Mỹ từng chặn Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở bãi cạn Scarborough
Trung Quốc tháng 6 năm ngoái định xây dựng trên bãi cạn Scarborough nhưng Mỹ đã chặn được kế hoạch này.
Bãi cạn Scarborough. Ảnh: Inquirer
“Chúng tôi nhận được báo cáo của người Mỹ rằng các sà lan đã chở đất và vật liệu xây dựng tới bãi cạn Scarborough. Nhưng tôi nghĩ, người Mỹ đã nói với người Trung Quốc: ‘Đừng làm thế’. Vì lý do nào đó, người Trung Quốc đã dừng lại”, Rappler dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hôm 9/3 nói.
Lorenzana cho biết Mỹ có các kênh liên lạc với Trung Quốc, cho phép hai nước này thảo luận về các diễn biến trong khu vực.
Báo SCMP dẫn một nguồn tin giấu tên thân cận với Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hồi tháng 4 năm ngoái đưa tin Trung Quốc lên kế hoạch lập tiền đồn trên bãi cạn Scarborough.
Video đang HOT
Manila công khai phản đối sự hiện diện của tàu Trung Quốc gần bãi cạn tranh chấp ngoài khơi bờ biển tỉnh Zambales, kể cả khi nước này khi đó đang thiết lập mối quan hệ nồng ấm hơn với siêu cường quân sự châu Á.
Vị trí bãi cạn Scarborough. Đồ hoạ: GoogleMap
Trọng Giáp
Theo VNE
Philippines lo Trung Quốc xây tiền đồn quân sự ở Scarborough
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines lo bãi cạn Scarborough, cách bờ biển nước này hơn 200 km, bị Trung Quốc chiếm chủ quyền và xây tiền đồn quân sự lên đó.
Bãi cạn Scarborough nhìn từ máy bay của lực lượng tuần duyên Philippines hôm 5/8/2016. Ảnh: Rappler
Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP, Delfin Lorenzana, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines hôm nay cho biết ông tin rằng Trung Quốc cuối cùng sẽ chiếm Scarborough, bãi cạn chỉ cách đảo Luzon của Philippines 230 km. Manila lo ngại Trung Quốc sẽ tìm cách xây dựng trên bãi cạn Scarborough, động thái "không thể chấp nhận" ở vùng biển nóng này.
Bắc Kinh đã xây dựng trên một số đảo nhỏ và bãi cạn ở Biển Đông, đặt căn cứ quân sự trên một vài điểm trong số này. Giới phân tích nói rằng các căn cứ tương tự ở Scarborough có thể giúp Trung Quốc kiểm soát quân sự một cách có hiệu quả ở Biển Đông - điều mà Mỹ từng nói sẽ không chấp nhận.
"Họ đã lấn chiếm", Lorenzana nói về cuộc đối đầu hồi năm 2012, khi các tàu của Philippines bị tàu công vụ và tàu cá Trung Quốc xua đuổi khỏi Scarborough. "Họ đã chiếm ba đảo, cộng với việc họ đang cố gắng lấy Scarborough. Điều này là không thể chấp nhận được đối với chúng tôi".
"Nếu chúng tôi cho phép, họ sẽ xây dựng ở Scarborough. Điều này rất đáng lo ngại. Mối lo này lớn hơn nhiều so với việc họ xây dựng ở Đá Chữ Thập bởi nó gần chúng tôi hơn", Lorenzana nói. Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Vì vị trí của nó, một tiền đồn quân sự khác tại bãi cạn Scarborough được xem như bước đi cần thiết cuối cùng để kiểm soát Biển Đông. Một tiền đồn như vậy sẽ giúp chiến đấu cơ và tên lửa Trung Quốc đạt đến khoảng cách dễ dàng để tấn công các lực lượng Mỹ đồn trú ở Philippines.
Scarborough cũng là điểm có thể khống chế lối ra Thái Bình Dương ở phía tây bắc của Biển Đông. Do đó, một tiền đồn quân sự của Trung Quốc có thể chặn hải quân các nước khác sử dụng tuyến đường biển quan trọng này.
Tòa Trọng tài hồi tháng 7 năm ngoái ra phán quyết "đường chín đoạn" mà Trung Quốc tự vẽ ra, yêu sách chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông là không có cơ sở pháp lý.
Lorenzana cho rằng các nỗ lực cải tạo đảo của Trung Quốc có nghĩa là nước này muốn kiểm soát Biển Đông. "Đó có thể là chiến lược của họ để chống lại bất cứ siêu cường nào vào Biển Đông bởi Trung Quốc tin rằng nơi này giống như ao nhà họ", Lorenzana nói.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tỏ ý rằng sẽ chống lại bất cứ nỗ lực nào của Trung Quốc nhằm củng cố sự kiểm soát Biển Đông. Trong một phiên điều trần, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói Washington sẽ ngăn chặn Bắc Kinh tiếp cận các đảo nhân tạo nước này xây dựng ở Biển Đông. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng hành động này đòi hỏi sự phong tỏa quân sự, tương đương một hành động chiến tranh.
Văn Việt
Theo VNE
Philippines nói tàu Trung Quốc rút khỏi bãi cạn tranh chấp ở Biển Đông Philippines tuyên bố các tàu Trung Quốc không còn ở bãi cạn Scarborough và ngư dân nước này lần đầu tiên có thể tiếp cận mà không bị ngăn cản trong 4 năm. Bãi cạn Scarborough tranh chấp giữa Trung Quốc và Phillippines. Ảnh: Wikipedia "Kể từ cách đây ba ngày, không còn tàu, tuần duyên hay hải quân Trung Quốc, trong khu...