Mỹ tung chiêu xúi bẩy, một mình “đi đêm” hưởng lợi?
Báo chí Mỹ phụ họa thêm cho những lời kêu gọi của lãnh đạo nước này đòi EU gia hạn trừng phạt Nga.
Xúi bẩy đồng minh…
Tờ Wall Street Journal của Mỹ ngày 3/6 dẫn lời các quan chức cao cấp và các nhà ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) cho rằng trong những tuần tới, EU sẽ tiếp tục gia hạn các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga đến cuối tháng 1/2016.
Theo báo này, các quan chức và giới ngoại giao EU cho rằng việc tiếp tục các lệnh trừng phạt là một phần trong nỗ lực tăng cường sức ép của EU buộc Nga phải thực hiện đầy đủ thoả thuận Minsk về Ukraine ký kết tại Belarus hồi tháng Hai vừa qua.
Wall Street Journal sử dụng hình ảnh khói lửa ở Ukraine để minh họa cho bài viết của mình
Theo kế hoạch hiện tại, EU sẽ đưa ra quyết định tại hội nghị thượng đỉnh vào ngày 25-26/6 về việc kéo dài các lệnh trừng phạt hết hạn vào tháng 7/2015.
Có thể thấy rõ đây là cách để Mỹ “mớm lời” và “chỉ đạo” cho giới chức EU về các hành động tiếp theo chống Nga. Cho tới lúc này, các cuộc thảo luận trong nội bộ EU vẫn tiếp diễn, và thời điểm kéo dài trừng phạt chính xác vẫn chưa được đưa ra.
Một trong những yếu tố được cho là “gây trở ngại” đối với EU trong việc gia hạn trừng phạt Nga chính là Hy Lạp.
Dù báo chí Mỹ dẫn lời các quan chức EU nói rằng không có dấu hiệu Hy Lạp sẽ ngăn cản song trên thực tế, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras không ít lần lên tiếng chỉ trích các lệnh trừng phạt của EU, trong đó có lần ông này tới thăm Moskva hồi tháng 4/2015.
Video đang HOT
Động thái của báo chí Mỹ đang phụ họa cho những lời kêu gọi từ giới lãnh đạo nước này. Điển hình nhất là việc Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 27/5 đã kịch liệt phản đối “hành động xâm lược rõ ràng” của Nga tại Ukraine, đồng thời cảnh báo các nước Phương Tây cần phải chuẩn bị để đáp trả bằng những lệnh trừng phạt thêm nữa nhằm vào Nga.
Phát biểu tại Viện Brookings ở Washington, ông Biden đã hối thúc hội nghị thượng đỉnh EU sắp tới tiếp tục duy trì các lệnh trừng phạt đối với Nga.
…hưởng lợi một mình?
Trong khi kêu gọi EU trừng phạt Nga, đồng nghĩa với việc cắt giảm giao thương với Nga, thì Mỹ ung dung làm điều ngược lại.
Tạp chí Spiegel của Đức đã chỉ thẳng “chiêu trò” của Mỹ. Theo đó, trong khi giới kinh doanh châu Âu đang phải hứng chịu nhiều thiệt hại từ những biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga thì các doanh nghiệp Mỹ lại ký kết được những hợp đồng “béo bở” với nước này.
Nông dân trồng đào tại Tây Ban Nha biểu tình phản đối các lệnh trừng phạt của EU chống Nga
Tạp chí của Đức nêu dẫn chứng công ty sản xuất máy bay trực thăng Bell của Texas đã ký kết hợp đồng với nhà máy hàng không dân dụng Ekaterinburg ở Ural, một doanh nghiệp Nga thuộc Tập đoàn Rostec do ông Sergei Chemezov, một trong những nhân vật “thân tín” của Tổng thống Vladimir Putin, lãnh đạo.
Điều đáng chú ý là ông Chemezov cùng tập đoàn Rostec đã có tên trong danh sách các đối tượng bị Mỹ trừng phạt, song Bell dường như không bận tâm về điều này.
Spiegel dẫn lời ông Frank Schauff, Giám đốc Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu (AEB) ở Moskva thắc mắc: “Người Mỹ đã gây áp lực gay gắt với châu Âu, đòi hỏi những biện pháp trừng phạt thật cứng rắn, trong khi bản thân họ lại mở rộng thương mại với Nga trong năm vừa qua”.
Ngoài ra, hàng loạt thương vụ giữa Nga và Mỹ được thực hiện trong năm 2014. Hãng sản xuất máy bay Boeing và nhà sản xuất titan Avisma (Nga) quyết định tiếp tục gia hạn hợp đồng hợp tác tới năm 2022.
Tháng 1/2015, tập đoàn chế tạo Energomash (Nga) đã ký với nhà chế tạo thiết bị vũ trụ và tên lửa đẩy Orbital Sciences của Mỹ hợp đồng sản xuất 60 động cơ cho tên lửa Antares.
Tổng thống Mỹ Obama trong một cuộc gặp với các lãnh đạo EU và Ukraine tại xứ Wales, Anh tháng 9/2014
Giới lãnh đạo Đức, một nước có vai trò then chốt trong EU, ngày càng quan ngại về những tác động ngược của các biện pháp trừng phạt Nga.
Trong khi đó, giới chuyên gia kinh tế cũng cảnh báo nguy cơ của nền kinh tế Nga cũng sẽ là nguy cơ đối với các ngân hàng của Pháp và Áo, vốn có hợp tác chặt chẽ với Nga, và ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành công nghiệp của Đức.
Do cuộc khủng hoảng ở Ukraine và các lệnh trừng phạt chống Nga, xuất khẩu của Đức sang Nga đã giảm 20%, kéo theo đó là khoảng 60.000 người Đức mất việc làm.
Tài Việt
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ sẽ hỗ trợ người di cư Đông Nam Á
Bộ Quốc phòng Mỹ đang sẵn sàng đáp ứng lời kêu gọi hỗ trợ cuộc khủng hoảng người di cư trên biển ở Đông Nam Á.
Giới chức Mỹ hôm nay (22/5) cho biết quân đội nước này đã sẵn sàng giúp các nước trong khu vực Đông Nam Á giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo của những người di cư trái phép đang mắc kẹt trên biển.
Người di cư Đông Nam Á (ảnh:
Người phát ngôn Bộ Quốc Phòng Mỹ Jeffrey Pool cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ đang sẵn sàng đáp ứng lời kêu gọi hỗ trợ cuộc khủng hoảng người di cư trên biển ở Đông Nam Á, bằng việc gửi lực lượng tuần tra hàng hải trên không và hợp tác với các đối tác địa phương để giải quyết vấn đề.
Chính quyền Washington đồng thời thúc giục chính phủ các nước trong khu vực Đông Nam Á tăng cường hợp tác tìm kiếm cứu hộ và cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho người di cư dễ bị tổn thương.
Theo Liên Hợp Quốc, hơn 3.000 người nhập cư trái phép đã được cập bến an toàn tại Indonesia, Malaysia và Thái Lan kể từ 2 tuần qua. Phần lớn trong số đó là người thiểu số Hồi giáo Rohingya ở Myanmar bị bọn buôn người bỏ rơi trên biển.
Trong một diễn biến liên quan, chính phủ Myanmar hôm qua (21/5) thông báo nước này sẽ tham dự một cuộc họp khu vực về cuộc khủng hoảng nhân đạo cho người thiểu số Rohingya vào tuần tới, tìm hiểu những nguyên nhân gốc rễ của làn sóng di cư ồ ạt đến từ Bangladesh và Myanmar./.
Mai Liên Theo Reuters
VietBao.vn (Theo_VOV
Iraq chuẩn bị cuộc chiến giành lại Ramadi I raq chuẩn bị cuộc chiến giành lại Ramadi, với việc lực lượng dân quân Hashd Al-Shaabi tiến về vùng ngoại ô thành phố, sau lời kêu gọi của Thủ tướng Haider al-Ab Iraq chuẩn bị cuộc chiến giành lại Ramadi, với việc lực lượng dân quân Hashd Al-Shaabi tiến về vùng ngoại ô thành phố, sau lời kêu gọi của Thủ tướng...