Mỹ Trung so kè quân sự
Trong khi Lầu Năm Góc giảm thiểu tầm quan trọng của các cuộc tuần tra gần các bãi đá và đảo nhân tạo mà Trung Quốc kiểm soát phi pháp trên biển Đông, Bắc Kinh lại lớn tiếng báo động về hoạt động đó.
Chính Trung Quốc công bố cuộc tuần tra “tự do tuần tra hàng hải” mới nhất của Mỹ, với việc tàu khu trục USS Hopper hồi tuần trước áp sát trong vòng 12 hải lý quanh bãi cạn Scarborough, một đảo san hô ở phía Tây Philippines mà Bắc Kinh tranh chấp với Manila. Đây là lần thứ hai trong mấy tháng nay Bắc Kinh xác nhận sự kiện tàu tuần tra, chứ không phải Washington – vốn trước đây đóng vai trò thông báo hoặc tiết lộ chi tiết.
Bà Bonnie Glaser, chuyên gia an ninh tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế (Mỹ), đánh giá Washington vẫn duy trì tuần tra đều đặn nhưng không muốn làm ầm ĩ. Ngược lại, Bắc Kinh sẵn sàng công khai thông tin để lấy cớ đẩy mạnh các mục đích quân sự của họ.
Tàu khu trục USS Hopper của Mỹ. Ảnh: US NAVY
Theo Reuters, một số nhà ngoại giao và chuyên gia an ninh khu vực tin rằng Trung Quốc sẽ nhân đó để điều động thêm lực lượng và tăng tốc quân sự hóa các cơ sở phi pháp ở quần đảo Trường Sa (của Việt Nam). Ông Zhang Baohui, chuyên gia an ninh của Trường ĐH Lingnan (Hồng Kông), cho rằng Bắc Kinh đang lo lắng khi thấy Tổng thống Mỹ Donald Trump tập trung hơn vào châu Á.
Video đang HOT
Trung Quốc còn lấn xa hơn biển Đông. Báo South China Morning Post ngày 22-1 đưa tin Trung Quốc đã lắp đặt các thiết bị thu thanh tại 2 khu vực đáy biển chiến lược nằm sâu trong vùng biển gần đảo Guam, nơi đặt căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương và cũng là trung tâm tiếp tế, bảo dưỡng cho tàu ngầm của Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương.
Theo chính phủ Trung Quốc, các bộ cảm biến âm thanh hiện đại này – một số có tầm hoạt động hơn 1.000 km – được dùng để nghiên cứu khoa học như tìm hiểu về động đất, bão tố và cá voi. Thế nhưng, giới chuyên gia an ninh đánh giá các bộ cảm biến trên cũng có thể theo dõi sự di chuyển của tàu ngầm ở biển Đông và chặn đứng tín hiệu ngầm dưới nước giữa tàu ngầm và căn cứ chỉ huy.
Các thiết bị do thám này đi vào hoạt động từ năm 2016 nhưng mới được Học viện Khoa học Trung Quốc công bố tháng này. Việc Trung Quốc chú ý đến Guam còn vì đây là một phần của chuỗi đảo thứ hai – tuyến phòng thủ quân sự do Mỹ lập ra từ thời chiến tranh lạnh.
Theo các nhà khoa học liên quan, mục đích chính của các chiến dịch mà Trung Quốc tiến hành gần Guam và các khu vực khác ở Tây Thái Bình Dương là nhằm phá vỡ chuỗi đảo này.
Theo Người Lao Động
Ông Kim Jong-un chỉ đạo tạo điều kiện hàn gắn quan hệ với Hàn Quốc
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố cần tạo điều kiện để cải thiện mối quan hệ với Hàn Quốc trước khi hai nước bắt đầu tiến hành cuộc đàm phán cấp cao trong tuần này.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un (Ảnh: EPA)
"Lãnh đạo (ông Kim Jong-un) đã tuyên bố rõ ràng rằng đất nước chúng ta cần tiếp tục duy trì chính sách, từ đó dẫn tới bước đột phá trong sự nghiệp thống nhất toàn diện. Việc khơi dậy quá khứ và nhắc lại những điều đã qua trong mối quan hệ với Hàn Quốc là điều không nên. Thay vào đó, mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên phải được cải thiện", hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên (KCNA) đưa tin ngày 7/1 về bài phát biểu của nhà lãnh đạo Kim Jong-un trước người dân Triều Tiên.
Theo KCNA, đã đến lúc hợp nhất những nỗ lực của người dân Triều Tiên - Hàn Quốc nhằm chấm dứt tình trạng leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
"Đây không chỉ là việc bình thường hóa quan hệ liên Triều, mà còn hướng đến việc hòa giải dân tộc và thống nhất đất nước theo cách tự nguyện ", KCNA cho biết thêm.
Tuần trước, Hàn Quốc và Triều Tiên đã nhất trí khôi phục lại đường dây liên lạc ở làng đình chiến Panmunjom ở khu phi quân sự liên Triều (DMZ) chia tách biên giới hai nước. Hai nước cũng nhất trí sẽ tổ chức hội đàm cấp cao vào ngày 9/1 ở Panmunjom, trong đó thảo luận về việc cử đoàn vận động viên Triều Tiên tới Hàn Quốc dự Thế vận hội PyeongChang vào tháng sau.
Tàu sân bay Mỹ tới Thái Bình Dương
Hải quân Mỹ ngày 7/1 thông báo tàu sân bay USS Carl Vinson của nước này đang trên đường tới khu vực Tây Thái Bình Dương và được cho là sẽ tới vùng biển gần bán đảo Triều Tiên trước khi Thế vận hội PyeongChang khai mạc vào ngày 9/2.
Hải quân Mỹ cho biết tàu sân bay hạt nhân USS Carl Vinson, với sự hộ tống của các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường và một số tàu chiến khác, đã rời cảng quê nhà ở San Diego từ tuần trước để thực hiện chiến dịch triển khai thường kỳ tới Thái Bình Dương.
Việc tàu USS Carl Vinson tới Tây Thái Bình Dương nằm trong sáng kiến của Hạm đội 3 nhằm cho phép lực lượng này hỗ trợ các hoạt động của Hạm đội 7 đang đóng tại Nhật Bản.
Hiện chưa rõ USS Carl Vinson có tham gia cuộc tập trận thường niên của quân đội Mỹ - Hàn, dự kiến được tổ chức sau tháng 3 hay không. Năm ngoái, tàu sân bay này từng tham gia cuộc tập trận "Đại bàng non" với Hàn Quốc.
Thành Đạt
Theo Dantri
Ảnh vệ tinh "tố" hoạt động trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và Chiến lược (CSIS) phân tích các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc tiếp tục triển khai các hệ thống radar và cơ sở hạ tầng phục vụ cho mục đích quân sự trái phép trên Biển Đông. Các công trình do Trung Quốc xây dựng phi pháp trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo...