Mỹ tung đòn gió với Nga để che mắt đồng minh?
Mỹ vừa tung thêm các đòn trừng phạt nhằm vào Nga. Điều đáng nói ở đây là các biện pháp trừng phạt mới của Washington bị đánh giá là chẳng gây ảnh hưởng gì mấy đến quan hệ làm ăn với Moscow. Phải chăng Mỹ chỉ đang tung đòn gió với Nga để che mắt đồng minh?
Ảnh minh họa
Người đứng đầu diễn đàn Đối tác Thái Bình Dương Mỹ-Nga, ông Derek Norberg cho biết, gói biện pháp trừng phạt mới của Washington nhằm vào Nga sẽ có rất ít, nếu không nói là không có bất kỳ ảnh hưởng nào đối với mối quan hệ thương mại song phương giữa Nga và Mỹ.
“Mỹ không làm ăn gì với bán đảo Crimea, vì thế điều rõ ràng nhất liên quan đến lệnh cấm quan hệ thương mại với khu vực này là không có thêm ảnh hưởng nào gây ra từ đòn mới của Mỹ”, ông Norberg người kiêm cả chức Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Nga-Mỹ, cho hay.
Hồi cuối tuần vừa rồi, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa thêm vào danh sách trừng phạt của Mỹ một loạt cá nhân và công ty đến từ Nga và từ những nước mà Mỹ tin là đang cố gắng làm ăn với Crimea để “lách” các biện pháp trừng phạt mà Mỹ đưa ra trước đó.
“Tôi không nghĩ là các biện pháp trừng phạt thêm nữa mà Bộ Tài chính Mỹ vừa tung ra với Nga và Crimea có bất kỳ ảnh hưởng cụ thể nào lên mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Nga”, ông Norberg cho biết đồng thời thêm rằng chỉ có một vài cá nhân và công ty bị đưa thêm vào “danh sách đen” cùng với một vài ngân hàng bị liệt vào cái gọi là “danh sách trừng phạt theo lĩnh vực”.
“Tuy nhiên, các hoạt động ngân hàng của họ với khách hàng không được đề cập đến, vì thế, đòn trừng phạt đó sẽ chẳng gây ảnh hưởng trực tiếp gì đến các giao dịch thương mại giữa các công ty Mỹ và Nga đang làm việc với những ngân hàng bị trừng phạt”, ông Norberg phân tích.
Có một ảnh hưởng thực sự trong quyết định mới của Mỹ là các tổ chức bị trừng phạt sẽ không thể vay tiền ở Mỹ.
Video đang HOT
Việc Mỹ tung ra đòn trừng phạt mới không có mấy tác dụng với Nga khiến một số người đặt câu hỏi về việc liệu có phải Washington chỉ đang tung đòn gió với Moscow để bịt mắt các đồng minh?
Sở dĩ câu hỏi trên được đưa ra là do Mỹ hiện đang là nước dẫn đầu trên mặt trận trừng phạt Nga. Mỹ là nước thúc ép, gây áp lực buộc các đồng minh của mình phải theo đuổi một chính sách nhằm bao vây, cô lập Nga. Thế nhưng Mỹ hầu như không bị ảnh hưởng gì mấy nếu không nói là đang được hưởng lợi từ con đường này. Trong khi các đồng minh của Mỹ, đặc biệt là các nước thuộc Liên minh Châu Âu, đang lao đao vì chính sách trừng phạt Nga. Thực tế này đang làm nảy sinh mâu thuẫn giữa Mỹ và đồng minh.
Mới đây, Mỹ cũng đã gây sức ép buộc Liên minh Châu Âu (EU) phải kéo dài thời hạn áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga thêm 6 tháng. Có lẽ vì lý do đó, Mỹ vừa phải tung thêm các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga để thể hiện quyết tâm của họ trước các đồng minh về việc tiếp tục gây áp lực đối với Moscow vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Trong khi EU mải miết theo Mỹ thực hiện chính sách trừng phạt Nga và phải hứng chịu những hậu quả rất lớn thì Washington được cho là “bình yên vô sự”. Điều này đã gây ra sự bất mãn đối với nhiều nước EU. Ngày càng có nhiều nước Châu Âu lên tiếng kêu gọi chấm dứt chính sách trừng phạt Nga.
Không ai có thể khẳng định hay xác minh được việc Mỹ liệu có phải chỉ là đang tung đòn gió với Nga hay không nhưng có một điều không thể phủ nhận chính sách trừng phạt Nga đang khiến các đồng minh Châu Âu của Mỹ lao đao, khốn đốn.
Bất chấp thực tế trên, EU vẫn tuyên bố phối hợp với Mỹ trong chính sách với Nga.
Phát ngôn viên về đối ngoại và chính sách an ninh của EU – Maja Kocijancic hồi cuối tuần cho biết, EU đang xem xét quyết định mở rộng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga của Mỹ. Vị phát ngôn viên này xác nhận, các hành động của EU sẽ được phối hợp cùng với phía Mỹ.
“Chúng tôi thực sự quan tâm đến thông báo của Bộ Tài chính Mỹ về các biện pháp trừng phạt đối với một số cá nhận và tổ chức ở Ukraine cũng như Nga. Chúng tôi hiểu rằng, những biện pháp trừng phạt đó là nhằm để đóng lại những kẽ hở và tránh tình trạng tìm cách lách chính sách trừng phạt. Và nhiều trong số những cá nhân và thực thể đó đã được đưa vào trong danh sách trừng phạt của EU. Điều này phản ánh việc chính sách của chúng tôi có sự phối kết hợp với phái Mỹ”, Kocijancic đã cho biết như vậy tại cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ.
Cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở Ukraine đang chứng kiến một cuộc đối đầu Đông -Tây căng thẳng và quyết liệt chưa từng có kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Mỹ đang dẫn đầu một liên minh phương Tây trong một chiến dịch chống Nga mạnh mẽ.
Mỹ và các nước đồng minh liên tục đổ lỗi, cáo buộc cho Moscow đã gây ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine, kích động cuộc xung đột đẫm máu ở miền đông nam Ukraine. Bất chấp việc Nga liên tục lên tiếng bác bỏ những cáo buộc trên cũng như bất chấp việc phương Tây chẳng thể đưa ra được bằng chứng thuyết phục nào chứng minh cho các cáo buộc của họ, các cường quốc Châu Âu dưới sự dẫn dắt của Mỹ vẫn tung ra hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Moscow cũng tung đòn đáp trả. Cuộc chiến trừng phạt này đang gây tổn thất cho cả hai.
(tổng hợp)Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Thủ tướng Anh công du Đông Nam Á, sắp thăm Việt Nam
Thủ tướng Anh David Cameron ngày 27/7 bắt đầu chuyến công du tới khu vực Đông Nam Á nhằm tăng cường quan hệ thương mại với các nền kinh tế đang bùng nổ của khu vực. Việt Nam là một trong những điểm đến của ông Cameron trong chuyến thăm này.
Thủ tướng Anh David Cameron
Theo lịch trình, ông Cameron sẽ tới thăm Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam. Đây là chuyến công du đầu tiên ngoài khu vực châu Âu của ông kể từ khi tái đắc cử Thủ tướng Anh hồi tháng 5.
Hãng tin AFP cho biết ông Cameron sẽ tới Indonesia trong chặng dừng chân đầu tiên của chuyến công du kéo dài 4 ngày. Tháp tùng ông sẽ là Bộ trưởng thương mại và 30 lãnh đạo doanh nghiệp Anh.
Phát biểu ngày 26/7 trước khi lên đường, ông Cameron cho hay ông mong muốn thúc đẩy các thỏa thuận thương mại với các nền kinh tế đang bùng nổ của Đông Nam Á và tìm kiếm sự phối hợp lớn hơn trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.
Ông Cameron dự kiến sẽ thảo luận với Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Thủ tướng Malaysia Najib Razak về "kẻ thù chung" - tổ chức phiến quân IS, nhóm đã chiếm các phần lãnh thổ rộng lớn tại Iraq và Syria. Hàng trăm công dân Anh trẻ tuổi đã gia nhập IS tại Trung Đông, gây ra lo ngại rằng họ có thể phát động các cuộc tấn công tại Anh khi trở về nước.
Indonesia quốc gia có số dân theo Hồi giáo đông nhất thế giới - lo ngại rằng có tới 500 công dân nước này đã bị IS tuyển mộ tới Trung Đông, trong khi khoảng 200 công dân Malaysia cũng được cho đã gia nhập các tổ chức cực đoan.
"IS là một trong những mối đe dọa lớn nhất mà thế giới của chúng ta phải đối mặt. Tôi cho rằng Anh có thể trợ giúp về hoạt động chống khủng bố, xử lý mối đe dọa từ các tay súng nước ngoài và điều tra các âm mưu khủng bố tiềm tàng", ông Cameron cho biết.
Các nhân vật quan trọng từ các doanh nghiệp tiếng tăm của Anh, trong đó có hãng chế tạo động cơ Rolls-Royce và nhà sản xuất thiết bị máy công trình JCB, cũng tháp tùng Thủ tướng Cameron trong chuyến đi này, khi ông tìm cách đẩy mạnh thương mại của Anh tại khu vực.
Viết trên tờ Daily Mail trước chuyến đi, ông Cameron cho hay: "Đây là một khu vực đang phát triển và tôi muốn Anh chớp lấy mọi cơ hội mà khu vực này mang lại".
Theo kế hoạch, ông Cameron sẽ tới thăm Việt Nam trong 2 ngày 29 và 30/7 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Vì sao Mỹ không muốn trả lại Guantanamo cho Cuba? Sputnik đưa tin, Mỹ không muốn trả Vịnh Guantanamo cho Cuba vì lo ngại La Habana sẽ trao căn cứ này cho đồng minh Nga. Sputnik đưa tin, Mỹ không muốn trả Vịnh Guantanamo cho Cuba vì lo ngại La Habana sẽ trao căn cứ này cho đồng minh Nga. Trước đó, ngày 20/7, Washington và La Habana đã chính thức lập lại...