Mỹ “tức điên” vì Nga-Thổ-Syria bắt tay nhau
Thổ Nhĩ Kỳ quyết định không rút quân về nước mà tiếp tục tiến sau vào lãnh thổ Syria để quậy phá đồng minh của Mỹ với “cái gật đầu” của Nga. Có tin nói rằng Nga sẽ đứng ra làm trung gian hòa giải cho Thổ và Syria trong 10 ngày nữa ở Moskva.
Tổng thống Nga Putin và hai người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục chiến dịch quân sự để thiết lập hành lang an toàn dọc biên giới với Syria (thuộc tỉnh Aleppo). Hiện có tin, dưới sự “bật đèn xanh” từ Nga, Ankara đang đưa lượng lớn khí tài tới khu vực biên giới (giáp tỉnh Raqqa của Syria) và có thể tấn công 2 thị trấn của người Kurd là Tal Abyad và Ras al- Ayn (hay Kobane).
Gần đây, liên tục có những tin đồn rằng Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ muốn lập hành lang an toàn dọc biên giới với Syria mà còn muốn đánh người Kurd ở Syria (do Mỹ hậu thuẫn). Vì vậy, theo giới quan sát, việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào tỉnh Raqqa là hoàn toàn… hợp lý. Ngoài ra, còn có tin Thổ đang ra sức tuyển phiến quân ôn hòa FSA ở Syria nhưng có tư tưởng chống lại người Kurd và lực lượng tự vệ Kurd (YPG), cũng do Mỹ chống lưng.
Video đang HOT
Trong khi đó, phiến quân FSA do Thổ tài trợ cũng đang hành quân về thị trấn Al-Bab (thành trì duy nhất còn lại của phiến quân IS ở địa bàn Aleppo). Cùng với đó là việc mở rộng vùng kiểm soát ở hành lang biên giới từ Azaz tới Jarabulus.
Có tin nói Nga vẫn còn chờ “đợt thương lượng cuối cùng với Mỹ” và nếu không có kết quả gì thì Nga sẽ “leo thang chiến tranh” tại Syria, giữa lúc Mỹ đang tổ chức bầu cử tổng thống.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ tranh thủ giai đoạn chuyển giao quyền lực ở Mỹ để phá nát lực lượng người Kurd Syria nhằm làm bể kế hoạch lập nhà nước riêng (dưới sự bảo trợ của Mỹ).
Một số nguồn tin từ Trung Đông nói rằng Nga sẽ tổ chức cuộc gặp “hòa giải” giữa Tổng thống Syria Assad và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tại Moskva vào cuối tháng này. Thậm chí còn có tin cuộc gặp tay 3 diễn ra trong khoảng thời gian 18-22/9 tới. Tuy nhiên, Điện Kremlin bác bỏ tin này.
Những diễn biến kể trên tại Syria đã khiến Mỹ “phát điên”. Trong một phản ứng mới nhất, tờ Washington Post dẫn nguồn tin trong chính quyền Obama cho biết Mỹ đã gửi cho Nga tối hậu thư, trong đó nói rằng họ đã mất hết kiên trong cố gắng để đạt được với Nga một thỏa thuận về Syria.
Theo Năng Lượng Mới
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ra 'tối hậu thư' cho Mỹ
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 10-8 đã ra tối hậu thư cảnh báo Mỹ phải chọn hoặc Thổ Nhĩ Kỳ hoặc giáo sĩ Fethullah Gulen.
Hãng tin Press TV ngày 10-8 cho hay phát biểu trước hàng ngàn người ủng hộ chính phủ bên ngoài cung điện tổng thống ở thủ đô Ankara, Tổng thống Erdogan nói rằng Washington phải lựa chọn hoặc Thổ Nhĩ Kỳ hoặc giáo sĩ Gulen. Ông Gulen là người bị Ankara cáo buộc đứng đằng sau cuộc đảo chính bất thành đêm 15-7.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan phát biểu hôm 10-8. Ảnh: AP
"Sớm hay muộn Mỹ sẽ phải lựa chọn, hoặc là Thổ Nhĩ Kỳ hoặc là Tổ chức khủng bố Gulen (FETO). Họ cũng phải lựa chọn giữa những kẻ khủng bố chớp nhoáng FETO hay là Thổ Nhĩ Kỳ dân chủ" - ông Erdogan nói.
Tổng thống Erdogan nói Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi 85 hộp tệp tin tới Washington chứng minh vai trò của ông Gulen trong vụ đảo chính hôm 15-7. Tuy nhiên, đến nay Washington vẫn từ chối dẫn độ Gulen trở về Thổ Nhĩ Kỳ.
Giáo sĩ Gulen hiện đang sống lưu vong tại Mỹ đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc ông có dính líu tới vụ binh biến ở Thổ Nhĩ Kỳ đêm 15-7. Ông Gulen còn cáo buộc trò đổ lỗi này có thể là cái cớ để đảng Công lý và Phát triển củng cố quyền lực.
Ít nhất 246 người thiệt mạng và hơn 2.100 người bị thương trong vụ đảo chính. Sau khi đảo chính bị dập tắt, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã mở chiến dịch thanh trừng quy mô lớn chưa từng có.
THÁI LAI
Theo PLO
Quân đội Syria ra tối hậu thư cho phiến quân ở Đông Ghouta Chiến đấu cơ Syria ngày 9/5 đã thả truyền đơn cho phiến quân Hồi giáo ở Đông Ghouta cơ hội cuối cùng trước khi tiến hành chiến dịch quân sự quy mô lớn. Theo Fars News, hàng ngàn truyền đơn được thả xuống thành trì của các nhóm khủng bố tại các ngôi làng và thị trấn khác nhau ở miền Đông Ghouta....