc mơ Long Thành" thành hiện thực.
Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) đi thẳng vào băn khoăn về "siêu dự án" khi nợ công ngày càng tăng, gần chạm ngưỡng mất an toàn. Ông Hùng đề nghị làm rõ hơn một số vấn đề liên quan đến dự án.
Vấn đề đại biểu lo hơn cả là hiệu quả kinh tế xã hội của dự án chứ không băn là khoản tiền phải vay, phải huy động. Ông Hùng lo bài toán kinh tế đang được tính dựa trên dự báo lạc quan quá mức về lượng hành khách có thu hút được (20 triệu hành khách/năm khi xong giai đoạn 1 vào 2025 và 100 triệu hành khách sau giai đoạn 3 vào 2030).
Lo ngại về câu hỏi "tiền đâu" được đại biểu xếp thứ 2 vì con số 164.000 tỷ đồng cần huy động cho giai đoạn 1, trong đó có 24.000 tỷ đồng vốn ngân sách. Nhưng theo ông Hùng, phần vốn ODA mà Chính phủ cho doanh nghiệp vay lại thì vẫn buộc phải tính vào nợ công và nợ quốc gia.
Dẫn lại 2 ví dụ về các quyết định đặt ra ở tầm quốc gia là việc Quốc hội quyết định không thông qua dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam năm 2010, việc Chính phủ quyết định rút đăng cai ASIAD đều được dư luận hoan nghênh, đánh giá cao, ông Hùng cho rằng, "quyết" Long Thành cũng cần đứng trên tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh như vậy.
Long Thành đứng trước cơ hội của Tân Sơn Nhất mấy chục năm trước
Đối lại những quan điểm can gián, hướng ý kiến "bạo tay" lại đánh giá Long Thành là một cơ hội lớn không thể buông tay, không thể chậm hơn.
Đại biểu Trần Du Lịch (TPHCM) xác nhận, "bấm nút" cho Long Thành sẽ là một quyết định khó khăn vì áp lực nợ công đang rất khó khăn hiện nay, sẽ phải trả giá nếu đầu tư mà không hiệu quả nhưng không làm thì khi sân bay Tân Sơn Nhất quá tải trong một tương lai "nhãn tiền" mà lại kéo lùi, làm Long Thành chậm lại 10-20 năm thì cũng không ai gánh nổi trách nhiệm đó.
Là một người tham gia xây dựng quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía nam từ những năm 1990, ông Lịch cho biết, khi đó, nhận định khu vực này cần thêm một sân bay quốc tế thứ 2 với quy mô xứng đáng đã đặt ra. Vì vậy, UBND TPHCM đã có cả văn bản ủng hộ chủ trương xây dựng sân bay Long thành vì Tân Sơn Nhất đã đến lúc không chịu nổi áp lực.
Câu hỏi cần giải đáp, theo ông Lịch là có khả năng cải tạo để Tân Sơn Nhất nâng công suất được lên lên 40-45 triệu khách/năm (cao gấp 1,5-2 lần công suất thiết kế) hay không. Công thức chung là với diện tích 1000ha như Tân Sơn Nhất, có thể chịu tải đến 30 triệu khách nhưng thực tế địa hình tại sân bay này hiện đã "bó tay", nhất là với yêu cầu làm thêm đường băng với khoảng cách đủ rộng để đảm bảo có 2 làn đường cất, hạ cánh có thể khai thác song song.
Đại biểu Trần Du Lịch: "Bấm nút cho Long Thành là một quyết định khó khăn". Ảnh: Minh Thanh
Ở đây, Tân Sơn Nhất "tắc" cả về hướng không lưu cũng như khả năng cải tạo trên mặt đất. Vậy nên vấn đề xây dựng sân bay thứ 2 không phải là chuyện trả lời câu hỏi cần hay không cần nữa mà đã là việc bất khả kháng, không làm không "gỡ" được bài toán cho phát triển.
Cũng không bi quan về hướng giải quyết vốn cho dự án, ông Lịch lại đề nghị tính toán thêm về quy mô của Long Thành. Đại biểu góp ý, sân bay trung chuyển quốc tế là mơ ước, là phương án tối ưu nhưng không nên để dư luận băn khoăn về việc làm sân bay trung chuyển kiểu "đếm cua trong lỗ".
Đại biểu Nguyễn Văn Bình (Hải Phòng) cũng gạt bỏ lo lắng về vốn đầu tư. Dẫn chứng dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, dù chưa đầu tư xong, chưa đưa vào hoạt động đã bán được 70% cho nhà đầu tư nước ngoài, sân bay Phú Quốc vừa "chào hàng" cũng đã bán được 49%, ông Bình quả quyết, không thiếu phương án "gỡ" bài toán vốn đầu tư cho Long Thành.
Trung tướng Bế Xuân Trường - Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam (đại biểu Bắc Kạn) phân tích thêm về khả năng khai thác thêm sân bay quân sự Biên Hòa. Theo ông Trường, vì nằm trong vành đai các căn cứ quân sự nên Biên Hòa không thể mở rộng. Sân bay này cũng tương tự Tân Sơn Nhất, nằm lọt trong lòng thành phố. Đây lại là một vị trí an ninh trọng yếu, là nơi cất cánh gần nhất để chi viện cho biển đảo, đặc biệt là Trường Sa nên yêu cầu sử dụng cho mục đích quân sự phải là ưu tiên số một.
Trong khi đó, Long Thành là vị trí thuận tiện nhất, từ đây đi Trung Đông, Đông Nam Á, Bắc Á, Châu Mỹ, Châu Úc đều tiện. Cũng giống như vị thế là hòn ngọc viễn đông của Sài Gòn trước đây khi làm Tân Sơn Nhất nhưng thành phố này đã bỏ lỡ thời cơ để có một sân bay tầm cỡ, tướng Trường đánh giá, Long Thành trở thành địa điểm thay thế đáp ứng đầy đủ yêu cầu để làm một sân bay quốc tế hiện đại.
Cũng so sánh với những dự án lớn từng đặt Quốc hội trước quyết định khó khăn nhưng Phó Tổng tham mưu trưởng nhắc tới đường dây 500KV Bắc - Nam, thủy điện Sơn La - những quyết định đột phá trong lịch sử để nhắc nhở về cơ hội của Long Thành. Theo ông Trường, quyết định xây dựng sân bay này nếu được đưa ra 5-10 năm trước thì đến nay đã có thể dùng ngay được, sẽ tránh được việc đầu tư 7 sân bay quốc tế nhưng đều chỉ ở quy mô "tin hin" hiện nay.
"Quyết làm Long Thành thời điểm này đã là muộn mà nếu tiếp tục để lùi lại 5-10 năm nữa thì thời cơ sẽ mất hẳn, không còn nữa" - tướng Trường cảnh báo.
P.Thảo
Theo Dantri
Tình huống nắn nót vô duyên của Higuain Hai lần liên tiếp dứt điểm trong tư thế thoải mái, ngay trước khung thành nhưng chân sút Napoli không thể ghi bàn. Higuain đang gặp cơn hạn bàn thắng sau 6 vòng đấu ở Serie A. Ảnh: AFP. Pha bóng diễn ra trong trận đấu giữa Napoli và Torino ở vòng 6 Serie A đêm qua. Sau pha dứt điểm trúng cột...