Mỹ – Trung vẫn cần có nhau
Tại Mỹ, sự ủng hộ dành cho mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc đang dần suy yếu. Các lãnh đạo doanh nghiệp thất vọng về những vấn đề thương mại mang tính cơ cấu. Quân đội lo ngại về các động thái địa chính trị khiêu khích của Bắc Kinh.
Các thành viên nổi bật của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đều có những phát biểu ngày càng cứng rắn.
Tình hình này cần được đảo ngược. Các cộng đồng doanh nghiệp, nhà phân tích chính sách và giới truyền thông ở Mỹ cần tạo ra bầu không khí khuyến khích các quan chức theo đuổi mối quan hệ song phương mang tính xây dựng với Trung Quốc. Điều này cũng đúng với Bắc Kinh bất chấp hệ thống chính trị không giống nhau.
Giới lãnh đạo hai nước nên nhận ra lợi ích cấp thiết khi bắt tay giải quyết các vấn đề xuyên quốc gia có tầm quan trọng to lớn, nhất là 2 mối đe dọa đối với sự sống trên trái đất: vũ khí hạt nhân và biến đổi khí hậu. Không quốc gia nào đủ sức giải quyết các mối đe dọa này một mình và các tổ chức quốc tế đang thể hiện sự thiếu hiệu quả.
Để giải quyết thành công các vấn đề bao trùm này – cũng như nhiều vấn đề xuyên quốc gia khác như đại dịch, khủng bố và an ninh mạng – cơ hội tốt nhất là 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới phải thúc đẩy toàn cầu hành động.
Video đang HOT
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tiếp Đại diện Thương mại Robert Lighthizer (giữa) và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin của Mỹ hôm 15-2 Ảnh: REUTERS
Cách chắc chắn nhất để điều đó xảy ra là hình thành mối quan hệ mang tính xây dựng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Hai nước có thể định hướng cho nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu trên toàn cầu bằng cách đầu tư vào công nghệ năng lượng sạch, thực thi các quy định môi trường nghiêm ngặt và khuyến khích các đối tác thương mại làm điều tương tự. (Tất nhiên, chính quyền hiện tại không chấp nhận thực tế của biến đổi khí hậu nhưng hy vọng là các chính quyền tương lai sẽ nhận ra sự cấp bách của hành động này).
Ngoài ra, sự hợp tác Mỹ – Trung nhằm hạn chế tình trạng phổ biến hạt nhân, ngăn vật liệu hạt nhân rơi vào tay khủng bố và những rủi ro khác sẽ giúp chúng ta thêm an toàn.
Hai nước từng thu hẹp bất đồng về kinh tế và chính trị, như cùng nhau đối phó khủng hoảng tài chính vào những năm 1990. Giờ đây, vì tương lai nhân loại, đó là chưa kể những lợi ích kinh tế tức thì, hai nước phải nhận ra họ đều hưởng lợi từ mối quan hệ song phương mang tính xây dựng và có hành động phù hợp.
Ông Robert E. Rubin, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ
Theo Nguoilaodong
Ông Tập Cận Bình sẽ gặp các quan chức thương mại Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình có kế hoạch gặp các quan chức hàng đầu của Mỹ tại thủ đô Bắc Kinh trong tuần này, khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới hối hả dàn xếp những khác biệt về thương mại trước khi Washington giáng đòn thuế suất mới nhằm vào hàng hóa nhập khẩu từ TQ.
Tờ South China Morning Post ngày 13-2 đưa tin ông Tập sẽ gặp các quan chức Mỹ bao gồm đại diện Thương mại Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, hiện đang ở Bắc Kinh để thương thảo về một thỏa thuận thương mại. "Ông Tập đã lên lịch gặp cả ông Lighthizer lẫn ông Mnuchin vào ngày 15-2" - tờ báo trên dẫn một nguồn tin am tường các cuộc sắp xếp cho biết.
Đoàn quan chức Mỹ và các đồng sự TQ sẽ gặp nhau vào các ngày 14 và 15-2 để tiến hành đàm phán. Họ đang chịu sức ép phải đạt được thỏa thuận trước thời hạn 1-3 do Tổng thống Donald Trump đặt ra, dù nhà lãnh đạo Mỹ hôm 12-2 tuyên bố sẵn sàng gia hạn tùy thuộc vào tiến trình đàm phán ở Bắc Kinh. Hồi tháng 12-2018, Washington đã quyết định tạm hoãn kế hoạch của Tổng thống Trump nhằm tăng thuế suất 10% lên 25% đối với hàng nhập khẩu trị giá 200 tỉ USD của TQ để hai bên có thời gian thương thuyết.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang tìm kiếm một thỏa thuận thương mại với Mỹ. Ảnh: SCMP
Tối 12-2, Bộ trưởng Mnuchin chỉ đưa ra phát biểu ngắn gọn là ông và các quan chức Mỹ "đang trông đợi những ngày đàm phán quan trọng sắp tới". Phái đoàn của Washington hôm qua rời khách sạn mà không đưa ra tuyên bố đáng chú ý nào, theo báo The Straits Times. Đoàn TQ sẽ do Phó Thủ tướng Lưu Hạc và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Dịch Cương dẫn đầu.
Một số lượng lớn doanh nghiệp và các nhà lập pháp Mỹ đã bày tỏ hy vọng về khả năng hoãn tăng thuế trong khi hai bên tập trung giải quyết các yêu cầu khó khăn của Washington về những thay đổi trong chính sách của TQ nhằm chấm dứt việc bắt buộc chuyển giao các bí mật thương mại của Mỹ, kiềm chế các khoản trợ cấp của Bắc Kinh trong lĩnh vực công nghiệp cũng như thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Vòng đàm phán mới nhất tại Bắc Kinh bắt đầu hôm 11-2 với những cuộc thảo luận giữa các quan chức cấp phó nhằm vạch ra những chi tiết kỹ thuật, bao gồm một cơ chế thực thi bất kỳ thỏa thuận nào đạt được giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Vòng đàm phán trước đó đã kết thúc vào cuối tháng trước với một số tiến bộ được ghi nhận nhưng hai bên không đạt được thỏa thuận nào.
TRÙNG QUANG
Theo PL
Mỹ - Trung Quốc bắt đầu đàm phán thương mại sơ bộ Ngày 11-2, kênh CNA đưa tin, Phó Đại diện Thương mại Mỹ Jeffrey Gerrish dẫn đầu phái đoàn Mỹ tham dự đàm phán sơ bộ về thương mại Mỹ - Trung Quốc tại Bắc Kinh, trước khi Đại diện Thương mại Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin của Mỹ tham gia cuộc đàm phán chính vào ngày 14 và 15-2...