Mỹ truy quét đường dây “du lịch hộ sinh” từ Trung Quốc
Đầu tháng 3.2015, cảnh sát Mỹ đã đồng loạt tiến hành 30 cuộc khám xét tại ngoại ô thành phố Los Angeles, những nơi bị nghi đang chứa chấp nhiều phụ nữ Trung Quốc đến sinh đẻ để con cái được mang quốc tịch Mỹ.
Bà Virginia Kice, nhân viên di trú và hải quan Mỹ ( ICE) cho biết, hiện một số công ty du lịch đã đưa ra giá trọn gói bao gồm chi phí đi lại, lưu trú cho những phụ nữ mang thai người nước ngoài đang muốn đến Mỹ sinh con để con cái họ ra đời được mang quốc tịch Mỹ. Theo cơ quan ICE, hình thức “du lịch hộ sinh” có liên quan chủ yếu đến các phụ nữ Trung Quốc. Họ đã phải chi từ 15 – 50 nghìn USD để có được sổ bảo hiểm xã hội cũng như là hộ chiếu Mỹ cho đứa con mới chào đời của mình. Đứa trẻ sinh ra ở Mỹ khi qua tuổi vị thành niên có thể có quyền xin visa đoàn tụ tại Mỹ cho gia đình.
Hiện tại, nhiều công ty đưa ra những lời mời chào khách công khai trên internet. Các công ty này còn hướng dẫn khách che giấu mục đích đến Mỹ để có được visa du lịch, ví dụ như người ta khuyên các bà bầu mặc quần áo rộng, không mang theo các vật dụng dành cho trẻ sơ sinh để tránh bị nghi ngờ. Cơ quan di trú Mỹ khẳng định, luật pháp Mỹ không cấm các phụ nữ có thai đến Mỹ du lịch, nhưng dối trá để xin visa nhập cảnh là hành vi bất hợp pháp.
Theo tài liệu của tư pháp Mỹ, cảnh sát Los Angeles đã hành động sau khi nhận được tin báo liên quan đến một nhân vật tên Chen cầm đầu một “nhóm các bà mẹ”. Nhân vật này đã tổ chức cho các bà mẹ lưu trú trong hàng chục căn hộ tại Mỹ để chờ sinh con. Được biết, những bà mẹ trên đều đã bỏ ra khoảng 50 nghìn USD để mua tour “du lịch hộ sinh” này.
Hà Anh
Theo Dantri/RFI
Nghỉ lễ dài, dư luận Trung Quốc dậy sóng
Những kỳ nghỉ dài liên tiếp ở Trung Quốc đã làm dư luận nước này không ít phen dậy sóng.
Vừa qua, Chính phủ VN đã công bố kế hoạch nghỉ lễ dịp 30/4, 1/5 sắp tới, trong đó người dân cả nước được nghỉ 6 ngày liên tục (cộng với các ngày nghỉ cuối tuần). Kế hoạch này được đưa ra sau khi người dân cả nước vừa nghỉ 9 ngày Tết Nguyên đán, khiến một số người cho rằng nghỉ như vậy là quá nhiều và quá dài.
Video đang HOT
Biểu đồ so sánh thời gian nghỉ lễ trong năm của Việt Nam với các nước (không tính ngày chủ nhật) - Nguyễn Lý
Tại quốc gia láng giềng Trung Quốc, mặc dù chỉ được nghỉ 11 ngày lễ chính thức, song người dân nước này cũng có những kỳ nghỉ dài không kém ở Việt Nam, và chính sách này cũng đã gây rất nhiều tranh cãi trong dư luận.
Kể từ năm 2000, Trung Quốc bắt đầu áp dụng chế độ 3 "Tuần lễ Vàng", có nghĩa là người dân nước này sẽ được hưởng 3 kỳ nghỉ dài, mỗi kỳ nghỉ kéo dài liên tục trong một tuần lễ, gồm nghỉ Tết Nguyên đán, nghỉ Quốc khánh và nghỉ ngày Quốc tế Lao động.
Trong các "Tuần lễ Vàng" này, người lao động Trung Quốc được nghỉ chính thức 3 ngày, 4 ngày còn lại nếu không trùng vào các ngày cuối tuần thì người lao động phải làm bù vào các ngày nghỉ trước hoặc sau đó.
Dân Trung Quốc đổ về các nhà ga, bến tàu trong dịp "Tuần lễ Vàng"
Để thực hiện được chính sách này, Trung Quốc đã cho thành lập Phòng Nghỉ lễ Quốc gia chịu trách nhiệm sắp xếp, bố trí các ngày nghỉ lễ cho người dân để đảm bảo họ luôn có được 3 "Tuần lễ Vàng" trong năm.
Chính sách này bắt đầu được áp dụng từ ngày Quốc khánh Trung Quốc năm 1999, với mục đích thúc đẩy ngành du lịch và nâng cao mức sống quốc gia cho người dân, đồng thời tạo điều kiện cho hàng triệu lao động xa quê có đủ thời gian để về thăm nhà.
Ngay sau khi "Tuần lễ Vàng" đầu tiên được chính thức áp dụng vào năm 1999, khoảng 28 triệu người Trung Quốc đã đi du lịch hoặc lên đường về quê trong dịp này, gây ra tình trạng quá tải khủng khiếp cho ngành giao thông. Đến năm 2007, con số này đã tăng lên đến hơn 120 triệu người.
Nhiều kỳ nghỉ dài cùng áp lực giao thông khủng khiếp như vậy đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều trong xã hội, và đến năm 2004, người dân Trung Quốc bắt đầu kêu gọi chính phủ giảm bớt số "Tuần lễ Vàng", bởi họ cho rằng chúng đã làm gián đoạn quá lớn các hoạt động bình thường của nền kinh tế.
Đến năm 2006, các đại biểu Quốc hội Trung Quốc đề xuất bỏ "Tuần lễ Vàng" vào ngày Quốc khánh và dịp Quốc tế Lao động, với lập luận rằng những kỳ nghỉ dài này đã không đạt được mục tiêu ban đầu là thúc đẩy mua sắm, tiêu dùng trong nước cũng như ngành du lịch.
Vạn lý Trường thành nêm cứng người trong kỳ nghỉ "Tuần lễ Vàng"
Các đại biểu Quốc hội Trung Quốc cho rằng những "Tuần lễ Vàng" này đã làm gián đoạn thời gian biểu làm việc 5 ngày một tuần của các công chức, viên chức, ảnh hưởng đến các giao dịch thương mại và quốc tế khi nhiều cơ quan chính phủ, đặc biệt là các lĩnh vực như hải quan, thuế vụ và hành pháp đóng cửa nghỉ lễ suốt 7 ngày liên tục.
Các đại biểu này đề xuất thay vì cho người lao động nghỉ 7 ngày liên tục, chính phủ nên dành các ngày nghỉ đó cho các dịp lễ truyền thống chưa được công nhận là kỳ nghỉ chính thức như tết Trung thu, hội đua thuyền rồng và ngày thanh minh tảo mộ.
Chính phủ và Quốc hội Trung Quốc đã chấp nhận một phần đề xuất của các đại biểu. Đến tháng 12/2007, Tân Hoa Xã cho hay chính phủ Trung Quốc đã quyết định bỏ "Tuần lễ Vàng" vào dịp Quốc tế Lao động, và trong dịp này người dân chỉ được nghỉ duy nhất một ngày vào ngày 1/5.
Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc cũng bổ sung thêm 3 kỳ nghỉ quốc gia, đó là ngày thanh minh tảo mộ, ngày hội đua thuyền rồng và tết Trung thu. Mục đích của động thái này là nhằm khôi phục các lễ hội truyền thống và cân bằng giữa nhu cầu của khách du lịch trong các kỳ nghỉ.
Mặc dù vậy, Phòng Nghỉ lễ Quốc gia vẫn duy trì và thực hiện 2 "Tuần lễ Vàng" còn lại bằng cách hoán đổi ngày nghỉ, sắp xếp để lao động làm bù vào các ngày cuối tuần khác. Dịp Tết Nguyên đán năm ngoái rơi vào giữa tuần, thế nên Phòng Nghỉ lễ Quốc gia đã hoán đổi các ngày nghỉ cuối tuần xung quanh quãng thời gian đó để tạo ra một kỳ nghỉ kéo dài 7 ngày liên tục.
Điều này đã gây ra không ít bức xúc và giận dữ cho một bộ phận không nhỏ dân chúng Trung Quốc, đặc biệt là những người không phải làm việc xa nhà, khi họ cho rằng cách bố trí như vậy đã "nghiền nát" giấc mơ về thời gian nghỉ chất lượng của họ trong những tuần bình thường.
Một phụ nữ Trung Quốc tranh thủ tập thể dục khi bị kẹt xe nhiều giờ đồng hồ trong dịp "Tuần lễ Vàng"
Người dân Trung Quốc thực sự nổi giận với Phòng Nghỉ lễ Quốc gia từ hồi đầu năm 2014, khi họ tuyên bố rằng dịp Tết Nguyên đán năm ngoái, người lao động vẫn phải làm việc vào ngày 30 tết. Nhiều người cho rằng cách sắp xếp lịch như vậy khiến họ không có thời gian để chuẩn bị tết nhất, và nhiều lao động xa nhà không thể kịp về quê ăn tết.
Trước sức ép của dư luận, đến tháng 9/2014, Trung Quốc đã quyết định đóng cửa Phòng Nghỉ lễ Quốc gia và giao toàn bộ trách nhiệm sắp xếp các kỳ nghỉ lễ của cơ quan này cho ủy ban liên bộ dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Wang Yang. Sau thời gian này, các kỳ nghỉ lễ của Trung Quốc sẽ được quyết định sau khi 17 bộ ngành của chính phủ cùng ngồi lại bàn bạc.
Sau khi được sắp xếp lại, ủy ban liên bộ trên đã công bố lịch nghỉ lễ của năm 2015, trong đó tiếp tục duy trì 2 "Tuần lễ Vàng" là vào dịp Tết Nguyên đán và Ngày Quốc khánh. Kế hoạch này ngay lập tức đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều của cộng đồng mạng Trung Quốc.
Một cư dân mạng than thở: "Lại là 7 ngày cho lễ Quốc khánh. Tôi cho rằng lễ Quốc khánh chỉ cần nghỉ 3 ngày là đủ, 3 ngày còn lại nên dồn vào cho Tết Nguyên đán". Trong khi đó, nhiều người lại kêu ca rằng Tết Trung thu năm nay chỉ được nghỉ duy nhất một ngày, dù nó trùng với ngày Chủ nhật.
Theo Trí Dũng/Sina, Boxun
Dân Việt
Sân bay Nhật náo loạn vì 3 khách Trung Quốc ham mua sắm Ba nữ du khách Trung Quốc đã khiến một sân bay của Nhật "một phen náo loạn" khi họ vi phạm các quy định an ninh đi vào các khu vực không được phép để tìm kiếm cửa hàng miễn thuế. Tổng cộng 30 chuyến bay bị ảnh hưởng, 6.300 hành khách phải kiểm tra an ninh lại. Quang cảnh náo loạn tại...