Mỹ tức tối nhìn Venezuela bán dầu cho Trung Quốc
Cựu Đại sứ Mỹ lên án chính quyền Venezuela bán dầu thô Trung Quốc, mua vũ khí Nga không giải quyết được cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước này.
Trang điện tử chính thức của Nhà Trắng mới đây đưa tin về cuộc gặp của ông Elliott Abrams – đại diện đặc biệt của Mỹ tại Venezuela với các phóng viên, nhấn mạnh rằng Tổng thống Nicolas Maduro đang càng khiến Venezuela tồi tệ thêm.
Elliott Abrams – đại diện đặc biệt của Mỹ tại Venezuela
Theo ông Abrams, chính quyền Venezuela đã giao khoảng 5 tỷ USD tiền dầu để trả nợ cho Trung Quốc và Cuba, đồng thời chi thêm hàng trăm triệu USD để mua vũ khí quân sự của Nga, bất chấp tình hình kinh tế khó khăn và người dân thiếu thực phẩm, thuốc men.
Chính quyền Venezuela được quyền lựa chọn mua thuốc thang, thực phẩm cho người dân của mình nhưng họ đã không chọn điều đó mà trả nợ cho nước ngoài, mua thêm vũ khí, ký kết hợp tác quân đội với Nga. Tuyên bố này được cho là ám chỉ tới yêu sách của Mỹ trong việc đòi Tổng thống Nicolas Maduro từ chức và ủng hộ phe đối lập do Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido.
Ông Juan Guaido đầu năm nay đã tuyên bố sẽ nhập số thuốc cực lớn từ Mỹ về để giúp đỡ người dân Venezuela.
Số thuốc này thực chất là thực phẩm chức năng và chính quyền ông Nicolas Maduro cùng quân đội đã kiên quyết chặn lại ở trước cửa biên giới nhằm ngăn mọi kịch bản có thể xảy ra bao gồm cả trường hợp có vũ khí trong các lô hàng.
Đại diện Mỹ về Venezuela còn lên án đây là động thái cho thấy nước này đang mua “các công cụ để đàn áp chính người dân của mình”.
Video đang HOT
Theo số liệu được Nhà Trắng công bố, năm ngoái Chính phủ Tổng thống Nicolas Maduro đã gửi gần 3 tỷ USD tiền dầu cho Trung Quốc để trả nợ các khoản tài chính trước đó. Venezuela cũng trả khoảng 900 triệu USD cho Cuba và trả nợ cho Rosneft của Nga 1,5 tỷ USD.
Venezuela cũng ký hợp đồng quân sự với Nga trị giá 209 triệu USD máy bay phản lực, máy bay trực thăng quân sự cũng như một số vũ khí khác.
“Chính quyền ở Caracas có thể mua tất cả thực phẩm, thuốc men mà họ muốn, kể cả ở Mỹ nhưng thực tế là họ đã không mua thực phẩm ở Mỹ trong cả năm nay. Vấn đề ở Venezuela là họ đã không dù có tiền” – ông Abrams nhấn mạnh.
Ông Abrams cũng bảo lưu các lệnh trừng phạt Mỹ đang áp đặt lên chính quyền ông Nicolas Maduro, cho rằng đây là các biện pháp cần thiết nhằm thúc đẩy chính quyền đương nhiệm phải thúc đẩy các chương trình trong nước nhằm cải thiện cuộc sống của người dân.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục các biện pháp trừng phạt của mình và cố gắng làm cho nó hoạt động tốt hơn” – đại diện Mỹ tuyên bố.
Trong khi đó, Reuters mới đây tiếp tục dẫn các nguồn tin độc quyền thân cận với Ngân hàng Trung ương Venezuela cho thấy, những tháng gần đây, Venezuela liên tục sử dụng đồng nhân dân tệ trong thanh toán hàng hóa với Trung Quốc.
Mỹ đã ngăn cấm Venezuela được sử dụng hệ thống thanh toán tài chính Mỹ và giờ đây Venezuela đã phải lựa chọn hình thức thanh toán bằng đồng nội tệ của Trung Quốc.
5 nguồn tin bao gồm hai quan chức chính phủ và ba nguồn từ các công ty tư nhân trong lĩnh vực tài chính hoặc dầu mỏ đã khẳng định với Reuters rằng thanh toán đồng nội tệ đang được thúc đẩy ở Venezuela.
Việc thanh toán các hợp đồng kinh tế bằng nhân dân tệ sẽ cho phép Venezuela tránh được việc sử dụng hệ thống tài chính của Mỹ và bị ngăn chặn.
Song hai nguồn tin cho biết quá trình mở tài khoản tại các ngân hàng Trung Quốc đang tỏ ra phức tạp. Tập đoàn Năng lượng Venezuela (PDVSA) và Ngân hàng trung ương của Venezuela đã duy trì các tài khoản ngân hàng ở Trung Quốc từ lâu, một phần nhờ vào một thỏa thuận tài chính được ký kết từ hơn một thập kỷ trước. Các nguồn tin cho Reuters biết, Trung Quốc đã cho quốc gia Nam Mỹ này vay 50 tỷ USD để đổi lấy các lô hàng dầu thô.
Theo một nguồn tin thân cận, biết rõ về hoạt động của ngân hàng trung ương Venezuela, Venezuela có ít nhất 700 triệu nhân dân tệ (gần 1 triệu USD) trong tài khoản tại Ngân hàng trung ương của Trung Quốc.
Các nhà phân tích đánh giá, Mỹ kỳ vọng các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Venezuela đối với ngành khai thác dầu của nước này có thể “trở về con số 0″ nhưng thực tế thì một lượng dầu không xác định của Venezuela đã vô tư nhập cảng Trung Quốc thông qua quốc gia Malaysia.
Ngoài Trung Quốc, Nga cũng được cho là đã mua nhiều lô hàng dầu thô của Venezuela và được thanh toán thông qua cơ chế thanh toán đồng nội tệ của hai nước. Số dầu của Venezuela được Nga bán cho Trung Quốc và Ấn Độ.
Nga và Trung Quốc được cho là 2 quốc gia đã giúp đỡ Caracas thành công trong việc chặn đứng các mưu đồ của Mỹ và Colombia nhằm gây bất ổn chính trị và xã hội ở nước này. Tuy nhiên, Moscow luôn khẳng định tới Venezuela để hỗ trợ kỹ thuật quân sự theo các đơn hàng quốc phòng từ trước khi Mỹ áp đặt trừng phạt Venezuela.
Hải Lâm
Theo baodatviet.vn
"Vết dầu loang" của bất ổn tại Mỹ Latinh
Bất ổn chính trị, biểu tình hàng loạt và bạo loạn dẫn đến đổ máu đang lan rộng tại Mỹ Latin. Điều gì đã dẫn đến thực trạng đáng báo động này?
Những người ủng hộ cựu Tổng thống Evo Morales đứng cạnh những người lính bảo vệ con đường dẫn đến nhà máy nhiên liệu Senkata thuộc sở hữu nhà nước, ở El Alto, ngoại ô La Paz, Bolivia. (Nguồn: AP)
Tháng 1/2019, bất ổn tại Venezuela nổ ra sau khi phe đối lập phản đối kết quả cuộc bầu cử Tổng thống năm 2018. Tháng 11/2019, bạo loạn bao trùm khiến Tổng thống Chile Sebastian Pinera buộc phải hoãn tổ chức Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31. Chưa đầy hai tuần sau, Tổng thống Bolivia Evo Morales từ chức, khơi mào cho hàng loạt cuộc biểu tình tại Sucre. Ít lâu sau, Colombia đã nối bước khi người dân đổ xuống đường phố Santiago phản đối, yêu cầu ông Ivan Duque từ chức, nhường chỗ cho nhà lãnh đạo khác hiệu quả hơn.
Làn sóng bất ổn, biểu tình và bạo loạn giờ đây đang trở thành "vết dầu loang" khó có thể kiểm soát tại khu vực Mỹ Latinh. Vậy đâu là nguyên nhân cho làn sóng này?
Với Venezuela, đó là sự phụ thuộc của nền kinh tế vào tăng giảm của giá dầu cùng tầm ảnh hưởng phe đối lập được Mỹ hậu thuẫn.
Về phần Chile, người dân đã mất kiên nhẫn với giá cả sinh hoạt leo thang, thu nhập thấp, lạm phát gia tăng và tỷ lệ bất bình đẳng thu nhập thuộc hàng cao nhất tại khu vực. Nỗ lực phát triển kinh tế, hội nhập thế giới của chính quyền Tổng thống Sebastian Pinera là đáng ghi nhận, song chưa thể giải quyết được những thách thức đang ẩn sau trong lòng quốc gia Mỹ Latinh.
Bolivia lại có câu chuyện khác. Mâu thuẫn chính trị giữa người dân bản địa và bộ phận người da trắng gốc châu Âu đã chi phối chính trường quốc gia này trong nhiều thập kỷ và một lần nữa bùng phát khi ông Morales gặp khó. Khi đó, xung đột giữa người dân bản địa, nông dân trồng cacao ủng hộ cựu Tổng thống Evo Morales và Chính phủ của Tổng thống lâm thời Jeannie Anez, đại diện cho bộ phận người da trắng gốc châu Âu, là khó tránh khỏi.
Vấn đề của Colombia lại đến từ chính sách điều hành và quản lý chưa hiệu quả, không giải quyết được những khó khăn và thách thức mà đất nước đang phải đối mặt. Về chính trị, thỏa thuận hòa bình giữa Chính phủ và Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC) đã được ký kết năm 2016, song kết quả sau ba năm triển khai chưa đáp ứng được kỳ vọng. Về kinh tế, tăng trưởng không ổn định, tham nhũng nghiêm trọng, bất bình đẳng thu nhập gia tăng khiến Colombia tiếp tục lao đao. Về xã hội, tình trạng bạo lực không có dấu hiệu thuyên giảm, sự chi phối của các băng đảng tội phạm có tổ chức vẫn là bài toán chưa thể giải tại quốc gia Mỹ Latinh.
Khác biệt là vậy, song cả 4 quốc gia này đều có mẫu số chung: Tốc độ phát triển kinh tế cùng tình trạng chính trị - xã hội bất ổn kéo dài không đáp ứng được kỳ vọng của người dân. Câu chuyện không đơn giản nằm ở tốc độ tăng trưởng. Theo Quỹ Barclays, khu vực Mỹ Latinh dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng cao hơn cả châu Á trong năm tới và là thị trường tiềm năng cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, không nhiều thành quả của quá trình phát triển tới được người nghèo, tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Bất bình đẳng thu nhập từ lâu đã là vấn đề nan giải của cả khu vực. Hệ quả của tình trạng này giờ đây không còn giới hạn trong lĩnh vực kinh tế, mà đã lan sang các lĩnh vực khác, ảnh hưởng tiêu cực tới ổn định chính trị - xã hội.
Yếu tố nước ngoài cũng cần được xem xét tới trong "vết dầu loang" hiện nay tại Mỹ Latinh. Câu chuyện của Caracas giờ đây không còn chỉ giới hạn trong sự khó khăn về mặt kinh tế và đối đầu về chính trị giữa hai phe, mà sớm trở thành địa bàn tranh giành ảnh hưởng của Washington và Moscow. Quốc gia láng giềng Colombia là một trong những nước ủng hộ ông Juan Guaido mạnh mẽ nhất và đã nhiều lần đóng vai trò trung chuyển viện trợ của Mỹ tới thủ lĩnh phe đối lập của Venezuela. Trong khi đó, với trữ lượng Lithium dồi dào, Bolivia đang trở thành thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp khai khoáng Trung Quốc.
Khi ấy, những yếu tố chung, kết với nguyên nhân đặc thù của từng quốc gia sẽ khiến việc tìm kiếm giải pháp cho tình hình bất ổn hiện nay tại Mỹ Latinh là không hề dễ dàng.
Lưu Huỳnh
Theo baoquocte.vn
Tham gia biểu tình bạo lực và phá hoại, 59 công dân Venezuela bị Colombia trục xuất Ngày 25/11, nhà chức trách Colombia tuyên bố đã trục xuất 59 người Venezuela với cáo buộc thực hiện những hành động gây ảnh hưởng đến "trật tự và an ninh công cộng" tại thủ đô Bogota trong những ngày đầu tiên của làn sóng biểu tình phản đối Chính phủ của Tổng thống Ivan Duque. Hình ảnh đoàn người biểu tình tại...