Mỹ – Trung tăng cạnh tranh chiến lược ở châu Á
Truyền thông Mỹ cho rằng Bắc Kinh đang sử dụng sức mạnh quân sự ngày càng tăng để ngăn chặn sự hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Á, trong khi Washington thực hiện chính sách “tác chiến hải-không” để đối phó.
Khu trục hạm USS Dewey của hải quân Mỹ. Ảnh: Usmilnet
Mạng tin Lancaster Eagle của Mỹ ngày 11/10 cho biết, Trung Quốc và Mỹ đang tăng cường cạnh tranh chiến lược ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương sau khi Bắc Kinh sử dụng sức mạnh quân sự ngày càng tăng để đe dọa các nước đồng minh của Mỹ ở châu Á, ngăn chặn sự hiện diện quân sự của Mỹ trên Biển Đông, biển Hoa Đông và cắt đứt các tuyến đường thâm nhập vào các khu vực chung toàn cầu của Mỹ.
Theo giới phân tích, chiến lược quân sự nhấn mạnh chính sách “trở lại châu Á-Thái Bình Dương” của chính quyền Obama được Lầu Năm Góc gọi là “tác chiến hải-không”. Sau khi được công bố hồi đầu năm, chiến lược này đã thu hút sự quan tâm rất lớn của hầu hết các nước ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và các nước đồng minh của Mỹ trong khu vực, coi đây là một biện pháp nhằm đối phó với Trung Quốc.
Để thể hiện sự ủng hộ các nước đồng minh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong tháng 9, quân đội Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tổ chức một cuộc diễn tập quân sự tại đảo Guam nhằm nâng cao khả năng bảo vệ các quần đảo của quân đội hai nước.
Video đang HOT
Cùng thời điểm với cuộc diễn tập này, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố Hiệp ước An ninh Mỹ – Nhật sẽ được áp dụng với quần đảo Senkaku mà Nhật Bản đang tranh chấp với Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuyên bố tại Singapore rằng, Mỹ quyết định bố trí 60% tàu chiến, trong đó có sáu trong số 11 nhóm tàu tiến công tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trong khi đó, Bắc Kinh nhận thấy chính sách “trở lại châu Á – Thái Bình Dương” của Tổng thống Obama và chiến lược “Tác chiến hải-không” của Lầu Năm Góc là dấu hiệu rõ ràng về chính sách kiên quyết ngăn chặn Trung Quốc của Washington.
Theo Lancaster Eagle, để đối phó với chiến lược của Mỹ, chính phủ Trung Quốc quyết định tăng ngân sách quốc phòng, trong đó trích một phần đáng kể để nhanh chóng đạt được các khả năng chống thâm nhập.
Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc không thể chấp nhận khi Mỹ áp dụng mọi biện pháp nhằm đe dọa Trung Quốc, đặc biệt Washington chi phí gấp sáu lần cho ngân sách quốc phòng và thiết lập các liên minh chính thức hoặc các quan hệ đối tác chiến lược với 3, 4 hoặc 5 cường quốc quân sự mạnh nhất ở châu Á.
Khi chiến lược quốc phòng chuyển thành biện pháp ngoại giao, Bắc Kinh nhận thấy Mỹ đang trở lại các khu vực tranh chấp ở châu Á Thái bình dương. Ông Jian Junbo, một chuyên gia quan hệ quốc tế thuộc Đại học Tổng hợp Phúc Đán ở Thượng Hải, cho biết theo quan điểm của Trung Quốc, không phải ngẫu nhiên các bất đồng lãnh thổ của Trung Quốc với Nhật Bản và các nước láng giềng khác ở Biển Đông bỗng nhiên tăng mạnh sau khi Washington tuyên bố chính sách “trở lại châu Á”.
Tờ The Economist có trụ sở tại London, Anh cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến các bất đồng ngày càng nghiêm trọng hơn là do chủ nghĩa dân tộc ở châu Á, đặc biệt tại Trung Quốc. Một cuộc thăm dò dư luận gần đây ở Trung Quốc cho thấy, hơn 1/2 số người dân Trung Quốc nghĩ rằng trong vài năm tới thế giới sẽ chứng kiến một cuộc tranh chấp quân sự giữa Trung Quốc với Nhật Bản.
Do vậy vấn đề tranh chấp biển đảo không phải do các nguồn tài nguyên biển như hải sản, dầu lửa và khí đốt mà do các bên đang nỗ lực tìm kiếm sức mạnh trong cuộc cạnh tranh chiến lược tương lai ở châu Á. Trận chiến lớn của thế kỷ 21 – cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ nhằm đạt được vai trò siêu cường ở châu Á – đang diễn ra trong khu vực.
Mặc dù “cách phòng thủ tốt nhất” vẫn có thể là “đối thoại” song cả Trung Quốc và Mỹ đều không nhận thấy mọi vấn đề có thể được giải quyết qua đối thoại. Khi cả Trung Quốc và Mỹ đang thúc đẩy cạnh tranh chiến lược, khu vực châu Á -Thái Bình Dương sẽ bước vào một cuộc chạy đua vũ trang mới. Khu vực này sẽ bị quân sự hóa ngày càng tăng, lúc đó việc giải quyết các cuộc xung đột khu vực sẽ trở nên khó khăn hơn.
Theo VNE
Chết đuối trong tàu ngầm
Lực lượng phòng vệ biển (MSDF) của Nhật Bản ngày 9.10 thông báo một hạ sĩ quan đã chết đuối ngay trong một tàu ngầm lớp Soryu khi tàu đang hoạt động ở tỉnh Wakayama, miền tây nước này.
Báo The Yomiuri Shimbun hôm nay 10.10 dẫn thông báo từ MSDF cho hay chiếc tàu ngầm lớp Soryu rời cảng Kiiyura thuộc Wakayama lúc 7 giờ sáng ngày 8.10 (giờ địa phương, 5 giờ sáng giờ Việt Nam) và lặn lúc 8 giờ 47 phút.
Tuy nhiên, đến 14 giờ 10 phút cùng ngày, phát hiện một hạ sĩ quan 20 tuổi bị mất tích (không báo cáo công việc), tàu ngầm nổi lên và kiểm tra các vị trí trên tàu.
Thi thể của hạ sĩ quan nói trên cuối cùng được tìm thấy trong "cột buồm" (đảo nổi, tháp quan sát) của tàu.
Do khu vực tìm thấy thi thể của hạ sĩ quan nói trên luôn ngập nước khi tàu lặn, nên thành viên thủy thủ đoàn thường không đến kiểm tra.
MSDF cho hay đã lập ban điều tra nội bộ về sự cố nói trên.
Theo TNO
Phóng viên ảnh của Tổng thống Iran bất ngờ đào tẩu Phóng viên ảnh của Tổng thống Iran Mahmoud Ahmedinejad đã bất ngờ xin tị nạn tại Mỹ sau khi tháp tùng ông tới thành phố New York tham dự phiên thảo luận toàn thể của Đại hội đồng Liên hợp quốc hồi tuần trước, truyền thông Mỹ hôm qua đồng loạt đưa tin. Hassan Golkanbhan ngồi ngay trước Tổng thống Ahmadinejad trong một...