Mỹ- Trung trong cuộc đua thống trị kinh tế toàn cầu
Tuyên bố của 4 nền kinh tế đầu tàu châu Âu cùng một số quốc gia khác để ngỏ khả năng tham gia định chế tài chính mới do Trung Quốc đề xuất dường như đã đánh dấu thắng lợi bước đầu của Bắc Kinh đối với Washington trong cuộc cạnh tranh lôi kéo đồng minh.
Cuộc chạy đua nhằm giành vị trí thống trị nền kinh tế toàn cầu giữa Mỹ và Trung Quốc đang trở nên nóng bỏng (Nguồn: CBS)
Nhiều chuyên gia phân tích còn cho rằng, hiện tượng một số lượng không nhỏ các quốc gia châu Âu bỏ ngỏ khả năng gia nhập một ngân hàng phát triển quốc tế do Trung Quốc dẫn đầu đã cho thấy nỗ lực của Bắc Kinh trong việc tăng tầm ảnh hưởng của họ đối với nền kinh tế toàn cầu, và sự suy giảm của Mỹ ở vị trí thống trị trong khu vực.
Đức, Pháp và Italia hiện đã theo bước Anh quốc để tuyên bố rằng họ có kế hoạch rõ ràng để gia nhập Ngân hàng phát triển khu vực châu Á mà Trung Quốc dẫn đầu, vốn được Washington coi là một mối quan ngại.
Hôm 17-3 Pháp đã xác nhận rằng họ đang chuẩn bị gia nhập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), trong khi một tuyên bố của Bộ Tài chính Đức nêu rõ họ “có thể cung cấp vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển hạ tầng cấp thiết ở châu Á” và đóng góp cho sự phát triển toàn cầu.
Các nền kinh tế lớn khác trong khu vực gồm Australia và Hàn Quốc cũng đang cân nhắc xem liệu có nên đứng chung với Mỹ mà xa lánh Dự án ngân hàng trị giá 50 tỷ USD của Trung Quốc – vốn được coi là đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng Thế giới (WB) mà Mỹ dẫn đầu – hay không. Ngay cả Thụy Sỹ và Luxembourg cũng đang đứng trước hai ngã rẽ.
Theo Tân Hoa Xã ngày 18-3, Bộ Tài chính Trung Quốc đã hoan nghênh quyết định của các nước Pháp, Italia và Đức trong việc gia nhập Dự án AIIB với tư cách các thành viên sáng lập.
Video đang HOT
Tuần trước, Anh từng cho biết quyết định của họ để trở thành một thành viên sáng lập AIIB là vì các lợi ích của quốc gia, bất chấp các quan ngại của Washington trước động thái này.
Tờ Financial Times, dẫn lời các quan chức châu Âu, nói rằng quyết định của 4 nền kinh tế đầu tàu châu Âu trong việc gia nhập AIIB là một đòn chí mạng đối với Washington. Mỹ từng ra sức thuyết phục các nước đồng minh không gia nhập Dự án AIIB, với lý do tiêu chuẩn cho vay, hệ thống quản lý và uy tín xã hội của Ngân hàng này không thể so sánh với chuẩn mực của Ngân hàng Thế giới. “Đây là thành công lớn cho những nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc trong việc tăng cường vai trò đối với nền kinh tế toàn cầu, và là phép thử cho tầm ảnh hưởng kinh tế đang lên của Trung Quốc” – chuyên gia kinh tế Jiangguang Shen nhận định – “Điều này cũng khiến sự thống trị của Mỹ đối với hệ thống tài chính toàn cầu suy yếu”.
Tuy nhiên, giới chức Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á trong ngày 17-3 đã đánh tín hiệu rằng dù vẫn còn nhiều quan ngại quanh sự việc này, nhưng việc các nước quyết định thế nào là tùy ở họ.
Các quan chức và giới học giả đều nhận định rằng, quyết định gia nhập AIIB của Anh và các nước châu Âu khác chủ yếu xuất phát từ lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, cũng có nhiều góc nhìn khác cho rằng đây là một cuộc đấu đá không khoan nhượng. “Đây rõ ràng là một cuộc đấu tranh quyền lực, để xem ai là người có quyền viết lại quy tắc kinh tế thế giới” – Gideon Rachman, bình luận viên của tờ Financial Times, nhận định.
Trong khi đó, Nhật Bản – đối thủ lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực – hiện đang là cổ đông lớn nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) bên cạnh Mỹ. Bởi vậy, khó có khả năng Nhật sẽ tham gia vào Dự án AIIB. Tuy nhiên, người đứng đầu ADB, ông Takehiko Nakao, mới đây đã nói với tạp chí Nikkei Asian Review rằng hai thể chế này hiện đang tổ chức các cuộc thảo luận và có khả năng sẽ hợp tác trong tương lai.
Theo Khánh Duy
Đại đoàn kết
Tổng thống Ukraine ký luật trao quy chế đặc biệt cho miền Đông
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ngày 18/3 đã ký ban hành đạo luật sửa đổi về quy chế đặc biệt tự quản của một số khu vực thuộc tỉnh Donesk và Lugansk.
Tổng thống Petro Poroshenko. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Đạo luật này trước đó đã được Quốc hội Ukraine thông qua và bị Nga và lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine phản đối mạnh mẽ.
Theo đạo luật mới này, một số khu vực thuộc vùng Donbass sẽ được hưởng quy chế tự quản đặc biệt, tuy nhiên việc áp dụng quy chế này sẽ chỉ tiến hành sau khi các khu vực này tiến hành bầu cử theo luật pháp Ukraine. Ngoài ra, hai cộng hòa tự xưng Lugansk và Donesk được coi là "các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm".
Nga và lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine ngay lập tức lên tiếng phản đối đạo luật này.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong cuộc điện đàm ngày 18/3 với người đồng cấp Đức Frank-Walter Steinmeier đã bày tỏ quan ngại việc chính quyền Ukraine coi hai cộng hòa tự xưng Lugansk và Donesk là vùng lãnh thổ bị tạm chiếm.
Ông nhấn mạnh điều này đi ngược lại thỏa thuận Minsk và có thể phá vỡ tiến trình hòa bình, dẫn tới một vòng xoáy bất ổn mới tại khu vực Đông Nam Ukraine. Cũng trong cuộc điện đàm này, hai ngoại trưởng nhất trí cần đẩy mạnh nỗ lực thực hiện thỏa thuận Minsk.
Cùng ngày, người phát ngôn Tổng thống Nga, Dmitry Peskov tuyên bố Mỹ và phương Tây cần lưu ý tới mưu toan nguy hiểm cản trở thực hiện hiệp định Minsk của chính quyền Kiev hơn là gia tăng các biện pháp trừng phạt Nga.
Người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Donesk tự xưng Alexander Zakharchenko và người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng Igor Plotnisky cùng ra tuyên bố nhấn mạnh với việc từ chối quy chế đặc biệt cho toàn vùng Donbass, chính quyền Kiev đã không tuân thủ thỏa thuận hòa bình Minsk và đưa tình hình vào ngõ cụt.
Hai ông này tuyên bố sẽ không có bất kỳ thỏa hiệp nào với Kiev cho tới khi đạo luật mới này bị hủy bỏ.
Bất chấp những phản ứng của Nga và lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc điện đàm ngày 18/3 đều khẳng định sẽ tiếp tục các biện pháp trừng phạt Nga.
Hai nhà lãnh đạo này cùng tuyên bố việc thực hiện thỏa thuận Minsk, bao gồm việc rút vũ khí hạng nặng khỏi các khu vực giao tranh và mở cuộc đối thoại chính trị quốc gia, là cần thiết nhằm đem lại một giải pháp hòa bình và lâu dài cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Liên quan đến tình hình miền Đông Ukraine, phái bộ giám sát đặc biệt (SMM) thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tại Ukraine ngày 18/3 cho biết chưa thể xác nhận việc kết thúc tiến trình rút vũ khí tại miền Đông Ukraine.
SMM kêu gọi các bên xung đột cho phép các quan sát viên tới những nơi cần thiết để kiểm tra quá trình này.
SMM cũng tuyên bố lệnh ngừng bắn tại miền Đông Ukraine nhìn chung vẫn được tuân thủ, ngoài một số giao tranh lẻ tẻ tại khu vực sân bay Donesk và gần thành phố cảng Mariupol./.
Theo (TTXVN/Vietnam )
Mỹ "gây rối" ở Ukraine vì lo sợ xuất hiện liên minh Nga - Đức George Friedman, người đứng đầu mạng tình báo Stratfor (Mỹ) nói rằng, mục tiêu tối thượng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ là bằng mọi cách không để xuất hiện liên minh Nga - Đức. Phát biểu tại Hội đồng Chicago về các vấn đề Đối ngoại với chủ đề "Châu Âu: Định mệnh của các cuộc xung đột", ông Friedman nói...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chủ tịch Hội hữu nghị Uzbekistan - Việt Nam kỳ vọng quan hệ song phương phát triển

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng ho ra máu

'Phép màu' sau 91 giờ bị vùi lấp dưới đống đổ nát ở Nay Pyi Taw

Động đất tại Myanmar: Số người thiệt mạng có thể vượt mốc 3.000

Nổ đường ống dẫn khí tại Malaysia làm 33 người bị thương

Sản lượng dầu của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 15 tháng

Liệu ngoại giao con thoi có thể chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Tòa án Mỹ bác đề xuất 10 tỷ USD của Johnson & Johnson

Israel tiếp tục không kích nhằm vào mục tiêu của Hezbollah tại Liban

Mỹ công bố báo cáo thương mại trước thềm áp thuế

Ấn Độ lên tiếng sau cáo buộc của báo Mỹ về xuất khẩu thiết bị nhạy cảm sang Nga

Tổng thống Mỹ tiết lộ về liên lạc với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un
Có thể bạn quan tâm

Top 4 nàng WAGs xinh đẹp còn sở hữu học vấn đáng nể: Doãn Hải My và 3 tiểu thư nhà trâm anh thế phiệt
Sao thể thao
19:13:49 01/04/2025
Đây mới là loại cây hút ẩm và khử mùi hôi, nấm mốc trong nhà hiệu quả
Sáng tạo
18:45:03 01/04/2025
Công an làm việc với 3 người đánh vợ chồng chủ tiệm hớt tóc ở Hội An
Pháp luật
18:13:06 01/04/2025
Từ chối tiêm vaccine sởi cho trẻ, nguy cơ tử vong rình rập
Sức khỏe
18:09:10 01/04/2025
Nghệ sĩ hài Vũ Quang nhập viện cấp cứu
Sao việt
18:06:33 01/04/2025
Cục CSGT: Xuất hiện tình trạng 'nhờn luật' sau 3 tháng áp dụng Nghị định 168
Tin nổi bật
18:03:32 01/04/2025
Buổi họp báo vi phạm "tính người" của Kim Soo Hyun
Hậu trường phim
17:34:54 01/04/2025
Chỉ sau 1 đêm: BLACKPINK và Kendrick Lamar đồng loạt có thông tin sẽ đến Việt Nam?
Nhạc quốc tế
17:23:28 01/04/2025
Ngày này gần 50 năm trước, Trái Đất đột nhiên mất đi lực hút
Lạ vui
17:20:12 01/04/2025
Pháo có liên quan gì đến buổi họp báo của Kim Soo Hyun?
Nhạc việt
17:19:23 01/04/2025