Mỹ tung “đòn” quân sự khiến Nga toát mồ hôi?
Hai chiếc chiến đấu cơ F-22 của Mỹ hôm 31/8 đã bay đến Ba Lan trong một chuyến thăm làm việc, quân đội Ba Lan cho biết. Đây được xem là một phần trong nỗ lực của Washington nhằm trấn an các đồng minh trong khu vực trước cái mà họ gọi là mối đe dọa từ Nga. Liệu việc Mỹ để hai chiếc chiến đấu cơ thiện chiến nhất của mình vờn lượn gần Nga có khiến chính quyền Moscow cảm thấy sợ hãi?
Ảnh minh hoạ
Sự kiện hai chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 duy nhất đang hoạt động của thế giới xuất hiện ở Ba Lan đã đánh dấu lần đầu tiên Mỹ đưa thứ vũ khí bảo bối của nước này đến Châu Âu. Theo kế hoạch, chính quyền Washington sẽ triển khai 4 chiếc F-22 đến Châu Âu để tham gia nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện với các lực lượng không quân đồng minh đến giữa tháng 9. 4 chiếc F-22 đã đến căn cứ không quân Spangdahlem ở Đức từ hồi cuối tuần.
“Mỹ đang tiến hành hoạt động kiểm tra năng lực của loại máy bay này tại một sân bay của đồng minh”, phát ngôn viên quân đội Ba Lan ông Artur Golawski cho biết. Hai chiến đấu cơ tối tân F-22 của Mỹ đã hạ cánh tại một căn cứ quân sự ở Lask, miền trung Ba Lan.
Hồi đầu tháng này, Tư lệnh Không quân Mỹ Mark Welsh James phát biểu, hoạt động triển khai F-22 ở Châu Âu sẽ cho phép các lực lượng Mỹ huấn luyện cùng các đối tác NATO trên khắp Châu Âu, thử thách khả năng của máy bay tàng hình của họ trong việc phối hợp, liên lạc và chiến đấu với những chiếc chiến đấu cơ Eurofighter và các loại máy bay chiến đấu tối tân khác.
Theo ông James, hoạt động triển khai F-22 sẽ giúp các phi công lái chiến đấu cơ loại này có thêm nhiều kinh nghiệm bay trên địa hình Châu Âu. Trước đó, Không quân Mỹ từng triển khai máy bay chiến đấu tàng hình tinh vi F-22 đến Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng không phải Châu Âu.
F-22 Raptor là niềm tự hào của người Mỹ bởi nó là chiếc máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 duy nhất của thế giới được đưa vào hoạt động cho đến thời điểm này và nó cũng là thứ vũ khí đáng gờm đối với bất kỳ quốc gia nào muốn đối đầu với Mỹ. F-22 luôn đứng đầu trong danh sách những chiếc máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới.
F-22 được xem là loại máy bay chiến đấu tinh vi nhất thế giới với khả năng có một không hai là thực hiện sứ mệnh tham chiến không đối không, không đối đất cùng một thời điểm mà gần như không bị hề hấn gì. F-22 Raptor đạt chuẩn chưa từng có về khả năng sống sót ngay cả khi phải đối mặt với hàng loạt mối đe dọa lớn, tinh vi từ trên không lẫn dưới đất. Ngoài nhiệm vụ chiến đấu, F-22 còn có khả năng thực hiện xuất sắc một loạt nhiệm vụ gồm thu thập tin tình báo, do thám, trinh sát và tấn công điện tử. Để đảm bảo tàng hình trước radar đối phương, F-22 giấu kín tên lửa và bom vào khoang trong. Nó gia nhập Không lực Mỹ vào tháng 12/2005. F-22 được cho là có thể thống trị bầu trời ở bất kỳ nơi nào nó được cử đi.
Choáng với chi phi đắt đỏ cho mỗi giờ bay của chiến đấu cơ F-22
Một tờ báo Nga cho rằng, việc chống lại một mối đe dọa không tồn tại mang tên Nga rõ ràng là cực kỳ tốn kém nhưng đối với Mỹ, tiền dường như không phải là một vấn đề. Hãy xem trường hợp triển khai F-22 đến Châu Âu của Mỹ.
Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 do tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ chế tạo có giá 150 triệu USD/chiếc. Tuy nhiên, giá thực tế leo lên mức cao hơn nhiều, khoảng 350 triệu USD nếu tính cả chi phí bảo dưỡng và sửa chữa, kênh tin tức N-TV của Đức dẫn lời các chuyên gia ước tính.
Chi phí cho một giờ bay của mỗi chiếc F-22 Raptor cũng rất “khủng”, lên tới khoảng 44.000 USD, kênh tin tức của Đức cho hay.
Video đang HOT
Washington gần đây đã cử 4 chiếc chiến đấu cơ siêu hiện đại F-22 đến Đức để tham gia vào cuộc tập trận không quân lớn nhất ở Châu Âu kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Hoạt động triển khai này sẽ kéo dài cho đến tận giữa tháng 9.
Hoạt động triển khai F-22 đến Châu Âu là một phần của Sáng kiến Trấn an Châu Âu trị giá 1 tỉ USD của Mỹ nhằm đối phó với Nga sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang chứng kiến mối quan hệ giữa Nga và Mỹ “lao dốc không phanh”, đẩy mối quan hệ này xuống thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Mỹ và các đồng minh phương Tây ra sức đổ lỗi, chỉ trích Moscow về cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng Ukraine. Mỹ tìm mọi cách dồn ép, gây áp lực với Nga. Mỹ cũng gây sức ép để các nước đồng minh Châu Âu quay sang chống Nga. Phương Tây do Mỹ dẫn đầu đã liên tiếp tung ra hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga đồng thời không ngừng chỉ trích và lên án Nga trên các phương tiện truyền thông thế giới. Phương Tây cũng tìm cách thổi phồng mối đe dọa từ Nga, khiến các nước láng giềng xung quanh Nga cảm thấy bất an.
Moscow tin rằng, Mỹ cùng với các đồng minh phương Tây đang tìm cớ để tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực. Điện Kremlin liên tục phản đối dữ dội việc Mỹ và các đồng minh tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực vốn được xem là sân sau của Nga, nhất là những nước ở sát biên giới Nga. Song song với đó, chính quyền Moscow cũng tung ra một loạt biện pháp đáp trả.
(tổng hợp)Vân Linh
Theo_VnMedia
"Nếu có thể, bổ sung máy bay tuần thám P3-C Orion là quá tuyệt vời"
(Bình luận quân sự) - Tướng Lê Mã Lương cho rằng nếu có cơ hội đầu tư thêm máy bay tuần thám P3-C Orion của Mỹ sẽ phù hợp hơn mua máy bay T-50.
Thông tin về sự xuất hiện của dòng máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35 của Mỹ chế tạo vẫn đang tiếp tục gây sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế. Trên báo chí thế giới cũng xuất hiện nhiều luồng thông tin khác nhau khi bàn về trang bị mới nhất này của quân đội Mỹ.
Đáng chú ý, phần lớn giữa các kênh truyền thông Nga và truyền thông Mỹ xuất hiện sự đối nghịch nhau hoàn toàn khi nói về các sản phẩm công nghệ của nhau. Thậm chí, một số chuyên gia quân sự nghi ngờ về sức mạnh thực sự của siêu tiêm kích F-35 không hơn các loại máy bay thế hệ cũ của Nga mà Không quân Việt Nam đã và đang sử dụng (Mig-21, Su-22, Su-27...).
Để cung cấp thông tin tham khảo đa chiều đến độc giả, phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin đã trao đổi với Anh hùng LLVTND, thiếu tướng Lê Mã Lương - nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam để tham khảo ý kiến của ông.
Anh hùng LLVTND, thiếu tướng Lê Mã Lương - nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
"Mig-21 và Su-30 MK2 vẫn là lựa chọn hàng đầu"
Là người có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực quân sự, Thiếu tướng Lê Mã Lương chia sẻ: "Việt Nam ta là một đất nước tuy nhỏ nhưng có một chiến lược phòng thủ rất phù hợp với từng giai đoạn lịch sử. Trong đó, yếu tố về địa lý, vị thế chính trị đóng vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược tổng thể đó".
"Chính vì vậy, việc lựa chọn vũ khí, tổ chức lực lượng vũ trang như thế nào để chiến đấu với các thế lực thù địch cần được đặc biệt quan tâm, nhất là trong giai đoạn phức tạp như hiện nay", ông khẳng định.
Về thông tin mà một số trang báo chính thống của Nga đưa tin nói rằng, hiện nay không quân Việt Nam đang sở hữu một số dòng máy bay như Mig-21, Mig-29, Su-27của Nga (tức Liên Xô trước đây) có tính năng còn vượt trội hơn cả siêu tiêm kích F-35 do Mỹ sản xuất, AHLLVT Lê Mã Lương cho rằng, điều này chỉ phản ánh đúng một góc độ nhất định.
Lý giải điều này, tướng Lương phân tích: Trải qua hơn 50 xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng phòng không không quân của ta đã có những bước đột phá vượt bậc. Việc chúng ta đã có được một lớp phi công anh hùng đã lái thành thạo và sử dụng các dòng máy bay tiêm kích từ Mig-17, Mig-19 cho tới Mig-21 đã trở thành những huyền thoại trong nhiều cuộc không chiến với không lực Mỹ.
"Địa thế nước ta có đặc điểm là dài bề dọc và hẹp bề ngang. Chính vì thế, việc lựa chọn dòng máy bay Mig-21 trong chiến đấu đã tận dụng được các tính năng kỹ thuật tuyệt vời của dòng máy bay này. Đồng thời, phi công ta cũng đã có nhiều kinh nghiệm chiến đấu để làm chủ được dòng máy bay Mig mới được nâng cấp này", AHLLVT Lê Mã Lương cho biết thêm.
Siêu chiến đấu cơ F-35 được coi là máy bay đắt nhất của Mỹ
Từng là cán bộ bảo tàng và thăm các đơn vị không quân thường xuyên, thiếu tướng Lê Mã Lương cảm nhận, Nga là 1 trong 2 quốc gia có nền kỹ thuật quân sự hàng đầu thế giới. Bằng chứng là ngay từ nhiều thập niên trước cho tới ngày nay, những chiếc máy bay tiêm kích Mig-21 đã khẳng định được tính ưu việt, hiệu quả chiến đấu cao khi mà chính phi công Việt Nam đã lái và dám "đương đầu" rồi hạ gục "siêu pháo đài bay B52" của Mỹ.
Ông cũng chia sẻ: "Để phù hợp với tình hình hiện nay, phía ta đã có những sáng kiến nâng cấp các dòng Mig-21 và tăng cường công tác đào tạo phi công, cán bộ kỹ thuật chỉ huy bay khá bài bản, đạt yêu cầu đề ra của thực tiễn đào tạo chiến đấu".
Trong khi đó, siêu tiêm kích F-35 được báo chí Mỹ đưa tin là rất hiện đại và giá cả đắt đỏ nhất thế giới. Tuy nhiên, khả năng của siêu tiêm kích đắt tiền này vẫn còn bỏ ngỏ", tướng Lương cho hay.
Về dòng máy bay tiêm kích đa năng như Su-30 MK2 mà Việt Nam vừa mới trang bị cùng với Su-22 theo thiếu tướng Lê Mã Lương, đây thực sự là những lựa chọn đúng đắn. "Với những chiếc Su-22 sẽ tận dụng được tầm bay xa và tính năng chiến đấu tiêm kích cao. Nhất là bay trên mặt biển, phù hợp với nhu cầu phòng thủ của Việt Nam", vị thiếu tướng nói thêm.
"Nếu có thể, bổ sung máy bay tuần thám P3-C Orion là quá tuyệt vời" - Tướng Lê Mã Lương
Có nên mua T-50 và máy bay tuần thám P3-C Orion?
Từng được bay thử nghiệm tới hơn 500 lần, các chuyên gia Nga đánh giá rất cao về tính năng chiến đấu của tiêm kích T-50 mà Nga chế tạo. Họ còn đặt biệt danh "con ngáo ộp" khống chế bầu trời cho loại máy bay này. Do vậy, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng việc các quốc gia đầu tư T-50 của Nga để tăng cường cho lực lượng không quân đáng được xem xét.
"Theo tôi được biết, tốc độ xuất phát của máy bay T-50 rất lớn nên chưa phù hợp với điều kiện địa hình Việt Nam, bởi đất nước ta hẹp về bề ngang", tướng Lương nói.
Về thông tin, nhằm mục đích tăng cường khả năng giám sát mặt biển, Việt Nam nên đầu tư trang bị thêm các loại máy bay tuần thám như P3-C Orion của Mỹ, thiếu tướng Lê Mã Lương nói: "Đó là một gợi ý hay và khá sát với thực tế hiện nay khi mà nước ta có đường bờ biển kéo dài hơn 3200 km cộng với tình hình phức tạp ở trên biển".
Máy bay tuần thám P-3C của Mỹ (ảnh trên) và tiêm kích T-50 của Nga (ảnh dưới)
Nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nhấn mạnh, nếu ta có điều kiện và bổ sung thêm dòng máy bay tuần thám biển P3-C Orion của Mỹ sản xuất thì quá tuyệt vời.
"Nó vừa có khả năng tuần tra lại thêm khả năng săn tàu ngầm có hiệu quả. Đồng thời, nó sẽ là một loại phương tiện tuyệt vời có thể phối hợp tác chiến trên không với chức năng dẫn đường cùng với các tàu ngầm hoạt động dưới biển", tướng Lương phân tích thêm.
Tuy nhiên, vị thiếu tướng quân đội cũng đặt vấn đề ở thời điểm hiện tại, Việt Nam cần xem xét về điều kiện tài chính và nhân lực để mua các loại trang thiết bị hiện đại đó cho lực lượng không quân và không quân hải quân. Bởi đây mới chỉ là các ý kiến đưa ra tham khảo.
Còn xét về mối quan hệ đối ngoại quốc phòng giữa Việt Nam và quốc tế đang có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt với Mỹ và Nga.
"Mặc dù phải đương đầu với nhiều thách thức trong tình hình phức tạp như hiện nay nhưng với đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về chiến lược phòng thủ quốc gia, việc lựa chọn mua sắm loại vũ khí nào, trang thiết bị kỹ thuật ra sao sẽ được tính toán kỹ sao cho phù hợp với thực tế nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền của đất nước", thiếu tướng Lê Mã Lương nhấn mạnh.
Đình Tuệ - Cao Tuân
Theo_Người Đưa Tin
B-2 Spirit - "Vua tàng hình" có giá tỷ đô của quân đội Mỹ B-2 là loại máy bay đắt nhất từng được sản xuất: ước tính chi phí cho mỗi chiếc từ khoảng 1,157 tỷ tới 2,2 tỷ đôla Mỹ. B-2 Spirit, do Northrop Grumman sản xuất, là loại máy bay ném bom đa nhiệm vụ được trang bị công nghệ tàng hình trang bị bom thông thường và bom hạt nhân. Kỹ thuật tàng hình...