Mỹ tung đòn phủ đầu, 6200 tên lửa hủy diệt Nga-Trung?
Sức mạnh hủy diệt của Mỹ không chỉ thể hiện ở các ICBM mà còn ở số lượng tên lửa hành trình khổng lồ 6200 quả trong đòn đánh phủ đầu.
Mấy năm gần đây, lực lượng vũ trang Mỹ đã nỗ lực xây dựng một hệ thống tác chiến có năng lực “Tấn công nhanh toàn cầu”, bao gồm các yếu tố cấu thành như: Vũ khí tấn công nhanh toàn cầu, hệ thống trinh sát toàn cầu, hệ thống chỉ huy, các trạm thông tin và thiết bị gây nhiễu điện từ vô tuyến điện.
Yêu cầu quan trọng nhất đặt ra cho chiến lược “Tấn công nhanh toàn cầu” của Mỹ là trong vòng một giờ có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào trên phạm vi toàn thế giới, phá vỡ các hàng rào phòng thủ kiên cố nhất. Để làm được điều đó, yếu tố cấu thành quan trọng nhất là Vũ khí tấn công toàn cầu.
Trong chiến lược tấn công nhanh toàn cầu mà xây dựng, Vũ khí tấn công toàn cầu chủ yếu là các tên lửa đạn đạo không mang đầu đạn hạt nhân và các vũ khí tấn công siêu thanh tầm xa phóng từ trên đất liền và trên biển. Trong tương lai có thể bao gồm các vũ khí tấn công từ không gian.
Tên lửa đạn đạo và tên lửa siêu thanh
Tên lửa đạn đạo phi hạt nhân
Tên lửa đạn đạo không mang đầu đạn hạt nhân hiện là loại vũ khí phù hợp nhất với khái niệm “Tấn công nhanh toàn cầu” của Mỹ. Loại vũ khí này có khả năng tiếp cận mục tiêu nhanh (trong vòng 30-40 phút), năng lực tấn công chính xác cao (sai số vòng tròn đồng tâm – CEP chỉ khoảng 100-150m).
Điều đặc biệt là các đầu đạn phân hướng của nó có khả năng cơ động rất cao trong phạm vi tấn công lớn (dao động từ 70-100km). Bộ chiến đấu nặng tới 3,5 tấn có thể giúp nó mang nhiều đầu đạn con, phù hợp với yêu cầu phá hủy nhiều loại mục tiêu khác nhau.
Đòn “Tấn công nhanh toàn cầu” của Mỹ có thể bao gồm tên lửa đạn đạo phi hạt nhân, tên lửa siêu thanh và tên lửa hành trình
Tuy nhiên, sử dụng tên lửa đạn đạo không mang đầu đạn hạt nhân cũng có những hạn chế nhất định.
Thứ nhất là việc sử dụng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) không mang đầu đạn hạt nhân rất dễ khiến các hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga (và trong tương lai không xa là Trung Quốc) phán đoán nhầm đây là một cuộc tấn công hạt nhân hủy diệt và tiến hành phản đòn hạt nhân.
Thứ hai là sự hạn chế nhất định của Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược đã hạn chế tổng số lượng tên lửa có thể được triển khai. Do đó, khi cần tấn công phủ đầu, Mỹ sẽ phải tái triển khai thêm lực lượng, trang bị, khiến các đối thủ cảnh giác đề phòng.
Tên lửa tấn công siêu thanh
Video đang HOT
Loại vũ khí quan trọng thứ 2 có thể sử dụng trong khái niệm “Tấn công nhanh toàn cầu” là tên lửa siêu thanh, mà hiện trọng tâm phát triển của không quân Mỹ là dự án nghiên cứu, chế tạo loại tên lửa siêu thanh X-51A Waverider, có vận tốc trên Mach5 (từ 6500-7500km/h).
Tuy chương trình này hiện vẫn chưa khắc phục được một số thiếu sót kỹ thuật nhưng X-51A đã lộ diện là kẻ tấn công hủy diệt đáng gờm. Việc nó ít nhất đã 2 lần phóng thử thành công cho thấy khả năng tiềm tàng là X-51A có thể đưa vào biên chế trong giai đoạn trung hạn.
Mỹ đang nỗ lực phát triển tên lửa siêu thanh X-51A Waverider
Do đó, trong khoảng thời gian 5-10 năm nữa, Mỹ có thể xây dựng được khả năng “Tấn công nhanh toàn cầu” dựa trên các đầu đạn siêu thanh gắn trên tên lửa đạn đạo liên lục địa; tên lửa hành trình phóng từ trên bộ và trên không; phóng trực tiếp từ máy bay ném bom chiến lược, máy bay ném bom chiến thuật và cả các tiêm kích hạm.
Một yếu tố tuy không đóng vai trò cốt lõi trong khái niệm “Tấn công nhanh toàn cầu”, nhưng trong bối cảnh thiếu các phương tiện phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa siêu thanh chưa phát triển hoàn thiện, nó tạm thời đang là một yếu tố tấn công quan trọng trong chiến lược này, đó là tên lửa hành trình.
Tên lửa hành trình tấn công mặt đất
Các phương tiện mang phóng tên lửa hành trình
Tên lửa hành trình Tomahawk hiện đang triển khai trên các phương tiện phóng trên biển của quân đội Mỹ có phạm vi tấn công từ 1500-2500km, mang theo đầu đạn nặng 350-450kg, có độ chính sác rất cao (sai số vòng tròn đồng tâm chỉ vào khoảng 5-10m).
Loại tên lửa này có thể phóng từ các chiến hạm mặt nước và cả tàu ngầm hạt nhân của hải quân Mỹ, có khả năng cơ động rất cao trên tất cả các đại dương của thế giới.
Hải quân Mỹ hiện có 23 tàu ngầm hạt nhân tấn công đa năng thuộc lớp Los Angeles có thể mang theo tên lửa hành trình, mỗi tàu thiết kế 12 ống phóng. 3 tàu ngầm hạt nhân đa năng lớp Seawolf và 9 tàu ngầm hạt nhân đa năng khác thuộc lớp Virginia cũng có khả năng này.
Đó là cha nói tới các tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Mỹ cũng có khả năng triển khai cả các tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM) và cả tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk.
Hải quân Mỹ có có tới 61 tàu khu trục nâng cấp mới nhất thuộc lớp Arleigh Burke, được trang bị tổ hợp phóng thẳng đứng đa năng Mk41 (có thể phóng cả tên lửa phòng không), tương đương với 61 hệ thống phóng tên lửa hành trình, mỗi hệ thống gồm có 64 ống phóng Tomahawk.
Ngoài ra, lực lượng tàu mặt nước còn có 22 tuần dương hạm lớp Ticonderoga, mỗi chiến hạm loại này được lắp đặt 122 ống phóng dùng cho tên lửa hành trình tấn công mặt đất.
Ngoài ra, tên lửa hành trình còn có thể được phóng từ các máy bay ném bom chiến lược tầm xa siêu hạng như B-52, B-1B Lancer và B-2 Spirits, bao gồm tổng số khoảng trên 130 chiếc.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio của Mỹ có khả năng tấn công tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình (Ảnh nhỏ: Ống phóng tên lửa hành trình Tomahawk trên tàu ngầm Ohio)
Mỹ: Đòn phủ đầu 5000 tên lửa, diệt 1000 mục tiêu
Tuy tên lửa hành trình có vận tốc chỉ đạt cận âm, thấp hơn rất nhiều so với tên lửa đạn đạo và tên lửa siêu thanh. Tuy nhiên, khả năng tấn công và thời gian tiếp cận mục tiêu của nó sẽ được giảm xuống nhờ sự cơ động áp sát mục tiêu của các phương tiện mang phóng trên biển.
Trên lí thuyết, các tàu mặt nước của hải quân Mỹ hiện được trang bị tới hơn 4000 quả tên lửa hành trình, còn các tàu ngầm là hơn 1000 quả, tổng số tên lửa hành trình hải quân là hơn 5000 quả.
Tuy nhiên, do tính đa năng của các hệ thống phóng và việc phải mang các loại vũ khí khác (ví dụ như tên lửa phòng không) và chức năng, nhiệm vụ trên các chiến hạm, các tàu ngầm và tàu nổi của Mỹ hiện chỉ có thể mang theo tối đa 2500-3000 quả tên lửa hành trình.
Ngoài đòn tấn công tên lửa hành trình từ trên biển, Mỹ cũng có khả năng tấn công từ trên không với các máy bay ném bom. Hiện không quân chiến lược Mỹ có khoảng trên 130 máy bay ném bom chiến lược các loại, mang theo số lượng tên lửa hành trình hơn 1200 quả.
Như vậy, về mặt lí thuyết, quân đội Mỹ có thể huy động tới 6200 quả tên lửa hành trình cho đòn tấn công phủ đầu, còn trên thực tế là vào khoảng 3700-4200 quả. Số tên lửa hành trình này sẽ được hỗ trợ bởi các máy bay mang tên lửa tấn công mặt đất chiến thuật.
Ngoài ra, lực lượng không quân, không quân của hải quân và không quân của hải quân đánh bộ Mỹ có thể huy động tổng lực cho đòn tấn công phủ đầu với số lượng từ 2500 – 3000 máy bay cất cánh cả trên đất liền và từ trên hạm.
Mỹ có khả năng tấn công phủ đầu hàng ngàn tên lửa hành trình Tomahawk
Do đó, chưa tính tên lửa đạn đạo và tên lửa siêu thanh, lực lượng không quân và hải quân Mỹ chỉ sử dụng các tên lửa hành trình chiến thuật và chiến lược cũng đã có thể tấn công hủy diệt hơn 1000 mục tiêu trọng yếu của địch, ngay từ loạt tấn công phủ đầu.
Các chuyên gia quân sự Nga nhận định, chiến lược “Tấn công nhanh toàn cầu” là sự uy hiếp nghiêm trọng đến lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga. Nếu thực lực hạt nhân Nga bị phá hủy ngay đòn đánh đầu tiên, Mỹ sẽ bóp chết lực lượng hạt nhân trên toàn thế giới, đó chính là ý nghĩa đích thực của chiến lược này.
Tuy nhiên, đây là phương án tiêu cực nhất, Nga không kịp phòng thủ và đáp trả đòn tấn công nhanh toàn cầu của Mỹ, khiến nước này tổn thất tới 80-90% lực lượng tấn công hạt nhân. Tuy nhiên, trên thực tế, khả năng Nga phải chịu đòn tấn công này là rất thấp.
Và nếu nó thực sự xảy ra, thì tỷ lệ thiệt hại cũng chưa chắc đã đúng như lí thuyết và sau đó những hậu quả của sự đáp trả cũng sẽ rất khốc liệt, khiến những ý định của các quan chức quốc phòng Mỹ mãi chỉ là “toan tính” và sự lo lắng của các chuyên gia quân sự Nga có thể là thừa thãi.
Thiên Nam
Theo_Báo Đất Việt
Nga - Mỹ đang triển khai đầu đạn hạt nhân ở đâu?
Theo tạp chí National Interest, Mỹ và Nga đang có lần lượt 1.538 và 1.735 đầu đạn hạt nhân triển khai lên các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) và máy bay ném bom chiến lược.
Đối với Mỹ, theo thông tin từ bộ ngoại giao nước này, tính đến tháng 1-2016, quân đội Mỹ có tổng cộng 1.538 đầu đạn hạt nhân, trong đó 441 đầu đạn được gắn trên các tên lửa Minuteman III, chiếm 28,5%, các máy bay ném bom chiến lược như B-2 và B-52 mang theo 85 đầu đạn, chiếm 5,5%. Còn lại 1.012 đầu đạn, chiếm 66% đang được lắp trên 236 tên lửa phóng từ tàu ngầm (SLBM) Trident II.
Như vậy có thể thấy, lực lượng tàu ngầm SSBN chính là xướng sống của lực lượng hạt nhân chiến lược Mỹ.
Nga đang có nhiều đầu đạn hạt nhân hơn so với Mỹ
National Interest cho biết, có rất nhiều thông tin khác nhau về số lượng đầu đạn hạt nhân của Nga do nước này chưa hề đưa ra một thống kê chi tiết nào. Tuy nhiên, theo một tài liệu điều tra của Bộ Ngoại giao Mỹ, quân đội Nga đang sở hữu 1.735 đầu đạn hạt nhân, trong đó khoảng 900 đầu đạn được trang bị trên 299 tên lửa đạn đạo liên lục địa ở nhiều loại khác nhau như RS-24 Yars, Topol-M, chiếm 52%.
700 đầu đạn đang xuất hiện trên các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm như R-29 Stingray, R-29RMU2.1 Liner, 29RMU2 và R-30 Bulava, chiếm khoảng 40%. Số đầu đạn còn lại triển khai lên các máy ném bom chiến lược như Tu-160, Tu-95MS.
National Interest cho biết, số liệu của Nga có sai số khoảng 5%, tuy nhiên, điều này đủ để chứng minh lực lượng hạt nhân của Nga đang tập trung phần lớn trên bộ, sau đó mới là các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN).
Theo_An ninh thủ đô
Vũ khí siêu thanh: Nguy cơ Chiến Tranh Lạnh thời đại mới Trung Quốc mới đây đã thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Điều này dẫn đến nguy cơ xảy ra một cuộc chạy đua vũ trang thời đại mới. Theo The New York Times, cuộc chạy đua này tuy cũ nhưng ở trong một hình thức mới khi mà các quốc gia đang đứng...