Mỹ tuần tra Biển Đông không nhằm khiêu khích Trung Quốc
Tất cả các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông đều là bè bạn của Hoa Kỳ. Vì vậy nên Hoa Kỳ có lợi ích mạnh mẽ trong việc đảm bảo lợi ích trong khu vực này.
Biển Đông đã trở thành điểm nóng thu hút sự quan tâm chú ý của không chỉ các nước trong khu vực mà còn cả cộng đồng quốc tế trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh các biện pháp cứng rắn nhằm thực thi tuyên bố chủ quyền (phi lý và trái phép) đối với phần lớn vùng biển giàu tài nguyên và có tuyến đường thương mại đông đúc, quan trọng này.
Biển Đông là một trong những chủ đề quan trọng sẽ được tiếp tục thảo luận trong chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng như cuộc họp báo tại Hà Nội sáng nay (ngày 10/5) của Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương Daniel Russel.
Biển Đông là mối quan tâm quốc tế
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Daniel khẳng định tình hình Biển Đông là một mối quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế và an ninh, ổn định ở vùng biển này gắn bó chặt chẽ với lợi ích của nước Mỹ.
Tàu Hải quân Mỹ.
Vấn đề tình hình Biển Đông là mối quan tâm lớn của tất cả các nước, không chỉ là mỗi mối quan tâm của các nước có tuyên bố chủ quyền trong vùng biển này như Việt Nam, Malaysia, Philippines hay Brunei mà còn là mối quan tâm của các nước khác trong khu vực và quốc tế.
Vấn đề một hòn đảo thuộc về sở hữu của tôi hay của bạn chỉ là vấn đề giữa chúng ta thôi. Nhưng vấn đề về phương thức hành xử ở vùng biển quốc tế là vấn đề quan tâm của tất cả cộng đồng quốc tế.
Nhiều nước đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về một số hành động của Trung Quốc là một nước lớn có tuyên bố chủ quyền trong khu vực này, trong vấn đề cải tạo các thực thể địa lý, trong việc xây dựng quy mô lớn, quân sự hóa các tiền đồn của họ ở Biển Đông.
Cách đây hai ngày tôi ở Lào để tham dự cuộc họp của các quan chức cấp cao ASEAN, gặp gỡ đại diện của chính phủ các nước tham gia hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
Video đang HOT
Trong các cuộc thảo luận của chúng tôi tại đó, gần như tất cả những người tham gia thảo luận đề bày tỏ quan ngại sâu sắc tới tình hình ngày càng gia tăng căng thẳng ở Biển Đông và gần như tất cả những người phát biểu ý kiến đều bày tỏ tin tưởng mạnh mẽ rằng tất cả các bên cần phải tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng tất cả các quyền của các nước theo luật pháp quốc tế.
Hoa Kỳ không đứng về bên nào tuyên bố chủ quyền để chống lại bên kia, nhưng chúng tôi đứng về phía luật pháp quốc tế, cụ thể là chúng tôi ủng hộ Luật Biển quốc tế.
Mặc dù Hoa Kỳ là nước hùng mạnh nhất trên trái đất và các tàu thuyền, máy bay của chúng tôi có thể đi lại bất cứ nơi nào trên thế giới mà luật pháp quốc tế cho phép.
Nhưng chúng tôi sẽ không thỏa mãn nếu như tất cả các nước khác, kể cả nước nhỏ, không được thực hiện các quyền như chúng tôi được hưởng.
Tất cả các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông đều là bè bạn của Hoa Kỳ. Vì vậy nên Hoa Kỳ có lợi ích mạnh mẽ trong việc đảm bảo lợi ích trong khu vực này và đó là lý do vì sao chúng tôi đã và đang làm việc với Việt Nam, Trung Quốc, các nước có tuyên bố chủ quyền khác, các nước ASEAN khác nhằm giảm căng thẳng; khuyến khích các bên thực hiện tiến trình ngoại giao giải quyết bất đồng, tiến hành kiềm chế góp phần đảm bảo sự ổn định và thịnh vượng của khu vực.
Mỹ tuần tra Biển Đông không nhằm khiêu khích Bắc Kinh
Ông Russel đã bác bỏ các thông tin cho rằng việc tàu tuần tra của Mỹ tiến hành tuần tra ở vùng 12 hải lý xung quanh các đảo Trung Quốc xây dựng (trái phép) ở Biển Đông nhằm khẳng định tự do hàng hải là động thái kích thích Trung Quốc tăng cường củng cố tuyên bố chủ quyền (trái phép) của mình ở vùng biển này.
Ông Daniel Russel tại cuộc họp báo ở Hà Nội sáng ngày 10/5. Ảnh Nguyễn Hường
Theo ông Russel, việc Hải quân Hoa Kỳ thực hiện các chuyến tuần tra hàng hải là nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế quy định dành cho không chỉ Mỹ mà tất cả các quốc gia khác như Việt Nam, Trung Quốc và các quốc gia khác.
“Đó là chính sách chúng tôi đã thực hiện nhiều năm, hàng thập kỷ, nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với hệ thống quốc tế cởi mở.
Nếu Hải quân của một nước mạnh nhất thế giới không thể thực hiện các hành đông phù hợp với luật pháp quốc tế thì làm sao hải quân của các nước nhỏ hơn có thể thực hiện quyền như vậy
Nếu như các tàu hải quân không thể thực hiện quyền theo luật pháp quốc tế thì làm sao các tàu của ngư dân, tàu chở hàng có thể thực hiện các quyền đó mà không bị các nước hùng mạnh khác ngăn cản.
Hoa Kỳ không có tuyên bố chủ quyền nào, không hề mong muốn có được đảo nào hay vùng biển nào tại Biển Đông. Chúng tôi không muốn chiếm đoạt cái gì, và không muốn chiếm đoạt bất cứ cái gì trong tương lai.
Chúng tôi đang cố gắng làm hai việc. Thứ nhất là để giữa cho vùng biển này được mở, được tự do cho tất cả mọi người. Thứ hai là nhằm đảo bảo các quyền theo quy định của luật pháp quốc tế không bị xóa bỏ.
Những chuyến tuần tra thực hiện quyền tự do hàng hải không phải là hành động khiêu khích. Đó là hoạt động nhằm thể hiện quyền của người dân quốc tế.”
Hải quân Mỹ đã điều tàu sân bay, tàu khu trục và máy bay tuần tra tại Biển Đông nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải. Các quan chức Mỹ trước đó cũng khẳng định hải quân nước này sẽ thường xuyên xuất hiên ở Biển Đông. Riêng năm ngoái, các tàu của Hạm đôi Thái Bình Dương đã có 700 ngày hoạt đông trong khu vực này.
Hoàng Hải
Theo_Người Đưa Tin
Trung Quốc: 'Tự do hàng hải ở biển Đông không thành vấn đề'
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói rằng không có bất kỳ vấn đề nào với tự do hàng hải ở biển Đông và phi quân sự hóa trong khu vực cần nỗ lực của tất cả bên liên quan.
Tuyên bố trên đã được ông Vương đưa ra tại một cuộc họp báo chung với người đồng cấp Mỹ John Kerry sau cuộc nói chuyện song phương ngày 23-2 (giờ Mỹ), theo Tân Hoa xã.
Ông Vương còn vô lý tuyên bố rằng "Các đảo ở biển Đông đã là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại và Trung Quốc có quyền để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình".
Ông Vương nói: "Trên thực tế, chưa bao giờ có bất cứ vấn đề gì với tự do hàng hải ở biển Đông". Ông biện bạch cho tuyên bố trên rằng: "Tình hình ở biển Đông nhìn chung ổn định".
Đá Chữ Thập trước (trái: chụp tháng 1-2006) và sau khi Trung Quốc "nhúng tay" vào (phải: chụp tháng 9-2015). (Ảnh: CNN)
Tuy nhiên, Trung Quốc trong những năm gần đây đã tăng cường bồi đắp và xây dựng trái phép các đảo nhân tạo ở biển Đông, đặc biệt là việc tôn tạo trái phép các bãi đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam bất chấp luật pháp quốc tế. Động thái đơn phương của Trung Quốc đã khiến nhiều nước trong và ngoài khu vực quan ngại.
Mới đây, Trung Quốc còn triển khai hệ thống tên lửa phòng không đến đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong một động thái mới nhất, theo Fox News ngày 23-2, Trung Quốc lại tiếp tục ngang nhiên điều các máy bay chiến đấu đến đảo Phú Lâm, bất chấp phản đối từ các nước sau vụ triển khai hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 trên.
Theo nhận định của giám đốc Viện Chính sách chiến lược Úc (ASPI) Peter Jennings, việc Trung Quốc triển khai bất ngờ hệ thống tên lửa đất đối không đến đảo Phú Lâm đã "hâm nóng bầu không khí" trong khu vực, chứ không ổn định như ông Vương nói.
Trong cuộc họp báo với ông Vương, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tái khẳng định rằng Mỹ có quyền tự do hàng hải ở biển Đông.
Thực tế cho thấy Mỹ ngày càng tăng cường các hoạt động tuần tra tự do hàng hải theo sau các động thái hung hăng của Trung Quốc ở biển Đông để khẳng định "tự do hàng hải" ở vùng biển khu vực.
Kể từ tháng 10-2015, Mỹ đã hai lần tiến hành tuần tra tự do hàng hải quanh các đảo tranh chấp ở biển Đông, gần đây nhất là sự kiện tàu khu trục USS Curtis Wilbur áp sát đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (hiện bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép).
Trong cuộc họp báo, ông Vương còn nói rằng thế giới luôn tập trung vào các động thái của Trung Quốc nhưng luôn "làm ngơ" trước việc triển khai thiết bị quân sự tiên tiến của một số nước khác ở biển Đông, trong đó có tàu khu trục và máy bay ném bom chiến lược. Tuy nhiên, ông không đưa ra bằng chứng nước nào triển khai quân sự như vậy để chứng minh tuyên bố của mình.
"Việc phi quân sự hóa cần nỗ lực của tất cả bên không chỉ riêng Trung Quốc mà còn Mỹ và các nước ASEAN" - ông Vương nói.
Bảo Anh
Theo_PLO
Điều tàu áp sát Hoàng Sa: Mỹ được lòng đồng minh Nhật Bản, Úc đều đồng ý việc tàu Mỹ đi tới gần đảo Tri Tôn thuộc Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Úc lý giải nguyên nhân Mỹ chọn Tri Tôn. Báo Kyodo của Nhật Bản ngày 1/2 cho hay, Chính phủ nước này đã ủng hộ việc Mỹ điều tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển USS Curtis Wilbur...