Mỹ – Trung tranh cãi nảy lửa về vấn đề Biển Đông
Trong chuyến thăm đến Bắc Kinh, Ngoại trưởng Kerry bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tiến trình cải tạo đảo phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Trong khi đó, Bắc Kinh tuyên bố nước này có quyền cải tạo các bãi đá và sẽ kiên định trong vấn đề chủ quyền trên Biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị. (Ảnh: EPA)
Sau cuộc gặp riêng với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 16/5, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị không có bất kỳ một dấu hiệu thỏa hiệp nào, dù người đồng cấp Mỹ Kerry hối thúc Bắc Kinh phải hành động làm giảm căng thẳng trên Biển Đông.
“Việc xây dựng trên quần đảo Nam Sa và cải tạo các bãi đá hoàn toàn nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc”, ông Vương nói với các phóng viên tại cuộc họp báo ngày 16/5, nhắc đến “Nam Sa” – cái tên mà Bắc Kinh ngang nhiên dùng để gọi quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
“Tôi muốn tái khẳng định rằng quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc “vững như bàn thạch”", Ngoại trưởng Vương bổ sung. “Đây là yêu cầu của người dân đối với chính phủ và cũng là quyền hợp pháp của chúng tôi”.
Bình luận của ông Vương được đưa ra trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Mỹ Kerry, người đang trong chuyến thăm kéo dài 2 ngày tới Bắc Kinh nhằm thể hiện quan ngại sâu sắc của Washington trước “giấc mộng Trung Hoa” trên Biển Đông.
Theo AP, Trung Quốc ngang nhiên đưa ra yêu sách chủ quyền với khoảng 90% diện tích Biển Đông. Hiện nước này đang và đang đẩy mạnh yêu sách này thông qua tăng tốc cải tạo đảo ở 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1988.
Những bức ảnh vệ tinh mới nhất còn cho thấy dường như Trung Quốc đang xây đường băng tại quần đảo này. Đường băng này đủ dài để đón các máy bay chiến đấu và máy bay do thám của Trung Quốc, tạo một căn cứ quân sự trên Biển Đông cho Bắc Kinh. Mỹ cũng từng chỉ trích rằng Trung Quốc đang âm mưu xây một “Vạn Lý Trường Thành bằng cát” trên Biển Đông.
Video đang HOT
Trong khi đó, Trung Quốc cùng lúc bày tỏ quan ngại trước thông tin về việc Mỹ lên phương án điều tàu và máy bay quân sự trong phạm vi 12 hải lý quanh các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa để bảo vệ an toàn tự do hàng hải tại đây. Bắc Kinh gọi đây là một kế hoạch “nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền” với các đảo nhân tạo nước này đang xây dựng.
Về phần mình, Ngoại trưởng Kerry cho biết Mỹ rất lo ngại về quy mô cũng như tốc độ của hoạt động cải tạo mà Trung Quốc đang ráo riết thực hiện trên Biển Đông. Ông nhấn mạnh luật pháp quốc tế không cho phép hay công nhận việc “tạo ra” chủ quyền bằng cách xây dựng trên những rạn san hô.
“Qua tiếp xúc với Ngoại trưởng Vương Nghị, tôi hối thúc Trung Quốc hành động để cùng tất cả các nước giảm căng thẳng và tăng triển vọng tìm ra một giải pháp ngoại giao cho vấn đề trên Biển Đông”, ông Kerry tuyên bố.
Ngoại trưởng Kerry cho rằng Biển Đông cần các hoạt động “ngoại giao thông minh” để có thể thống nhất bộ quy tắc ứng xử giữa Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc, thay vì chỉ có thêm “những tiền đồn và các đường băng quân sự” tại đây. Trong bình luận này, Ngoại trưởng Mỹ rõ ràng đã nhắc đến đường băng và các công trình quân sự mà Trung Quốc đang xây dựng trái phép trên Biển Đông.
Biển Đông là một trong những vấn đề gây tranh cãi mới nhất trong quan hệ của hai siêu cường kinh tế Mỹ- Trung, bên cạnh các vấn đề liên quan đến giao thương, nhân quyền cho đến vấn đề an ninh mạng. Ngoài ra, hai nước này hợp tác trên nhiều vấn đề như Triều Tiên và Iran.
Theo BBC, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sáng 16/5 đã đến Bắc Kinh, kêu gọi Trung Quốc dừng những động thái mang tính hiếu chiến trên Biển Đông.
Theo dự kiến, bên cạnh cuộc gặp với Ngoại trưởng Vương Nghị, ông Kerry sẽ còn có một loạt cuộc gặp với các lãnh đạo Trung Quốc, gồm có Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Uỷ viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì, và sĩ quan quân sự hàng đầu nước này.
BBC dẫn lời các quan chức Mỹ cho hay dù mục tiêu ban đầu của chuyến đi là nhằm chuẩn bị cho Đối thoại Kinh tế Chiến lược Mỹ – Trung diễn ra vào tháng tới và chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Washington trong tháng 9, hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ là chủ đề bao trùm trong chương trình nghị sự lần này.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ AP, BBC
Ngoại trưởng Mỹ đến Bắc Kinh, kêu gọi Trung Quốc kiềm chế trên Biển Đông
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sáng nay 16/5 đã đến Bắc Kinh, kêu gọi Trung Quốc dừng những động thái mang tính hiếu chiến trên Biển Đông.
Ngoại trưởng John Kery sẽ có các cuộc gặp các lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc. (Ảnh: AP)
Theo BBC, Ngoại trưởng Kerry sáng nay đã tới Bắc Kinh, chuẩn bị có một loạt cuộc gặp với các lãnh đạo Trung Quốc, gồm có Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Uỷ viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, và sĩ quan quân sự hàng đầu nước này.
BBC dẫn lời các quan chức Mỹ cho hay chuyến thăm của ông đã được lên lịch một khoảng thời gian trước đó nhưng hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ là chủ đề bao trùm trong chương trình nghị sự lần này.
Ngoại trưởng Kerry sẽ thể hiện quan ngại về các dự án cải tạo đảo phi pháp trên Biển Đông của Trung Quốc. Chuyến thăm của ông Kerry được tổ chức trong bối cảnh các quan chức hai nước đang "lời qua tiếng lại" về các dự án bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông.
Washington mới đây tuyên bố Trung Quốc đã cải tạo tới 810 héc ta tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam kể từ năm 2014.
Giới chức Mỹ cho hay ông Kerry sẽ truyền tải thông điệp rằng hoạt động cải tạo đất quy mô lớn cũng như hành vi chung của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ làm tổn hại hình ảnh của nước này, cũng như quan hệ đối ngoại với các nước, trong đó có Mỹ.
Trước khi ông Kerry đến Bắc Kinh, Trung Quốc nói sẽ bảo vệ lợi ích quốc gia trong khu vực.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm qua tuyên bố quyết tâm "bảo vệ chủ quyền quốc gia cùng quyền và lợi ích hợp pháp" của Trung Quốc là "không thể lay chuyển được". "Chúng tôi sẽ tiến hành các biện pháp cứng rắn trước bất kỳ sự khiêu khích nào đối với Trung Quốc", BBC dẫn lời bà Hoa.
Bắc Kinh trước đó cũng bày tỏ quan ngại trước thông tin Mỹ có thể cử tàu và máy bay quân sự để thể hiện sự tự do đi lại ở Biển Đông, một trong những khu vực giao thương hàng hải tấp nập nhất thế giới.
BBC cho hay, ngoài vấn đề Biển Đông, ông Kerry sẽ xem xét tiến triển mối quan hệ với Trung Quốc trong các vấn đề khác như biến đổi khí hậu và an ninh mạng.
Ông Kerry đến thăm Trung Quốc đúng lúc Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang có chuyến công du đến nước này.
Thủ tướng Modi và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm qua đã đồng ý tìm kiếm một giải pháp công bằng cho các tranh chấp biên giới giữa hai nước Ấn, Trung hiện nay.
Thoa Phạm
Theo DANTRI/ BBC
Cuộc đối đầu Trung - Mỹ trên không phận Biển Đông Khi tuần tra gần quần đảo Trường Sa và bị tàu Trung Quốc đeo bám, chiến hạm USS Fort Worth của Mỹ đã triển khai các máy bay theo dõi bầu trời Biển Đông. Lần tuần tra này chứng minh Mỹ hoàn toàn có khả năng ngăn chặn Trung Quốc nếu nước này lập ADIZ trên Biển Đông. Tàu USS Fort Worth tuần...