Mỹ Tú đẹp cảnh quan, đẹp nếp sống
Những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai sâu rộng trên địa bàn huyện Mỹ Tú ( Sóc Trăng) với nhiều hoạt động thi đua sôi nổi gắn với đời sống của người dân.
Đi trên con đường nhựa phẳng lì về các ấp ở xã Long Hưng, chúng tôi cảm nhận rõ nét về sự đổi thay cảnh quan trong xã. Trên nhiều tuyến đường, ngõ xóm, hai bên được trồng cau, hoa hoặc cây cảnh thành hàng thẳng tắp; rác thải sinh hoạt được người dân thu gom, đặc biệt tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu ấp Tân Hòa C có thùng rác hai bên đường…
Người dân ở huyện Mỹ Tú tích cực lao động, sản xuất, góp phần xây dựng nông thôn mới, tuyến đường sáng – xanh – sạch – đẹp. Ảnh: Chí Bảo
Bà Lê Thị Thu – Trưởng ban Công tác Mặt trận ấp Tân Hòa C cho biết: “Để thực hiện mô hình “Gia đình nông thôn mới kiểu mẫu”, các ban, ngành, đoàn thể địa phương tích cực tuyên truyền, vận động các hộ gia đình bố trí lại không gian vườn, chuồng trại một cách gọn gàng, hợp lý, sạch sẽ. Trong bếp, các vật dụng được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, trước nhà trồng hoa, cây kiểng để tạo mỹ quan…”.
Chị Đinh Thị Thanh (ở ấp Tân Hòa C) chia sẻ: “Từ số hoa ban đầu được ấp cấp phát cho một số gia đình để trồng, bây giờ đã phát triển nhân rộng ra cả ấp, chị em các ấp lận cận cũng qua xin để về trồng. Cứ chiều là mọi nhà ở ấp đều ra đường chăm sóc hoa, cây kiểng. Tuyến đường này đã trở thành đường nông thôn mới kiểu mẫu vừa mang lại không gian xanh, sạch, đẹp cho người dân địa phương, vừa trở thành nơi gắn kết tình làng nghĩa xóm”.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, phong trào đoàn kết giúp nhau giảm nghèo cũng được phát động mạnh. Năm 2019, toàn huyện vận động Quỹ “Vì người nghèo” được 850 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch. Từ nguồn quỹ này đã hỗ trợ xây dựng và bàn giao 10 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo trị giá 400 triệu đồng; sửa chữa 1 căn nhà với tổng số tiền 10 triệu đồng; hỗ trợ 4 suất điều trị bệnh tổng số tiền 7 triệu đồng; hỗ trợ khó khăn đột xuất 6,5 triệu đồng.
Nhiều chương trình, dự án triển khai đã giúp 783 hộ thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,13%, giảm 2,77% so với năm 2018.
Ông Trần Thanh Đăng – Phó trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Mỹ Tú cho biết: “Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” triển khai hiệu quả, có vai trò quan trọng trong việc hình thành nếp sống mới trong cộng đồng dân cư, làm lành mạnh môi trường xã hội, môi trường văn hóa giáo dục, quan hệ ứng xử trong từng gia đình và cộng đồng.
Tính đến cuối năm 2019, toàn huyện có 23.684 hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa, đạt 99,95% kế hoạch; có 81/83 ấp đạt chuẩn văn hóa, đạt 97,95% kế hoạch; 3 xã đăng ký thực hiện danh hiệu xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới. Năm 2020, có 24.714/26.259 hộ đăng ký đạt chuẩn văn hóa”.
'7 tốt đời, 3 đẹp đạo'
Thực hiện phong trào thi đua yêu nước "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời, đẹp đạo" do Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động với những nội dung của "7 tốt đời, 3 đẹp đạo", đồng bào Công giáo ở tỉnh Quảng Bình đã tích cực thi đua phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, từ thiện bác ái, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân .
Những ngôi nhà kiên cố của bà con giáo dân ven vùng cồn bãi sông Gianh.
Linh mục Nguyễn Bình Yên- Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Quảng Bình cho biết: Phát huy truyền thống đoàn kết, với phương châm "kính Chúa, yêu nước, sống tốt đời, đẹp đạo", đồng bào Công giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã giúp nhau thoát nghèo, qua đó xuất hiện ngày càng nhiều mô hình hay, cách làm tốt và nhiều tấm gương tiêu biểu trong lao động, sản xuất; các hoạt động từ thiện nhân đạo; thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nhiều hộ gia đình ngư dân các giáo xứ Tân Mỹ (phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn), Văn Phú (Quảng Văn, Ba Đồn), Xuân Hòa (Quảng Xuân, Quảng Trạch), Trừng Hải (Quảng Phú, Quảng Trạch)... đã mạnh dạn đổi mới cách nghĩ, cách làm khi đầu tư kinh phí đóng mới tàu cá có công suất lớn cùng ngư lưới cụ hiện đại để bám biển vươn khơi...
Để vươn lên làm giàu, nhiều hộ giáo dân ở vùng núi đồi các huyện Bố Trạch, Tuyên Hóa... phát huy lợi thế đẩy mạnh phát triển các mô hình chăn nuôi cho thu nhập cao. Gia đình anh Nguyễn Văn Bảy, giáo dân xứ Khe Ngang (xã Phúc Trạch, Bố Trạch) đã phát triển mô hình nuôi lợn rừng lên đến 100 con đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Hay như gia đình chị Nguyễn Thị Nguyện, giáo xứ Troóc (xã Phúc Trạch) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư trồng mới 800 gốc tiêu, nuôi 60 con heo thịt, 300 con gà thả vườn mỗi lứa. Từ chăn nuôi, gia đình chị đã vươn lên làm giàu.
Cùng với đó, các tổ hợp tác trồng sim lấy quả, tổ hợp tác trồng nghệ vàng và chế biến tinh bột nghệ thương phẩm thuộc giáo hạt Nguồn Son; tổ hợp ươm ghép giống cây lâm nghiệp của giáo xứ Chợ Sàng (xã Quảng Liên); làng trồng hoa thuộc giáo họ Tượng Sơn (phường Quảng Long); các tổ hợp chế biến thủy, hải sản của hộ gia đình ở giáo xứ Nhân Thọ (Quảng Thọ)... đã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, phát triển các chuỗi liên kết có sức cạnh tranh cao, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Hưởng ứng phong trào "Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", các giáo xứ, giáo họ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã tích cực tham gia. Nhiều khu dân cư công giáo là điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Tiêu biểu như bà con giáo dân thôn 1 Phúc Đồng (xã Phúc Trạch) đã đóng góp công sức làm mới 6 tuyến đường bê tông nội thôn với tổng chiều dài 4km trị giá 4 tỷ đồng, trong đó bà con đóng góp 1,6 tỷ đồng. Bà con thôn 1 Thanh Hưng (xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch) đóng góp 150 triệu đồng xây dựng cầu bê tông, tạo điều kiện đi lại của bà con trước mùa mưa lũ...
Hưởng ứng các chủ trương, chương trình hành động của Ủy ban MTTQ Việt Nam về công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; các giáo xứ, giáo họ ở tỉnh Quảng Bình đã hưởng ứng tích cực. Các mô hình điểm tại thôn Phú Xuân (giáo xứ Trừng Hải); thôn Tô Xá (giáo xứ Hướng Phương); thôn Thanh Tân (giáo xứ Hòa Ninh); thôn Minh Tiến (giáo họ Đồng Tiến); thôn Kim Lan (giáo xứ Tân Hội; các giáo họ Thong Thóng, Đồng Đưng... đã phát huy hiệu quả. Cùng với đó, các vị linh mục thường xuyên nhắc nhở, đề cao trách nhiệm của giáo hội Công giáo với vấn đề môi trường. Nhiều vị linh mục đã đến tận các "tổ liên gia" để đốc thúc, kiểm tra, hướng dẫn, động viên giáo dân có ý thức thường xuyên bảo vệ môi trường trong sản xuất và sinh hoạt.
Với thông điệp "Cùng nhau chăm sóc ngôi nhà chung của nhân loại" của Đức Giáo hoàng Phanxicô, các linh mục, HĐMV các xứ họ giáo đã hưởng ứng tích cực với tinh thần "Sống xanh - sống thân thiện với môi trường - cùng nhau có trách nhiệm với một môi trường bền vững". Các giáo họ, giáo xứ đã vận động, hướng dẫn người dân tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, xử lý chất thải sản xuất và sinh hoạt, trồng thêm nhiều cây xanh trong các nhà thờ.
Ông Hoàng Văn Minh- Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Bình cho biết: Thực hiện phong trào thi đua yêu nước "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt, đời đẹp đạo" " do Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động với những nội dung của "7 tốt đời, 3 đẹp đạo", đời sống của đồng bào Công giáo ở tỉnh Quảng Bình không ngừng được cải thiện; cơ sở vật chất các xứ, họ đạo ngày càng khang trang... qua đó góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng quê hương Quảng Bình ngày càng phát triển.
Xuân Thi
Theo ĐĐK
Đồng Tháp: Chăm lo nhà ở cho hộ nghèo Tỉnh Đồng Tháp nằm trong lưu vực đồng bằng sông Cửu Long, trong đó những vùng nông thôn sâu hàng năm phải đối mặt với lũ, hiện trạng nhà ở còn rất đơn sơ tạm bợ. Vì vậy, người dân không an tâm mỗi khi mưa về, mùa nước lên và càng lo lắng hơn khi có giông lốc. Nhu cầu cấp thiết...