Mỹ từng chiêu mộ và huấn luyện biệt đội “cảm tử” hạt nhân
Quân đội Mỹ từng tuyển dụng và huấn luyện một biệt đội cảm tử có nhiệm vụ lao vào hàng ngũ của kẻ thù với chiếc ba lô chứa bom hạt nhân đeo trên lưng.
Sau Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), quân đội Mỹ bắt đầu đẩy mạnh phát triển công nghệ hạt nhân, họ triển khai tất cả các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật từ vũ khí chống ngầm cho tới tên lửa chiến trường được thiết kế nhằm vô hiệu một cách nhanh chóng lực lượng quân địch. SADM (đạn phá hủy nguyên tử đặc biệt) ra đời trong hoàn cảnh đó.
SADM nặng 27 kg được bọc trong vỏ nhôm và sợi thủy tinh. Mặc dù kích thước không quá lớn, có thể nhét vừa trong một chiếc ba lô nhưng SADM có sức công phá khủng khiếp, bằng 1/16 vụ nổ hạt nhân ở Hiroshima, Nhật Bản. Quân đội Mỹ được cho là sở hữu hàng chục vũ khí hạt nhân “tí hon” này vào những năm 1960,1970.
Phương tiện vận chuyển H-912 dùng để chứa SADM được trưng bày trong Bảo tàng nguyên tử Quốc gia mỹ. (Ảnh: Flickr)
Một lực lượng đặc biệt của quân đội Mỹ gọi là Đội A với các thành viên từ Thủy quân lục chiến và Hải quân SEALs được huấn luyện theo một quy trình nghiêm ngặt để sử dụng SADM. SADM có thể tấn công vào các sân bay, cảng, trung tâm công nghiệp và nhiều mục tiêu khác. Các chỉ huy quân đội Mỹ vào thời điểm đó tin rằng chỉ cần vài binh sỹ mang theo vũ khí này là đủ để công phá hàng loạt xe tăng và đoạt mạng hàng chục nghìn binh sỹ địch.
Video đang HOT
Theo ông Mark Bentley, một cựu binh Mỹ từng được tuyển mộ vào Đội A, ông và các đồng đội đều tự hiểu rằng một khi khoác ba lô mang SADM trên vai, họ đang nhận một nhiệm vụ tự sát, không có đường trở lại. Bên cạnh đó, một người sẽ phải ở lại cho tới cùng để chắc chắn rằng kẻ thù không phát hiện ra hoặc vô hiệu hóa quả bom.
“Quân đội sẽ không để một quả bom như vậy và chạy đi, bỏ lại nó vì họ không thể chắc chắn rằng có ai nhận ra nó hay không. Sẽ có người phải ở đó để chắc chắn rằng nó không bị đánh cắp”, cựu binh 89 tuổi nhớ lại.
Mặc dù vậy, SADM chưa bao giờ được sử dụng. Tới năm 1989, Đội A của ông Bentley giải tán. Lầu Năm Góc chưa bao giờ đưa ra lý do chính thức lý giải nguyên nhân loại bỏ vũ khí này, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng nhiệm vụ SADM nhiều khả năng sẽ không thể thành thành công trong một kịch bản chiến tranh tổng lực.
Thêm vào đó, sẽ là một thảm họa nếu quân địch phát hiện và vô tình bắn hạ máy bay chở theo binh sỹ mang theo SADM. Nhiều người cũng tin rằng sẽ an toàn hơn nhiều khi triển khai một chiêu bài cũ nhưng hiệu quả ném bom từ một máy bay hạt nhân.
Theo Song Hy/VTC News
Nạn nhân vụ thả bom nguyên tử tại Nhật lo ngại khi Mỹ rút khỏi INF
Kế hoạch rút khỏi Hiệp ước về vũ khí tầm trung (INF) của Mỹ khiến một số người may mắn sống sót trong vụ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki hơn 70 năm trước cảm thấy lo ngại.
Động thái rút khỏi INF của Mỹ gây ra nhiều lo ngại - Ảnh: EPA
Hai quả bom vào tháng 8.1945 khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng cũng như phá hủy hầu hết công trình kiến trúc tại Hiroshima và Nagasaki. Hậu quả do vụ thả bom đem lại vẫn còn kéo dài.
Ông Junji Maki, nạn nhân sống sót ở Hiroshima nay đã 88 tuổi, nhận xét: "Dù yêu cầu CHDCND triều Tiên phi hạt nhân hóa, nhưng chính Mỹ đang chống lại việc hướng đến giải trừ hạt nhân".
"Quyết định rút khỏi INF rất đáng lo. Một quốc gia sở hữu hạt nhân nên tuân thủ kỷ luật và nỗ lực giải trừ loại vũ khí này. Tôi tin vào sức mạnh của những người có ý thức tại Mỹ", ông Maki chia sẻ.
Còn theo bà Kunihiko Sakuma, cư dân Nagasaki 74 tuổi: "Hiệp ước đáng ra phải được duy trì. Tôi sợ rằng quyết định rút khỏi không chỉ ảnh hưởng đến Mỹ - Nga mà còn thúc đẩy các cường quốc hạt nhân khác phát triển vũ khí hạt nhân. Đây là một hành động không thể tha thứ, đi ngược lại sự thúc đẩy giải trừ hạt nhân trên quốc tế".
Bà Sakuma cũng kêu gọi: "Với tư cách là quốc gia duy nhất từng hứng chịu một cuộc tấn công hạt nhân, chính phủ Nhật nên đưa ra lời phản đối nghiêm túc và cảnh báo về nỗi khốn khổ mà loại vũ khí hủy diệt này mang lại".
Với nội dung cấm Nga - Mỹ tham gia xử lý, sản xuất hoặc tiến hành phóng thử các loại tên lửa mang được đầu đạn hạt nhân có tầm bắn từ 500 - 5.500km phóng từ mặt đất, INF được đánh giá giúp xoa dịu cuộc chạy đua vũ trang thời Chiến tranh Lạnh cũng như giảm đáng kể nguy cơ chiến tranh hạt nhân tại châu Âu.
Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Donald Trump đánh giá INF "trói tay" Mỹ, đặt nước này vào thế bất lợi khi Nga lẫn Trung Quốc phát triển ngày càng nhiều loại tên lửa tiên tiến.
Washington ngày 1.2 tuyên bố ngừng tuân thủ hiệp ước, bắt đầu quá trình rút khỏi trong 180 ngày tới với lý do phản ứng với việc Moscow liên tục vi phạm.
Cẩm Bình (theo Japan Today)
Theo Motthegioi.vn
Mỹ - Hàn nhất trí giảm quy mô tập trận chung Đài NHK ngày 28.1 đưa tin quân đội hai nước Mỹ và Hàn Quốc đều nhất trí giảm quy mô một số hoạt động tập trận chung định kỳ dự kiến diễn ra trong mùa xuân năm nay. Mỹ - Hàn không muốn tập trận chung ảnh hưởng nỗ lực phi hạt nhân hóa Triều Tiên bằng ngoại giao - Ảnh: AP Phía...