Mỹ tung chuỗi “hoa súng Biển Đông” làm vòng kim cô trị Trung Quốc
Mới đây, Philippines và Mỹ đã ký kết hiệp định, cho phép quân đội Mỹ sử dụng 5 căn cứ quân sự của Philippines theo hình thức đồn trú luân phiên.
Các chuyên gia dự đoán, chuỗi căn cứ quân sự “hoa súng trên biển” này của Mỹ sẽ gây sức ép lớn về tâm lý cho Trung Quốc.
Trung Quốc thực sự tức giận khi Mỹ hợp tác với Philippines trong lĩnh vực quân sự
5 căn cứ mở đường cho Mỹ áp sát đảo Hải Nam
Hiệp định được ký kết giữa hai nước lần này đồng nghĩa với việc phán quyết phê chuẩn cho quân đội Mỹ đồn trú tại Philippines của tòa án tối cao Philippines này trước đó được chính thức thực thi. Theo Hiệp định tăng cường hợp tác phòng ngự giữa hai nước Philippines và Mỹ, 5 căn cứ quân sự mà Philippines mở cửa cho Mỹ là căn cứ không quân Basa thuộc phía Bắc Manila, căn cứ lục quân Magsaysay ở Palayan, căn cứ không quân Lumbia ở đảo Mindanao và căn cứ không quân Mactan-Benito Ebuen ở tỉnh Cebu.
5 căn cứ quân sự Philippines cho phép Mỹ triển khai lực lượng.
Điều đáng nói là, số lượng căn cứ quân sự mà Mỹ quyết định đồn trú (5 căn cứ) ít hơn số căn cứ quân sự mà phía Philippines chủ động đưa ra (8 căn cứ). Theo người phát ngôn của quân đội Philippines, nước này đồng ý cung cấp 5 căn cứ không quân, 2 căn cứ hải quân và một căn cứ huấn luyện dã chiến dành cho lục quân. Trong đó, 3 căn cứ quân sự ở đảo Luzon thuộc miền Bắc Philippines và 2 căn cứ quân sự thuộc đảo Palawan đều nhìn thẳng ra biển Đông, dụng ý lựa chọn các căn cứ quân sự này của Philippines hết sức rõ ràng.
Tuy nhiên dường như Mỹ không toàn toàn nghe theo nguyện vọng của Philippines để hành xử. Quan sát một số căn cứ quân sự bị Mỹ loại ra có thể thấy, các căn cứ hải quân và bến cảng mà Philippines cung cấp đều “bị loại”. Sở dĩ như vậy là do hiện tại hải quân Mỹ đã sở hữu điểm tiếp tế quan trọng tại Singapore, tàu chiến đấu ven biển tinh nhuệ được triển khai tại đây.
Trong khi đó, căn cứ hải quân Subic là căn cứ được Lầu Năm góc coi trọng nhất, hiện tại Mỹ áp dụng phương thức giao quyền vận hành cho các công ty theo mô hình thương mại, thực tế đã đưa vào sử dụng, do đó không cần thiết phải gây ầm ĩ, ảnh hưởng mối quan hệ giữa Mỹ và các nước lớn tại châu Á – Thái Bình Dương. Còn những căn cứ hải quân khác mà Philippines cung cấp đều tồn tại những vấn đề như cơ sở hạ tầng lạc hậu, điều kiện không phù hợp, muốn vào đồn trú tại đó, Mỹ sẽ phải đầu tư xây dựng rất nhiều.
Mỹ: “Một vốn bốn lời”
So với tàu chiến mỗi lần tuần tra trên biển sẽ mất vài tuần, Mỹ coi trọng việc nâng cao hiệu quả tác chiến của các chiến cơ Mỹ khi coi Philippines là điểm đỗ. Ví dụ eo biển Bashi của Philipinnes nhìn sang Đài Loan được dư luận coi là tuyến đường tắt để tàu ngầm Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương, tuy nhiên nếu máy bay tuần tra P-8A của Mỹ xuất phát từ căn cứ không quân ở Okinawa của Nhật Bản hay đảo Guam xa xôi và bay sang biển Đông, riêng thời gian bay trên đường cả đi và về đã mất mấy tiếng đồng hồ.
Video đang HOT
Nếu trực tiếp cất cánh từ Philippines, không những có thể có mặt ngay tại hiện trường, mà còn tiết kiệm được thời gian và chi phí nhiên liệu, thời gian tuần tra trên không phận mục tiêu cũng lớn hơn rất nhiều.
Trong các căn cứ quân sự của Philippines mà Mỹ chuẩn bị sử dụng, căn cứ khiến Trung Quốc “dị ứng” nhất là căn cứ không quân Antonio Bautista thuộc tỉnh Palawwan, sở hữu đường băng dài 2.600m. Từ năm 1976 trở lại đây, Philippines đã cử máy bay vận tải C-130, máy bay trinh sát OV-10 ra quần đảo Kalayaan (tên Philippines gọi một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam – PV), các máy bay này đều cất cánh từ đây.
Sức hấp dẫn nhất của căn cứ không quân Antonio Bautista đối với Mỹ là căn cứ này nằm giữa Singapore và căn cứ Okinawa của Mỹ tại Nhật Bản, đồng thời nhìn thẳng ra biển Đông, là bàn đạp lý tưởng để máy bay săn tàu ngầm của hải quân Mỹ tiến vào phía Trung bộ của biển Đông, thậm chí là áp sát đảo Hải Nam để triển khai các hoạt động trinh sát.
Một góc trong căn cứ không quân Antonio Bautista của Philippines
Căn cứ không quân Antonio Bautista là một trong những cơ sở chiến lược ở đảo Palawan. Tờ Philstar của Philippines cho biết, căn cứ này cách đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, khoảng 300 km về phía Đông. Hồi tháng 9/2015, ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây đường băng trên bãi đá này. Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) cảnh báo những bãi đất phía Bắc, Tây và Nam ở đá Vành Khăn sau khi cải tạo đã được nối liền và gia cố bằng kè bờ. Trung Quốc cũng mở rộng lối vào ở phía nam, nên nước này có thể sẽ biến nơi đây trở thành một căn cứ hải quân.
Do đó, trước sự kiện Mỹ được triển khai lực lượng đến căn cứ Antonio Bautista, nhà phân tích Jan van Tol – cựu đại úy hải quân Mỹ khẳng định, căn cứ quân sự này “giúp quân đội Mỹ tiến gần hơn đến khu vực mà Trung Quốc đang thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền sai trái của họ, điều mà chúng ta khẳng định là những hoạt động bất hợp pháp”.
Tuy nhiên, những căn cứ không quân này của Philippines cũng tồn tại khá nhiều vấn đề. Do một thập kỷ qua Philippines không có máy bay chiến đấu phản lực, hầu hết các thiết bị ở những căn cứ quân sự này đều đã lỗi thời. Quân đội Philippines đang lên kế hoạch nâng cấp 3 căn cứ không quân để máy bay chiếu đấu siêu thanh có thể sử dụng. Theo lời của đại diện quân đội Philippines, năm 2016, căn cứ không quân ở vịnh Subic sẽ hoàn thành việc nâng cấp, căn cứ không quân Basa sẽ hoàn thành việc nâng cấp vào năm 2017, căn cứ không quân Antonio Bautista sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2018.
Căn cứ Bautista vốn là căn cứ quân sự tuyến hai của lực lượng không quân Philippines, đường băng được Mỹ xây dựng từ thời chiến tranh Việt Nam, cơ sở hạ tầng trong căn cứ này đều đã xuống cấp, không thể phù hợp với các máy bay tầm trung và lớn như C-130. Trong khi đó, các loại hình máy bay của Mỹ dự định đồn trú tại đây là những máy bay loại lớn tiên tiến như P-3C, P-8A, C-130. Ngoài ra, hệ thống kiểm soát không lưu của căn cứ Bautista không thể liên hệ một cách hiệu quả với các thiết bị thông tin vô tuyến điện UHF, VHF của quân đội Mỹ, tất cả những thiết bị này đều cần sự hỗ trợ của Mỹ.
Mẫu hạm USS John Stennis vừa thực hiện đợt tuần tra ở Biển Đông
Căn cứ lục quân duy nhất của Philippines được Mỹ sử dụng là căn cứ Magsaysay ở Palayan, chủ yếu là trường huấn luyện quân sự và bắn đạn thật cho quân đội Philippines và quân đội đồng minh của Mỹ, hiện trực thuộc Bộ tư lệnh huấn luyện lục quân của Philippines. Sau năm 2012, chính phủ Philippines sử dụng nguồn kinh phí tài trợ về quân sự của Mỹ, cải tạo ở phạm vi nhỏ đối với căn cứ lục quân này, đặc biệt là sửa lại đường sá, khiến các trang bị vũ khí có thể được vận chuyển dễ dàng hơn, đồng thời còn khoanh vùng vào đường bờ biển của đảo Luzon, tiện cho các hoạt động đổ bộ lưỡng cư.
Báo chí Philippines đã từng tự hào tuyên bố nó là “căn cứ quân sự lớn nhất châu Á”. Cuộc tập trận “Vai sánh vai” được tổ chức hàng năm giữa Mỹ và Philippines chủ yếu diễn ra tại đây. Mỹ ngắm chuẩn căn cứ quân sự này vì nó vừa có rừng, vừa có đường đồi núi, đường bờ biển, thậm chí là địa hình hoang mạc, có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao năng lực tác chiến trong môi trường phức tạp của quân đội Mỹ.
Trung Quốc “đỏ mắt” với chuỗi căn cứ quân sự “hoa súng trên biển” của Mỹ
Trước sự hoan hỷ của Mỹ và Philippines khi hiệp định mở cửa 5 căn cứ quân sự của Philippines cho Mỹ được ký kết, ngày 21/3, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết: “Thời gian gần đây Mỹ luôn lôi cái gọi là quân sự hóa biển Đông để gây chuyện, liệu họ có giải thích được rằng, hành vi tăng cường triển khai các hoạt động quân sự trên biển Đông và khu vực lân cận có được gọi là quân sự hóa hay không?!”
Tàu chiến Mỹ và Nhật Bản triển khai sức chiến đấu trên vùng biển của Philippines.
Ông Vương Hiểu Bằng – Nghiên cứu viên các vấn đề về biển của Viện khoa học xã hội Trung Quốc cho biết, đứng trên góc độ chiến lược, Mỹ mong muốn xây dựng các căn cứ quân sự của Philippines thành căn cứ quân sự uy hiếp ở tuyến đầu. Một điểm hết sức quan trọng trong chiến lược tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ là nâng cao năng lực uy hiếp của Mỹ ở tuyến đầu. Tương lai nếu muốn triển khai các hành động ở vùng biển lân cận Philippines hoặc vùng biển trên biển Đông thì Mỹ cần một căn cứ quân sự gần những vùng biển này hơn.
Trước đây máy bay Mỹ muốn bay sang biển Đông thì phải cất cánh từ căn cứ quân sự Mỹ tại Okinawa (Nhật Bản) hoặc đảo Guam, hiện tại Mỹ hoàn toàn có thể cất cánh từ căn cứ không quân của Philippines, từ đó nâng cao năng lực uy hiếp ở tuyến đầu cho Mỹ. Xét trên góc độ chiến thuật, Mỹ mong muốn xây dựng căn cứ quân sự của Philippines thành “căn cứ hoa súng” loại nhỏ, giống như chú ếch xanh có thể nhảy đi nhảy lại qua các bông hoa súng trong hồ nước, hết sức linh hoạt, tiện lợi và hiệu quả, giúp máy bay Mỹ có thể “nhảy” linh hoạt qua các căn cứ quân sự khác nhau. Đồng thời liên kết các căn cứ quân sự khác của Mỹ trong khu vực, chiến cơ Mỹ có thể “nhảy” dễ dàng, mục đích là có thể xử lý linh hoạt các sự kiện địa chính trị.
Vương Hiểu Bằng chỉ ra rằng, Mỹ mong muốn thúc đẩy chiến lược tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương của mình bước sang giai đoạn mới, tái tạo hệ thống đồng minh của Mỹ. Ngoài những nước đồng minh gạo cội như Nhật Bản, Mỹ đã thuyết phục được cả Philippines, dần dần sẽ khiến nhiều quốc gia mô phỏng cách làm của Philippines, từ đó cùng Mỹ triển khai chiến lược, chiến thuật hợp tác có chiều sâu. Đồng thời, Mỹ dùng những căn quân sự này để gây sức ép về tâm lý với Trung Quốc.
Theo VietTimes
Cách S-75 Việt Nam "phản mù" trước thiết bị phá radar Mỹ
Trong chiến tranh Việt Nam, lực lượng tên lửa phòng không Việt Nam đã có nhiều sáng tạo chiến, kỹ thuật chống các thiết bị gây nhiễu radar của Mỹ.
Mỹ "bắt thóp" được hệ thống S-75 như thế nào?
Kể từ mùa hè năm 1965, cac tổ hợp tên lửa phòng không S-75 "Dvina" cua Liên Xô tiên tiến nhất tại thời điểm đó đã trở thành một lá chắn đáng tin cậy của bầu trời Viêt Nam. Đê quôc Mỹ đa phải hứng chịu thiệt hại trong môi cuôc không kich vì tô hơp tên lửa phong không này.
Choáng váng trước thất bại nặng nề, người Mỹ vội vã đẩy mạnh việc nghiên cứu, đối phó với tên lửa S-75 Dvina. Và điều tồi tệ nhất là, là trong khi S-75 đại thắng ở Việt Nam, thì chúng lại thất bại thê thảm ở Trung Đông và mở đầu cho những khó khăn của Việt Nam.
Theo ông Alexander Suchilov - người đứng đầu nhom chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam vao cuối những năm 60 và các chuyên gia quân sự Việt Nam, vân đê la ở chỗ Mỹ đã thu được hầu như trọn vẹn tổ hợp tên lửa S-75 của Liên Xô và mổ xẻ, phân tích các yếu tố kỹ thuật của nó.
Chúng ta cùng quay về bối cảnh của cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel vào mùa hè năm 1967. Lúc bấy giờ, Israel bị bao vây ngặt nghèo, cùng lúc phải chống lại liên quân 6 nước có tiềm lực quân sự mạnh là Ai Cập, Syria, Jordan, Libya, Iraq và Arab Saudi.
Khi đó, Liên Xô đã viện trợ cho Ai Cập rất nhiều tổ hợp tên lửa phòng không tiên tiến S-75 Dvina. Ngoài ra, Moscow cũng đã viện trợ các tổ hợp phòng không này cho cả Syria, khiến khả năng phòng không của 2 nước này rất mạnh so với Israel.
Ngoài ra, Ai Cập cũng được trang bị tới hơn 450 máy bay chiến đấu của Liên Xô, trong đó có loại tiêm kích đánh chặn hiện đại nhất là MiG-21, cùng với 30 máy bay ném bom tầm trung Tu-16 "Badger", có khả năng đánh phá nghiêm trọng các trung tâm dân sự và quân sự của Israel.
Đối đầu với các quốc gia có lực lượng máy bay chiến đấu gấp hàng chục lần mình, không quân Israel (IAF) đã quyết định sẽ sử dụng đòn tấn công phủ đầu từ trên không, nhằm tiêu diệt hoàn toàn lực lượng không quân của các đối thủ, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc chiến trên bộ.
Tên lửa S-75 Dvina Việt Nam là loại tên lửa bắn rơi nhiều máy bay nhất thế giới
7 giờ 45 phút sáng ngày 5-6-1967, gần 200 máy bay phản lực chiến đấu Isarel ồ ạt cất cánh tấn công phủ đầu Ai Cập, bắt đầu chiến dịch tập kích đường không Focus (Moked), cũng là sự mở màn cuộc chiến tranh 6 ngày (từ 5-6 đến 10-6 năm 1967) giữa nước này và thế giới Ả Rập.
Không quân Isarel bay thấp để tránh tầm bắn của tên lửa S-75, đồng loạt tiến công phá hủy các sân bay, đài radar, trận địa phòng không của đối phương. Hơn 300 máy bay chiến đấu hiện đại của Ai Cập bị phá hủy, hơn 100 phi công nước này thiệt mạng. Nhiều đài radar và trận địa phòng không bị xóa sổ hoàn toàn.
Sau đó, các lữ đoàn thiết giáp và bộ binh cơ giới Isarel đồng loạt xuất kích, tạt sườn chia cắt đội hình quân Ai Cập. Quá hoảng sợ, quân đội nước này vội vã rút chạy, bỏ lại rất nhiều vũ khí. Sự yếu kém của quân đội nước này đã ảnh hưởng tới quân đội Việt Nam, cách họ tới nửa vòng trái đất.
Israel đa bắt giữ được 20 bộ khí tài của hệ thống tên lửa S-75 Dvina, cung loai vơi thiêt bi quân sư đươc sư dung ở Việt Nam, bị quân đội Ai Cập vứt bỏ lại ở sa mạc Sinai.
Mỹ tìm ra cách khắc chế và tiêu diệt S-75 Dvina
Các chuyên gia Mỹ đã nhanh chóng "mổ xẻ", nghiên cứu khí tài tên lửa này, đưa ra các biện pháp đối phó và tìm ra cách phá hoại hệ thống dẫn hướng của chung. Các chuyên gia Mỹ bắt đầu sử dụng các máy phát nhiễu công suất lớn, chế áp toàn bộ dải sóng làm việc của S-75 Dvina.
Ngoài ra, người Mỹ bắt đầu sử dụng tên lửa chống radar điều khiển (còn gọi là tên lửa chống bức xạ) AGM-45 Shrike. Loại tên lửa này hoạt động theo cơ chế tấn công nguồn bức xạ radar chủ động trên măt đât, phá hủy các đài radar của tô hơp tên lưa phòng không S-75 Dvina.
Do đó, vào cuối năm 1967 đa xay ra điêu bất ngờ đôi vơi cac chuyên gia Liên Xô và chiên si tên lửa Việt Nam: Cac máy bay Mỹ trở thành hầu như "miễn dịch" đối với tên lửa S-75. Hơn nữa, tên lửa tư may bay Mỹ băt đâu đánh trúng cac tô hơp tên lửa của ta trên măt đất.
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ không ủng hộ thành lập các khu tự trị trong lãnh thổ Syria Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby ngày 17/3 khẳng định, Washington không ủng hộ việc thành lập khu tự trị bên trong lãnh thổ Syria. Ông Kirby bày tỏ kỳ vọng, thành công của các cuộc đàm phán hòa bình đang diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ, sẽ đưa Syria thoát khỏi khủng hoảng chính trị, trở thành một quốc...