Mỹ: Tử tù được trả tự do sau gần 30 năm tù oan
Ngày 12/3, chính quyền bang Louisiana, Mỹ đã chính thức phóng thích tù nhân Glenn Ford, người từng bị bắt vì tội giết người và kết án tử hình oan gần 30 năm trước.
Ông Glenn Ford được trả tự do sau 26 năm tù oa
Năm nay 64 tuổi, ông Ford đã trở thành tù nhân bị giam lâu nhất trong khu trại giam dành cho tử tù. Trả lời phỏng vấn báo giới sau khi được phóng thích, khi được hỏi ông có oán giận hay không, người đàn ông này nói:
“Có, bởi tôi đã bị giam gần 30 năm vì một việc mà tôi không làm”.
Khi được hỏi ông đã mất đi những gì, Ford trả lời: “30 năm cuộc đời tôi, nếu không muốn nói là cả đời. Tôi không thể quay trở lại và làm những việc lẽ ra tôi có thể làm khi 35, 38, 40 tuổi, những việc giống như vậy”.
Về cảm giác khi được phóng thích, ông Ford cho biết: “Tâm trí tôi vẫn còn mông lung, nhưng cảm thấy ổn”.
Giờ ông đã là người tự do sau khi bị giam trong khu tử tù từ ngày 23/8/1988 vì cáo buộc sát hại Isadore Rozeman, một người buôn bán đồ trang sức và đồng hồ mà ông Ford từng được thuê làm vườn. Bị kết tội bởi một bồi thẩm đoàn toàn người da trắng, Ford luôn luôn phủ nhận cáo buộc và chống lại phán quyết.
Video đang HOT
Suốt nhiều thập niên, Ford cương quyết nói mình vô tội và nộp nhiều đơn kháng cáo.
Đến hôm 11/3, thẩm phán Ramona Emanuel của bang Louisiana đã ra phán quyết bác tội trạng và bản án của ông Ford dựa trên thông tin mới khẳng định ông không có mặt hay liên quan trong cái chết của Rozeman, luật sư của ông Ford nói.
“Chúng tôi rất hài lòng khi thấy Glenn Ford được phóng thích và chúng tôi đặc biệt biết ơn cơ quan công tố và tòa án đã rất quyết đoán trong việc trả tự do cho ông Ford”, các luật sư của ông Ford khẳng định trong một thông báo trước khi thân chủ được trả tự do.
Họ khẳng định phiên xét xử đã “bị làm sai lệch một cách sâu sắc bởi luật sư thiếu kinh nghiệm và bởi sự bác bỏ các bằng chứng một cách trái luật, bao gồm thông tin từ một nguồn tin”.
Thứ Năm tuần trước, các công tố viên đã đệ trình bản kiến nghị bác cáo trạng của ông Ford với lập luận rằng từ cuối năm 2013 “những bằng chứng đáng tin” đã được họ lưu ý tới, “khẳng định ông Ford không có mặt tại hiện trường, cũng không tham gia vào vụ cướp và sát hại Isadore Rozeman”.
Cũng có tuyên bố rằng một báo cáo của cảnh sát liên quan tới thời gian của vụ án và bằng chứng liên quan đến vũ khí giết người đã bị ỉm đi.
Theo luật của bang Louisiana, ông Ford có quyền yêu cầu bồi thường cho quãng thời gian ngồi tù. Theo đó, một người có thể được bồi thường 25.000 USD/năm cho mỗi năm người bị án oan phải ngồi tù, nhưng không vượt quá 250.000 USD, công với 80.000 USD bồi thường “mất cơ hội trong cuộc sống”.
Theo Dantri
Người đàn ông Mỹ được trả tự do sau 25 năm tù oan
Một người đàn ông tại bang Texas, Mỹ, bị kết tội giết vợ và phải nhận án tù chung thân đã được tòa án tha bổng sau 25 năm bị tù oan. Công tố viên tắc trách trong quá trình điều tra đã bị khởi tố về tội loại bỏ bằng chứng quan trọng.
Ông Michael Morton, một cựu nhân viên cửa hàng rau quả, mới đây đã xuất hiện trong một bộ phim tài liệu của kênh CNN để kể lại nỗi đau mà ông và đứa con mình phải chịu trong suốt 25 năm bị tù oan.
Ông Morton được trả tự do năm 2011
Trước đó, vào tháng 8/1986, vợ ông là Christine đã bị đánh đập bằng một vật cứng đến chết tại nhà riêng ở hạt Williamson, Texas. Vào thời điểm vụ án xảy ra, dù ông Morton đang ở nơi làm việc nhưng mọi nghi ngờ vẫn bủa lấy ông.
Ông đã cho rằng một kẻ đột nhập nào đó đã gây ra cái chết của vợ, nhưng các công tố viên vẫn buộc tội ông dựa trên những bằng chứng gián tiếp. Họ cho rằng ông đánh chết vợ vì bà từ chối quan hệ với mình vào ngày sinh nhật. Và vậy là ông Morton bị kết án chung thân, trong khi con trai khi đó mới 3 tuổi, được đưa tới sống tại nhà một người dì. Mỗi năm ông chỉ được thấy con hai lần.
Trong những năm tháng sau đó, Eric Morton, con trai ông ngày một xa lánh và không muốn tới thăm ông trong tù. Sự thực là Eric thậm chí đã đổi họ theo họ của gia đình nuôi dưỡng mình.
"Ông ấy hầu như không tồn tại trong đời tôi", Eric nói. "Tôi không có bất kỳ ký ức nào về ông ấy ngoại trừ những lần tới thăm nhà tù...Tôi nghĩ rằng thật xấu hổ cho tôi khi phải tới nhà tù thăm cha".
Eric (trái) từng xấu hổ vì có cha phải ngồi tù
May mắn cho ông Morton là một tổ chức tại New York chuyên hoạt động để trợ giúp những người chịu án oan đã để ý tới trường hợp của ông. Sau khi sử dụng kỹ thuật giám định ADN, vốn chưa có vào thời điểm năm 1987, cơ quan chức năng phát hiện thấy có ADN của bà Christine trên một chiếc khăn rằn cạnh ngôi nhà không lâu sau khi bà bị sát hại.
Cũng trên tấm khăn này còn có máu của một kẻ đã bị kết án khác, có tên Mark Norwood. Chưa đầy 2 năm sau khi sát hại bà Christine, y đã giết một phụ nữ khác trong một bối cảnh tương tự.
Cùng với bằng chứng mới, công tố viên trong vụ án của ông Morton là Ken Anderson đã bị buộc tội che giấu bằng chứng quan trọng. Ngoài chiếc khăn nêu trên, Anderson còn không chia sẻ việc hàng xóm của nạn nhân nhìn thấy một người đàn ông đậu chiếc xe tải màu xanh lá cây sau nhà nạn nhân, cũng như việc Eric đã chứng kiến vụ tấn công và nói rằng cha cậu không ở nhà.
Tháng 10 năm 2011, ông Morton được trả tự do sau 25 năm ngồi tù oan.
Và hồi tháng trước, Ken Anderson, nay đã là một thẩm phán, đã buộc phải từ chức sau khi bị khép tội cố ý loại bỏ bằng chứng có tính chất bào chữa. Vị thẩm phán này chỉ phải nhận mức án 10 ngày tù giam, nhưng sau đó được giảm xuống còn 5 ngày do có nhân thân tốt.
Hiện ông Morton đang đang làm việc cho một chương trình trợ giúp những người bị kết tội oan khác.
Theo Dantri
Mỹ bắt giữ kĩ sư gián điệp quân sự của Iran Một kĩ sư làm việc cho cơ quan quốc phòng Mỹ vừa bị buộc tội chuyển những tài liệu quân sự mật cho Iran. Những tài liệu này bao gồm thông tin liên quan đến chương trình Air Force's F-35 Joint Strike Fighter (JSF) cũng như nhiều thông tin về động cơ máy bay quân sự. Máy bay quân sự F-35 Lightning II...