Mỹ trút “bom chuột chết” xuống Guam
Trong một nỗ lực tuyệt vọng nhằm tiêu diệt 2 triệu con rắn cây nâu đang gây tai họa ở lãnh thổ Guam, Mỹ đang trút xuống hòn đảo này “những cơn mưa chuột chết tẩm độc” làm mồi nhử!
“Tình hình đang chuyển sang một giai đoạn mới. Thực sự không có nơi nào trên thế giới đang phải vật lộn các vấn đề với rắn cây như ở Guam”, Daniel Vice – trợ lý giám đốc Cơ quan đời sống hoang dã thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ ở Guam cho biết.
Những con chuột chết sẽ được tẩm các loại thuốc giảm đau như paracetamol vốn có thể giết chết rắn, sẽ được thả xuống những cánh rừng từ trực thăng của các nhà khoa học nhằm nỗ lực diệt trừ loài động vật “xâm lược” này.
Hình minh họa
Mặc dù nọc của loại rắn cây nâu không gây chết người nhưng sự hoành hành của chúng đang hủy họa môi trường sinh thái và xóa sổ các loài động vật khác ở Guam.
Khi trườn vào nhà, loài rắn này thường tấn công người và phá hoại các đường dây điện, điện thoại… gây ra những hậu quả không nhỏ.
Rắn cây có thể dài hơn 3m, song phổ biến chỉ dài chưa đầy 1m.
Gần như tất cả các loài chim bản địa ở Guam đều rơi rụng gần hết trong những năm qua kể từ khi con rắn cây đầu tiên đột nhập lên hòn đảo từ một tàu chiến Mỹ hơn 60 năm trước.
Rắn cây nâu xâm nhập Guam từ tàu chiến Mỹ 60 năm trước. Ảnh: AP
Video đang HOT
Với nhiều động vật hoang dã ở Guam đang có nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc đã tuyệt chủng, du lịch tại đây bị thu hẹp nghiêm trọng, do đó gây gây ảnh hưởng không nhỏ về kinh tế.
Cách đó gần 5000km, giới chức bang Hawaii cũng đang rất lo ngại loài rắn cây tai tiếng này có thể sẽ tìm đường tới đây tấn công và hủy hoại môi trường sống địa phương.
Theo suy đoán của ông Vice, nếu Mỹ và Guam không nỗ lực kiềm chế loài rắn này, “khả năng chúng mon men tới Hawaii là không khó xảy ra”.
Rắn cây nâu là một trong số ít loài rắn ăn xác chết của động vật chứ không dày công đi săn và tấn công con mồi sống. Đối với chúng một số loại thuốc người ta dùng để giảm đau lại trở thành thuốc độc.
Theo Dantri
Châu Á - TBD sẽ trở thành chiến trường khốc liệt Trung - Mỹ?
Không có nghi ngờ gì về việc leo thang căng thẳng quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Biển Đông khi cả hai cường quốc này đều cố gắng tranh giành sự kiểm soát tuyến đường biển chiến lược.
Những báo cáo gần đây của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc về chiến lược châu Á đã ngày càng cho thấy rõ ràng trọng tâm những nỗ lực điều chỉnh sức mạnh quân sự của Mỹ trong tương lai đang tập trung về khu vực châu Á - Thái Bình Dương với Trung Quốc đang trỗi dậy được xem như một kẻ thù mới của Mỹ.
Ngay từ mùa xuân năm 2001, chính quyền Tổng thống Bush đã xem xét lại chiến lược chính sách quân sự toàn cầu của Mỹ được chuẩn bị bởi Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld. Các tài liệu nghiên cứu của Mỹ kết luận rằng khu vực châu Á - Thái Bình Dương trở thành tâm điểm quan trọng nhất của việc triển khai quân sự của Mỹ.
Xe quân sự Mỹ tham gia tập trận chung với quân đội Philippines
Tài liệu Chiến lược An ninh quốc gia Hoa Kỳ 2002 xác định, Trung Quốc là mối đe dọa chính đối với vị thế bá chủ toàn cầu của Mỹ và là một trong những kẻ thù của Washington. Đồng thời, giới chức Lầu Năm Góc cũng xác định, Mỹ đủ mạnh để ngăn cản sự trỗi dậy của đối thủ tiềm tàng với tham vọng xây dựng quân đội của nó bằng hoặc vượt qua sức mạnh quân sự của Mỹ.
Tuy nhiên sau khi xảy ra vụ tấn công ngày 11/9/2001, Mỹ đã bắt đầu xa lầy vào 2 cuộc chiến tốn kém và thất bại ở cả Iraq và Afghanistan trong một nỗ lực chống chủ nghĩa khủng bố, buộc Washington phải lãng phí một nguồn tài nguyên lớn về kinh tế và quân sự và đã làm giảm vị thế của Mỹ trên hai lĩnh vực này một cách rõ nét.
Trong khi đó, Trung Quốc bắt đầu tăng tốc phát triển nền kinh tế ngay từ đầu thế kỷ. Thành công trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã thắt chặt mối quan hệ kinh tế - thương mại giữa nước này với ASEAN. Kim ngạch thương mại hai chiều Trung Quốc - ASEAN đã tăng từ 40 tỉ năm 2000 lên gần 300 tỉ USD năm 2010. Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế hàng đầu ở châu Á và thế giới.
Cụm tàu sân bay George Washington xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn tại Biển Đông và khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Kết quả là Mỹ trở thành nền kinh tế yếu hơn trong lúc Trung Quốc liên tục tăng trưởng mạnh trong thời gian dài. Giới chức cao cấp chính trị và quân sự của Washington bây giờ lo sợ rằng 10 năm theo đuổi cuộc chiến tranh ở Trung Đông đã tạo thời cơ cho Trung Quốc tăng đáng kể ảnh hương của họ tại châu Á - Thái Bình Dương, nơi giờ đây đã tạo thành "trung tâm của lực hấp dẫn" các hoạt động kinh tế quốc tế.
Hiện nay, chính quyền Tổng thống Obama đang quay trở lại xuất phát điểm mà người tiền nhiệm George W.Bush đã khởi động trước thời điểm 11/9/2001. Điều này được đánh dấu bởi tuyên bố "Mỹ có lợi ích quốc gia ở Biển Đông" mà Ngoại trưởng Hillary Clinton đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 2007.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc lúc đó đã ngay lập tức phản ứng bằng cách tuyên bố rằng phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ "thực sự là một cuộc tấn công nhằm vào Trung Quốc". Trong một bài báo đăng trên tạp chí Chính sách Đối ngoại, bà Clinton đã viết rằng kinh tế Mỹ suy yếu khiến quốc gia này không thể dàn quân trên nhiều mặt trận cùng một lúc, do đó người Mỹ phải lựa chọn chiến trường và cẩn thận triển khai các nguồn lực, tận dụng mọi lợi thế.
Cũng chính Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói rằng châu Á trở thành một "trung tâm chiến lược" trong cơ cấu quyền lực thế giới và buộc Mỹ phải tập trung sức mạnh của mình ở đây.
Vào ngày 17/11/2011, Tổng thống Obama đã có bài phát biểu trước Quốc hội Úc, trong đó ông khẳng định: "Hoa Kỳ là một cường quốc Thái Bình Dương, và chúng tôi đang hiện diện ở đây!"
Ngay cả khi Chính phủ Mỹ phải cắt giảm rất lớn các dịch vụ xã hội và chi tiêu quân sự, Tổng thống Obama vẫn khẳng định sự hiện diện của quân đội Mỹ tại châu Á là một "ưu tiên hàng đầu". "Dù phải giảm chi tiêu quốc phòng, Mỹ cũng sẽ không, tôi nhắc lại, sẽ không tác động đến các chi phí dành cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương", ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh.
Tàu ngầm hạt nhân USS North Carolina của Mỹ xuất hiện tại cảng Subic Philippines đúng lúc quan hệ Philippines - Trung Quốc leo thang căng thẳng xung quanh bãi cạn Scarborough
Trong nỗ lực ngăn chặn sự trỗi dậy và bành trướng sức mạnh quân sự của Trung Quốc tại khu vực, Washington đã củng cố hoạt động tại các căn cứ quân sự của mình ở châu Á: Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines, Thái Lan, Singapore, Guam và Úc.
Tổng thống Obama cũng ca ngợi kế hoạch dịch chuyển chiến lược sang phía Đông của Ấn Độ để trở thành một cường quốc châu Á, một sự cổ động rõ ràng mong muốn New Delhi trở thành đối trọng với Bắc Kinh với vai trò trụ cột an ninh khu vực.
Ông Obama cũng đề cập tới sự hiện diện ngày càng tăng của quân đội Mỹ tại biển Đông, bao gồm các chuyến thăm viếng một số quốc gia thành viên đang có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc. Ngày 18/11 vừa qua Mỹ và Philippines đã ký Tuyên bố chung Manila, trong đó 2 bên dự tính sẽ phát triển mạnh mẽ hơn quan hệ hợp tác quân sự song phương.
Nhà Trắng cũng đã công bố kế hoạch bán 24 chiếc F-16 cho Indonesia trong khi tiếp tục thúc đẩy thiết lập các mối quan hệ quân sự gần gũi hơn với Thái Lan, đồng thời Mỹ luôn nhắc lại cam kết đảm bảo an ninh cho Hàn Quốc. Gần đây nhất Tổng thống Obama đã đi thăm Myanmar ngay sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ 2 để kéo dần nước này ra khỏi vòng ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Trong chiến lược đó, Mỹ sẽ loại bỏ mọi rào cản để thực hiện bằng được việc kiểm soát sự trỗi dậy, bành trướng sức mạnh của Trung Quốc. Tháng 6/2010, Washington đã giữ một vai trò nhất định trong việc từ chức của Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama, người đã từ chối việc tiếp tục sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Okinawa, người thay thế ông là một chính khách thân Mỹ rõ ràng.
Về mặt năng lượng, hệ quả của việc phát triển nóng khiến nhu cầu sử dụng năng lượng của nền kinh tế Trung Quốc tăng lên nhanh chóng. Trung Quốc sử dụng bình quân khoảng 7,8 triệu thùng dầu mỗi ngày năm 2008, nhưng theo dự đoán mới đây của Bộ Năng lượng Mỹ, con số này sẽ đạt mức 13,6 triệu thùng/ngày vào năm 2020 và 16,9 triệu thùng/ngày vào năm 2035. Trong năm 2012, Trung Quốc đã phải nhập khẩu 11,6 triệu thùng.
Bắc Kinh đã và đang cố gắng đảm bảo nguồn năng lượng bằng việc phát triển đường ống mua dầu từ Kazakhstan và Nga, ngoài ra còn mua thêm dầu từ Iran thông qua hệ đường ống chạy qua Pakistan. Tuy nhiên phần lớn lượng dầu đáp ứng cho nhu cầu của nền kinh tế Trung Quốc phải mua từ Trung Đông và vận chuyển bằng đường hàng hải qua Biển Đông. Đây là lý do tại sao Mỹ sẽ phải đặt Biển Đông dưới sự kiểm soát hiệu quả.
Press TV đánh giá, không có nghi ngờ gì về việc leo thang căng thẳng quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Biển Đông khi cả hai cường quốc này đều cố gắng tranh giành sự kiểm soát tuyến đường biển chiến lược. Điều này có thể đe dọa đẩy cả thế giới vào một cuộc xung đột tàn khốc.
Theo Tinmoi
Bị vướng dây điện, chiếc máy bay lao xuống đất, bốc cháy dữ dội Thảm kịch xảy ra vào lúc 10h sáng ngày thứ Hai, ngày 17-12 tại Burrum Heads, phía bắc Vịnh Hervey, đông nam Queensland, Australia khi bộ bánh hạ cánh chiếc máy bay Cessna vướng vào dây điện và lao xuống đất. Chiếc máy bay lập tức bốc cháy dữ dội khiến phi công 59 tuổi đến từ Gympie chết ngay tại chỗ. Khi...