Mỹ từ chối để Tập Cận Bình thăm Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương vì Biển Đông
Bắc Kinh muốn bố trí một điểm dừng chân tại Hawaii trong chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình nhưng bị từ chối, vì đó là nơi đóng trụ sở Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương.
Học giả Nhật: Thách thức quan trọng nhất của Việt Nam về đối ngoại-an ninhBộ trưởng Quốc phòng Indonesia: Phải chuẩn bị đề phòng xung đột Biển ĐôngTs Trần Công Trục: Ám ảnh “em bé Syria” và cảnh tỉnh với người Việt
Tổng thống Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Tân Hoa Xã.
South China Morning Post ngày 8/9 đưa tin, mặc dù mối quan hệ Trung – Mỹ đang căng thẳng và mặt bằng chung hợp tác còn hạn chế, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ bắt đầu chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ kéo dài và phức tạp vào cuối tháng này. Nhưng có những nghi ngờ về khả năng cải thiện quan hệ Trung – Mỹ sau chuyến thăm và rất ít khả năng tiến triển trong các cuộc đàm phán song phương.
Tập Cận Bình sẽ bắt đầu chuyến công du chính thức của ông tới Hoa Kỳ cùng với một loạt cam kết sẽ được công bố ở Seattle ngày 22/9, trước khi đến Washington DC gặp gỡ Tổng thống nước chủ nhà Barack Obama theo thủ tục ngoại giao. Ông sẽ kết thúc chuyến thăm bằng một bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 28/9, Kim Lạn Vinh, một học giả quen thuộc với chuyến thăm này cho biết.
Trong khi ở Seattle, một trung tâm công nghệ nơi các tập đoàn lớn như Microsoft hay Amazon đứng chân, ông Bình sẽ có sự tương tác với cộng đồng doanh nghiệp. Ngoài buổi tiếp các lãnh đạo doanh nghiệp sẽ có một hội nghị bàn tròn CEO do cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson chủ trì. Ông Tập Cận Bình sẽ tìm cách trấn an các doanh nghiệp về quyết tâm của Trung Quốc thúc đẩy cải cách kinh tế.
Nhưng hiện không rõ hoạt động tiếp xúc doanh nghiệp có được mở cửa rộng rãi cho các nhà quản trị hay không, bởi hầu hết trong số đó lo ngại về chính sách phá giá đồng nhân dân tệ cũng như chính sách bảo hộ thương mại của Trung Quốc. Tập Cận Bình cũng được biết đến là nhà lãnh đạo từ chối những câu hỏi không được chuẩn bị trước ở nơi công cộng.
Tại Washington DC, hai nhà lãnh đạo sẽ hội dàm chính thức và thảo luận các vấn đề làm căng thẳng quan hệ song phương, từ Biển Đông cho đến an ninh mạng. Trong khi cả hai đang tìm kiếm khả năng làm nổi bật các cơ hội hợp tác, nhiều nhà phân tích tin rằng ít có cơ hội cho một bước đột phá nào.
Video đang HOT
Tuần trước, Nhà Trắng đã cử một đội sang Bắc Kinh để đàm phán về kết quả hiệp định biến đổi khí hậu. Năm ngoái hai nhà lãnh đạo Mỹ – Trung đã khiên thế giới ngạc nhiên khi công bố một thỏa thuận “đột phá” về biến đổi khí hậu sau một hội nghị thượng đỉnh ở Bắc Kinh. Nhưng với những ma sát giữa hai nước, một bước đột phá tương tự khó xuất hiện trong năm nay, giáo sư Jacques Delisle, Giám đốc Nghiên cứu Đông Á đại học Pennsylvania bình luận.
Bầu không khí chính trị ở Washington hiện nay không thuận lợi cho chuyến thăm cũng như thúc đẩy Bắc Kinh xúc tiến các hợp đồng trong lúc ông Bình dừng chân tại Seattle, Kim Lạn Vinh cho biết. Trung Quốc đã trở thành mục tiêu chỉ trích thường xuyên của các ứng cử viên Tổng thống đảng Cộng Hòa.
Cuối tháng trước, Thống đốc Wisconsin ông Scott Walker kêu gọi Tổng thống Obama hủy bỏ chuyến thăm chính thức của Tập Cận Bình sau khi chứng khoán Mỹ suy giảm do lo ngại suy thoái kinh tế tại Trung Quốc.
Kim Lạn Vinh cho biết, Bắc Kinh muốn bố trí một điểm dừng chân tại Hawaii trong chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình nhưng bị từ chối, vì đó là nơi đóng trụ sở Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, đơn vị rất quan trọng trong chính sách của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Mỹ điều thêm 1.200 lính đặc nhiệm đến châu Á-Thái Bình Dương
Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã triển khai trên 1.200 lính đặc nhiệm đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương cùng với những khí tài quân sự tối tân để kiềm chế Trung Quốc tăng cường hiện diện trong khu vực, theo trang tin quân sự Trung Quốc Sina Military Network.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan sẽ đến đồn trú tại Nhật Bản mùa thu 2015 - Ảnh: AFP
Trang tin Đài Loan Want China Times ngày 21.6 dẫn nguồn từ mạng quân sự Sina Military Network (Trung Quốc) ngày 21.6 cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cuối tháng 4.2015 phát biểu tại Đại học Stanford (Mỹ) nói Mỹ hoan nghênh sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng Lầu Năm Góc cần duy trì sự hiện diện của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương, tái đảm bảo với nhiều nước trong khu vực về vai trò duy trì hòa bình khu vực của Mỹ trong vòng hơn 70 năm qua.
Hồi tháng 2.2015, Lầu Năm Góc công bố chiến lược quân sự, khẳng định Mỹ hiện và sẽ luôn luôn là cường quốc Thái Bình Dương, cùng lúc tăng cường hiện diện quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương nhằm đảm bảo an ninh khu vực. Mỹ đang nỗ lực siết chặt quan hệ với các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Philippines, đồng thời tìm cách thiết lập quan hệ đối tác với Malaysia, Indonesia và Việt Nam, theo Sina Military Network.
"Mặc dù Washington cũng cố thắt chặt quan hệ với Bắc Kinh vì lợi ích hai bên, nhưng rõ ràng đối thủ chính của Mỹ trong khu vực là Trung Quốc", Sina Military Network nhận định. Vì vậy, một mặt Washington cần giải quyết những bất đồng với Trung Quốc bằng những biện pháp ngoại giao và hòa bình, mặt khác sẵn sàng đối mặt với khả năng xảy ra xung đột bất ngờ.
Tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Mỹ được điều đến châu Á - Thái Bình Dương - Ảnh: AFP
Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của quân đội Mỹ chịu trách nhiệm khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Alaska và Bắc Cực, Ấn Độ Dương và Đông Nam Á. Khu vực mà Bộ tư lệnh này chịu trách nhiệm bao phủ 36 quốc gia và lãnh thổ, chiếm trên 50% dân số thế giới, trong đó có 5 nước sở hữu vũ khí hạt nhân.
Cùng với lực lượng binh sĩ Mỹ đồn trú tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Alaska, Hawaii, Bộ tư lệnh Thái Bình Dương có trên 106.000 lính ở châu Á - Thái Bình Dương, cùng hơn 300 máy bay và trực thăng, và các hạm đội hải quân.
Về không quân, Không lực Mỹ có khoảng 29.000 quân nhân cùng trên 300 máy bay đồn trú tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Alaska, và Hawaii.
Trên biển, Hạm đội Thái Bình Dương có Hạm đội 3 phụ trách bờ biển phía tây của Mỹ đến giữa Thái Bình Dương; Hạm đội 5 phụ trách từ vịnh Ba Tư đến phía tây Ấn Độ Dương; Hạm đội 7 đồn trú ở Nhật Bản, chịu trách nhiệm châu Á - Thái Bình Dương. Ba hạm đội này có 41 tàu ngầm, khoảng 200 tàu và trên 600 máy bay, cùng hơn 140.000 lính.
Trong khi đó, 2/3 lính thủy đánh bộ Mỹ, tức khoảng 85.000 lính, đóng quân ở châu Á - Thái Bình Dương.
Và hiện tại có trên 1.200 lính thuộc lực lượng đặc biệt được điều động thêm, bố trí rải rác khắp khu vực cùng những vũ khí tối tân, theo Sina Military Network.
Mạng sina của Trung Quốc nói rằng Mỹ đã điều động hơn 1.200 lính thuộc lực lượng đặc biệt đến châu Á - Thái Bình Dương - Ảnh: Quân đội Mỹ
Lầu Năm Góc lên kế hoạch triển khai trên 60% tàu, máy bay của Hải quân và Không quân Mỹ vào năm 2020, bao gồm các vũ khí và khí tài hiện đại nhất.
Theo Sina Military Network, Mỹ nhận định mối đe dọa an ninh chính ở châu Á - Thái Bình Dương là chủ nghĩa khủng bố, chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.
Cụ thể, sức mạnh và tầm ảnh hưởng toàn cầu của quân đội Trung Quốc được đánh giá là mối nguy hiểm ngày càng gia tăng đối với Mỹ. Tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong-5 (DF-5) của Trung Quốc có thể tấn công các mục tiêu cách xa 13.000 km, và những tên lửa đạn đạo bắn từ tàu chiến có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tiêu diệt mục tiệu trong phạm vi bán kính 1.700 km.
Trung Quốc sẽ trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với nền an ninh của Mỹ nếu Bắc Kinh tiếp tục hiện đại hóa và tăng cường sức mạnh quân đội với tốc độ nhanh chóng hiện nay, theo Sina Military Network.
Mặc dù một số chuyên gia cho rằng Washington muốn Trung Quốc gia nhập cấu trúc an ninh khu vực hiện tại, nhưng Bắc Kinh sẽ không bao giờ nghe theo mệnh lệnh của Mỹ, Sina Military Network nhận định. Thay vào đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến hành chiến lược riêng của mình, bao gồm chống lại sự hiện diện của Mỹ trong khu vực và tăng cường quan hệ quân sự với Nga.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Mỹ-Philippines lập tuyến phòng thủ ngăn Trung Quốc vươn tới đảo Guam Manila và Washington sẽ thiết lập một tuyến phòng thủ nhằm kiềm chế Trung Quốc tại châu Á-Thái Bình Dương và ngăn chặn Bắc Kinh đe dọa các cơ sở quân sự Mỹ ở đảo Guam, giới phân tích cho hay. Hình ảnh cho thấy Trung Quốc tiến hành cải tạo đảo trên bãi đá Tư Nghĩa, thuộc quần đảo Trường Sa. (Ảnh:...