Mỹ từ chối bán tiêm kích tàng hình F-35 cho Thái Lan
Bộ Quốc phòng Mỹ đã từ chối lời đề nghị mua tiêm kích F-35 của Thái Lan một cách không chính thức, song đề nghị cung cấp cho nước này tiêm kích F-16 Block 70 và F-15 Eagle thay thế.
Truyền thông Thái Lan ngày 22/5 dẫn nguồn tin từ Lực lượng không quân Hoàng gia Thái Lan (RTAF) cho biết, thông điệp của Bộ Quốc phòng Mỹ được Đại sứ Mỹ tại Thái Lan Robert F. Godec truyền đạt trong cuộc gặp với Tư lệnh Không quân Hoàng gia Thái Lan Alongkorn Wannarot tại trụ sở của RTAF ở Don Mueang vào 2 tuần trước.
Thay vì F-35, Mỹ đề nghị bán máy bay chiến đấu đa năng F-16 Block 70/72, phiên bản mới nhất của dòng tiêm kích Fighting Falcon cho Thái Lan. (Ảnh: Lockheed Martin)
Theo nguồn tin này, phía Mỹ cho rằng RTAF có thể chưa sẵn sàng về cơ sở hạ tầng để tiếp nhận tiêm kích F-35, đặc biệt là về vấn đề an ninh căn cứ không quân, sân bay, công tác bảo trì, vấn đề nhân sự như phi công và các nhân viên khác.
Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ cân nhắc lại lời đề nghị mua tiêm kích F-35 của Thái Lan khi RTAF sẵn sàng, có thể trong vòng 5-10 năm tới. Thay vào đó, phía Mỹ đề nghị bán máy bay chiến đấu F-16 Block 70 và F-15 Eagle cho Thái Lan. Mỹ dự kiến sẽ đưa ra câu trả lời chính thức cho đề nghị mua F-35 của RTAF trong tháng 7 tới.
Video đang HOT
Nếu yêu cầu chính thức bị từ chối, lực lượng không quân sẽ phải trả lại 369,1 triệu baht (gần 11 triệu USD), tương đương khoản tạm ứng 5% đã được Hạ viện phê chuẩn, cho ngân sách nhà nước.
F-35 là máy bay chiến đấu đa năng với công nghệ tàng hình được sản xuất bởi hãng Lockheed Martin của Mỹ. Không chỉ là một tiêm kích, F-35 có khả năng thu thập, phân tích, chia sẻ dữ liệu và là một nhân tố sức mạnh giúp tăng cường tất cả các năng lực yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật và chiến đấu không đối không.
Bên cạnh đó, RTAF vẫn đang xem xét mua một phi đội máy bay chiến đấu Gripen phiên bản mới, từ Tập đoàn Saab của Thụy Điển. Trước đó, RTAF đã mua một phi đội gồm 12 tiêm kích Gripen, đóng tại Trung đoàn không quân số 7 tại tỉnh Surat Thani.
Hé lộ về MiG-41, 'giấc mơ' siêu tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 6 của Nga
Tập đoàn MiG của Nga có thể đang chế tạo một loại máy bay phản lực tàng hình, có/không người lái, đạt tốc độ lên tới Mach 5, có khả năng mang vũ khí siêu vượt âm và đánh chặn mục tiêu ở không gian vũ trụ.
Phác họa về MiG-41 (ảnh trên) và tiêm kích thế hệ thứ 5 của Nga, Su-57 (ảnh dưới).
Máy bay chiến đấu MiG-41, được gọi là PAK DP (Tổ hợp Hàng không triển vọng Đánh chặn tầm xa), dự kiến sẽ trình làng vào cuối thập niên này với tư cách là sản phẩm thế hệ thứ 5 của Tập đoàn MiG.
Theo trang 19fortyfive, tập đoàn MiG của Nga có thể đang chế tạo một loại máy bay phản lực tàng hình, có người lái và không người lái, có khả năng mang vũ khí siêu thanh. Máy bay này có thể đạt tốc độ Mach 5 và mang tên lửa chống vệ tinh gần ranh giới bầu khí quyển Trái đất.
Hiện tại, có 5 thế hệ máy bay chiến đấu, mỗi thế hệ đều có các đặc tính kỹ thuật riêng. Thế hệ mới nhất cho đến nay là F-35 của Mỹ, Su-57 của Nga (dự kiến bắt đầu hoạt động chiến đấu trong năm 2021).
Có rất ít thông tin về máy bay chiến đấu đánh chặn tàng hình thế hệ thứ 5 hoặc có thể là thế hệ thứ 6 của Nga đang được phát triển để thay thế cho MiG-31 hiện có. Báo chí Nga cho biết MiG-41 có thể giống Su-57 thế hệ thứ 5 về cấu hình.
Chưa có buổi ra mắt hoặc trưng bày công khai chiếc máy bay nào. Tuy nhiên, một số hình ảnh hoặc "bản dựng" cho thấy thiết kế tàng hình thân cánh tròn, kết hợp với các cánh đuôi đứng không giống như trên chiếc F-22, F-35 của Mỹ hoặc Su-57 của Nga.
Một báo cáo năm 2019 từ hãng thông tấn TASS của Nga cho thấy một bức ảnh chụp thân máy bay tròn trịa dường như để tàng hình bao phủ buồng lái của phi công, nhưng có rất ít chi tiết được cung cấp trong phần nội dung của báo cáo.
Bài báo này trích lời giám đốc của tập đoàn MiG nói rằng MiG-41 sẽ "sử dụng các loại vũ khí hàng không mới" và "được tạo ra bằng cách sử dụng các công nghệ tàng hình mới".
Máy bay MiG-31 và Su-27 của Nga.
Những công nghệ tàng hình mới là gì?
Câu hỏi này chắc chắn gợi ra suy đoán về chiếc máy bay thế hệ thứ 6 bí ẩn của Lực lượng Không quân Mỹ. Nó có thể chứa các loại vật liệu hấp thụ sóng radar, cấu hình thiết kế và cảm biến mới. Có lẽ nó sẽ được hỗ trợ AI (trí tuệ nhân tạo) và có khả năng vận hành máy bay không người lái. Các nhà lãnh đạo Nga và MiG đã làm rõ rằng MiG-41 cuối cùng sẽ thay thế MiG-31 trong vai trò máy bay tiêm kích-đánh chặn.
Câu nói của giám đốc điều hành MiG rằng nó sẽ chứa "các loại vũ khí hàng không mới" cũng để lại một dấu hỏi về năng lực mới của MiG-41.
Một bài báo từ trang militaryaerospace.com suy đoán rằng MiG-41 có thể hoạt động trong môi trường "gần vũ trụ" và thực hiện các loại nhiệm vụ đánh chặn và tấn công.
"MiG-41 cũng có khả năng mang tên lửa chống vệ tinh và có thể hoạt động trong môi trường gần vũ trụ. Một số báo cáo thậm chí còn tuyên bố rằng máy bay có thể bắn hạ một tên lửa siêu vượt âm đang lao tới", bài báo viết.
"Kể từ khi được công bố vào năm 2018, một vài chi tiết đã xuất hiện thêm về máy bay chiến đấu phản lực MiG-41, bao gồm việc nó sẽ được trang bị động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet) hoặc động cơ tuốcbin phản lực dòng thẳng (turboramjet), sử dụng công nghệ tàng hình và có khả năng đạt tốc độ Mach 4 đến 4,3, trong khi một số báo cáo cho rằng nó thậm chí có thể đạt tới vận tốc Mach 5" - theo bài viết trên militaryaerospace.com.
Vụ tai nạn đường sắt ở Ấn Độ: Số người thương vong tăng lên trên 1.000 người Theo số liệu mới cập nhật, số người thương vong trong vụ tai nạn tàu hỏa nghiêm trọng ở miền Đông Ấn Độ đã tăng lên hơn 1.000 người. Lực lượng cứu hộ làm nhiệm vụ tại hiện trường vụ tai nạn đường sắt ở quận Balasore, bang Odisha, Ấn Độ tối 2/6/2023. Ảnh: AP/TTXVN Cụ thể, tính đến 6h00 sáng ngày 3/6,...