Mỹ-Trung Quốc: Vuốt mặt không còn nể mũi
Quan hệ Mỹ-Trung Quốc lại xuất hiện kịch tính mới, đầy nghịch lý. Đằng sau sự “giận dữ” ăn miếng trả miếng về thương mại này là gì? Các đối tác của Mỹ-Trung Quốc cần cảnh giác điều gì? Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Xung khắc vẫn được cả hai đẩy lên những nấc thang quyết liệt mới. (Nguồn: Biếm hoạ của Guy Body trên Trang nzme.co.nz).
Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc hiện trong tình trạng đầy nghịch lý. Cả hai đều thừa hiểu rằng xung khắc thương mại song phương càng kéo dài và càng quyết liệt thì khả năng lợi bất cập hại đối với cả hai bên càng thêm thực tế, vậy mà xung khắc vẫn được họ đẩy lên những nấc thang quyết liệt mới.
Kinh tế và thương mại hai nước vốn đã gắn kết với nhau rất chặt chẽ và tuỳ thuộc lẫn nhau ở mức độ rất cao, vậy mà giờ hai bên lại duy trì xung khắc và bất hoà để tách biệt nhau ra. Hai bên đã thoả thuận trong tháng 9 này sẽ tiếp tục đàm phán thương mại để tìm giải pháp cho cuộc xung khắc vậy mà giờ làm cho chính cuộc xung khắc này trở nên thêm phức tạp và nan giải khiến cho vòng đàm phán thương mại tới càng thêm khó có thể thành công.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần ngợi ca và đề cao mối quan hệ cá nhân tốt đẹp với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, vậy mà từ khi ông Trump lên trị vì nước Mỹ đến nay, mối quan hệ giữa hai nước này chỉ thấy tồi tệ thêm đi chứ không tốt đẹp hơn.
Đỉnh điểm mới đây nhất là việc ông Trump đáp trả rất quyết liệt biện pháp chính sách được Trung Quốc áp dụng để trả đũa quyết sách của ông Trump về áp thuế quan bảo hộ thương mại 10% đối với thêm 300 tỷ USD giá trị hàng hoá của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ bắt đầu từ ngày 1/9 tới. Quyết sách này được ông Trump đưa ra sau khi hai bên kết thúc vòng đàm phán thương mại thứ 12 mà không đạt được kết quả nào. Sau đó, ông Trump quyết định hoãn thời điểm áp dụng được dự định ban đầu từ ngày 1/9 kia đến giữa tháng 12 tới đối với một số mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trước đó, Trung Quốc đã tuyên bố là sẽ đáp trả Mỹ thích đáng, cụthể là với 3 biện pháp chính sách: ngừng nhập khẩu nông phẩm của Mỹ, ngừng tiếp tục can thiệp để giữ giá cho đồng Nhân dân tệ – mà phía Mỹ coi là Trung Quốc phá giá đồng bản tệ và ngay lập tức coi Trung Quốc là thao túng tiền tệ – và sẽ áp thuế quan bảo hộ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Mỹ vào thị trường Trung Quốc.
Vừa rồi, Trung Quốc đã cụ thể hoá đối sách này là áp dụng cho 75 tỷ USD giá trị hàng hoá của Mỹ vào thị trường Trung Quốc theo lộ trình 2 bước với mức độ từ 5% đến 25%. Ông Trump ngay lập tức quyết định tăng mức thuế quan từ 25% lên 30% đối với 25 tỷ USD giá trị hàng hoá của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã bị áp thuế quan 25% và tăng từ 10% lên 15%, sau này có thể còn cao hơn thế nữa, đối với 300 tỷ USD giá trị hàng hoá của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc dự kiến từ 1/9 tới.
Video đang HOT
Ba điểm tương đồng
Hiện có thể thấy Mỹ và Trung Quốc đang giống nhau ở những điểm sau đây.
Thứ nhất, cả hai bên đều không chỉ chưa sẵn sàng thoả hiệp với nhau mà còn quyết tâm “người sao, ta vậy” nếu không phải đến cùng thì ít nhất cũng thêm một thời gian nữa. Đối với cả hai bên, bây giờ không chỉ có chuyện giữ thể diện là quan trọng mà còn có chủ trương nếu không thắng thì cũng không để cho bị thua. Vì thế, mọi nhượng bộ hay đi bước xuống thang trước đều bị coi là sai lầm chứ không phải thể hiện thiện chí, đều bị coi là yếu thế, sợ thua nên mới vậy chứ không phải vì tự tin chắc thắng.
Thứ hai, cả hai hiện đều không còn để ý nhiều gì nữa đến việc giữ thể diện cho nhau. Những đối sách của Trung Quốc làm ảnh hưởng trực tiếp đến thể diện và uy danh cá nhân của ông Trump và những quyết sách, hành động và phát ngôn của ông Trump ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến thể diện và uy tín cá nhân của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Cả hai bên đều đã vuốt mặt không còn nể mũi lẫn nhau nữa.
Thứ ba, cả hai bên đều không tin rằng đàm phán thương mại có thể nhanh chóng đưa lại thoả thuận giúp hai bên khắc phục được xung khắc thương mại và giải quyết được cuộc xung khắc thương mại này là xử lý được ổn thoả và lâu bền hết mọi bất đồng quan điểm và xung khắc lợi ích chiến lược giữa hai bên.
Chuyện không chỉ là xung khắc thương mại
Chậm nhất cho tới lúc này, Trung Quốc dẫu không muốn và không thích thì vẫn phải nhận ra rằng xung khắc thương mại song phương chỉ là một cái cớ và cách thức Mỹ thực hiện cuộc cạnh tranh chiến lược toàn diện nên đáp trả của Trung Quốc cũng phải toàn diện, có bài bản và lộ trình chứ không nhất thời và chỉ về thương mại thuần tuý.
Cho nên Trung Quốc đã cứng rắn đối với Mỹ khi Mỹ tỏ quan điểm thái độ bất lợi cho Trung Quốc về tình hình Hong Kong, khi Mỹ thực hiện kế hoạch bán máy bay tiêm kích hiện đại cho Đài Loan và khi Mỹ phê phán những hành động của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông. Cho nên Trung Quốc tìm cách giành thế chủ động trong đối phó Mỹ về xung khắc thương mại và lợi dụng việc đẩy mạnh những hoạt động tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với một số đối tác khác ở khu vực Biển Đông để dùng xung khắc ở nơi đây đối phó những xung khắc khác với Mỹ.
Những quyết sách mới nói trên của ông Trump đối với Trung Quốc phù hợp với cách suy tính chính sách và hành động của ông Trump thể hiện cho tới nay đối với Trung Quốc. Người này vẫn rất tin tưởng vào quan điểm cho rằng cứ gia tăng áp lực tối đa thì rồi Trung Quốc sẽ phải nhượng bộ. Một nhượng bộ nhỏ của Trung Quốc sẽ được ông Trump tung hô là thắng lợi lớn trong khi một trả đũa nhỏ của Trung Quốc ngay lập tức sẽ vấp phải phản ứng quyết liệt và đáp trả mạnh mẽ từ phía ông Trump. Vừa rồi là bằng chứng mới nhất chứ không phải là duy nhất.
Thời trước thì khác chứ ở thời nay, Mỹ và Trung Quốc dẫu có găng với nhau đến đâu, cọ sát lợi ích chiến lược đến mức độ nào thì vẫn luôn bất ngờ nhanh chóng đi vào thoả hiệp với nhau để nhất trí với nhau về giải pháp tình thế.
Khi tác động về đối nội của cái giá phải trả cho cuộc xung khắc này bắt đầu thấm trực tiếp tới người dân và xã hội thì khi ấy hai bên sẽ bắt đầu cùng cài số lùi. Cho nên các đối tác khác phải luôn chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với cả hai kịch bản là Mỹ và Trung Quốc còn tiếp tục găng nhau và bất ngờ nhanh chóng thoả hiệp với nhau.
Dịch Dung
Theo TG&VN
Trung Quốc muốn gì từ COC?
Trung Quốc gần đây nói rằng nước này và các thành viên ASEAN đã đạt được "tiến triển lớn" trong đàm phán tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự một lễ kỷ niệm của hải quân nước này ở khu vực gần thành phố cảng Thanh Đảo ngày 23/4. Ảnh: AP
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Bangkok, Thái Lan, nhân dịp hội nghị ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc vào cuối tháng 7, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng tiến triển này đạt được là nhờ "sự chân thành và quyết tâm của tất cả các bên", nhằm tiến tới mục tiêu hoàn tất COC trong 3 năm.
Thực tế là Trung Quốc vẫn tiếp tục phô trương và đe dọa sử dụng vũ lực trên biển Đông, ngay cả khi đàm phán đang diễn ra. Một ví dụ là Trung Quốc bắn thử 6 tên lửa đạn đạo chống hạm trên vùng biển này từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7, trước khi Diễn đàn khu vực ASEAN diễn ra ở Thái Lan.
Ngày 24/7, Trung Quốc công bố sách trắng quốc phòng đầu tiên trong 4 năm, trong đó nói biển Đông là một phần "không thể thay đổi" của nước này, và rằng họ "thực thi chủ quyền quốc gia của mình để xây dựng hạ tầng và triển khai những năng lực phòng vệ cần thiết trên các đảo và bãi đá ở Nam Hải (tức biển Đông)".
Bắc Kinh chưa thể hiện dấu hiệu gì cho thấy sẽ thôi cải tạo và xây dựng các cơ sở quân sự trên biển Đông. Một trong những sự việc gần đây nhất là việc Trung Quốc đưa tàu thăm dò Hải Dương 8 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ đầu tháng 7.
Nhiệm vụ của COC là tạo cơ sở giải quyết những tranh chấp và vụ việc như vậy thông qua đối thoại.
ASEAN kêu gọi sớm hoàn tất đàm phán COC trong bối cảnh biển Đông căng thẳng. Bắc Kinh cố kéo dài thời gian, cho đến gần đây. Trung Quốc giờ có vẻ quan tâm đến COC hơn cả ASEAN. Vì sao vậy?
Theo bài phân tích trên Asian Nikkei Review hôm 14/8, Trung Quốc đòi chủ quyền trên hầu khắp biển Đông, dựa trên cái gọi là "đường 9 đoạn". Nhưng phán quyết của Tòa trọng tài thường trực quốc tế năm 2016 khẳng định đòi hỏi này hoàn toàn không có cơ sở theo luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.
Trung Quốc phớt lờ phán quyết. Nhưng là một bên ký kết UNCLOS, Bắc Kinh không muốn bị nhìn là kẻ đứng ngoài pháp luật. Trung Quốc rõ ràng tin rằng họ có thể dùng COC để giải thoát mình khỏi phán quyết, bài phân tích nhận định.
Dù Trung Quốc rõ ràng đã thay đổi thái độ với COC, vẫn còn quá sớm để coi đây là điều đáng mừng. Những động cơ thầm kín của Trung Quốc được phản ánh trong phần khung của COC.
Trước tiên, không phải Trung Quốc đang đàm phán với ASEAN với tư cách một khối mà với 10 nước ASEAN riêng biệt. Trong giai đoạn đàm phán đầu tiên, Trung Quốc và 10 nước ASEAN đưa ra 11 đề xuất riêng biệt, chứ không phải 2 đề xuất từ Trung Quốc và ASEAN.
Asian Nikkei Review dẫn các nguồn tin ngoại giao nói rằng Trung Quốc đã gây áp lực để có được cơ chế đàm phán này. Điều đó phản ánh quan điểm của Trung Quốc rằng tranh chấp lãnh thổ là vấn đề song phương giữa họ với từng nước trong 4 thành viên ASEAN liên quan. Cách làm này của Bắc Kinh sẽ khiến họ chiếm thế thượng phong trong đàm phán hoặc sử dụng cơ bắp nếu cần thiết, để có thể đi theo cách của mình.
Theo các nguồn tin ngoại giao, Trung Quốc có 3 đòi hỏi cơ bản đối với COC: Không dựa trên UNCLOS 1982 ; tập trận chung với những nước ngoài khu vực phải có sự đồng thuận trước của các bên tham gia COC; không được hợp tác với các nước ngoài khu vực để khai thác tài nguyên trên vùng biển này.
ASEAN không thể chấp nhận những đòi hỏi đó vì sẽ vô hiệu hóa phán quyết của tòa trọng tài về "đường 9 đoạn" của Trung Quốc, và cũng sẽ làm mất ảnh hưởng của Mỹ và châu Âu ở khu vực. "ASEAN không vội, và không có ý định chốt COC bằng cách thỏa hiệp một cách kỳ lạ", một nguồn tin ngoại giao nói với Asian Nikkei Review.
BÌNH GIANG
Theo tienphong
Hải cảnh Trung Quốc đe dọa Biển Đông Trong số tàu hải cảnh hộ tống nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN, có một tàu vũ trang lớn. Tàu CCG 3901 và tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc hoạt động trái phép tại khu vực bãi Phúc Tần - Tư Chính...