Mỹ: Trung Quốc thao túng sông Mekong là ‘thách thức cấp bách’ với Đông Nam Á
Quan chức cấp cao Mỹ cho rằng, việc Trung Quốc thao túng sông Mekong là “thách thức cấp bách” với Đông Nam Á và là “xu hướng đáng lo ngại” ở khu vực này.
Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương David Stilwell hôm 4/9 cho biết, việc Trung Quốc thao túng dòng nước ở sông Mekong – hiện đang ở mức thấp kỷ lục – là thách thức đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Phát biểu trong hội thảo trên website do Viện Hòa bình Mỹ và Trường Chính sách công Lý Quang Diệu của Singapore đồng tổ chức, ông David Stilwell cho biết, vấn đề dòng nước là một trong những “xu hướng đáng lo ngại” ở khu vực sông Mekong.
Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương David Stilwell. (Ảnh: Reuters)
“Một thách thức đặc biệt cấp bách là việc Trung Quốc thao túng các dòng chảy của sông Mekong vì lợi ích của chính họ, cái giá phải trả sẽ là rất lớn”, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cho hay.
Ông David Stilwell trích dẫn một báo cáo gần đây “đề cập đến việc Trung Quốc đã thao túng dòng nước dọc theo sông Mekong trong 25 năm, làm gián đoạn trong dòng chảy tự nhiên thông qua việc xây dựng và vận hành đập lớn”.
Theo Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, cuộc khủng hoảng đã “tàn phá mùa màng và đe dọa an ninh lương thực và nước trong toàn khu vực”.
“Những điều này tiềm ẩn nguy cơ bất ổn lớn hơn. Mỹ đang làm việc với các nước Mekong, Ủy ban sông Mekong và các đối tác quốc tế để đảm bảo các lời kêu gọi minh bạch dữ liệu nước từ Trung Quốc được phúc đáp”, ông David Stilwell cho hay.
Ngoại trưởng Michael Pompeo đã đưa ra chính sách cứng rắn với Trung Quốc của Washington trong nhiều diễn đàn công khai trong những tháng gần đây, cũng đưa ra quan điểm của mình về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Theo lịch trình, Bộ trưởng ngoại giao của nhóm 10 quốc gia ASEAN cũng như các đối tác toàn cầu như Ngoại trưởng Mỹ Pompeo, Vương Nghị của Trung Quốc, Sergey Lavrov của Nga và S. Jaishankar của Ấn Độ vào tuần tới sẽ tham gia một loạt các cuộc họp trực tuyến, trong đó có Diễn đàn Khu vực ASEAN thường niên (ARF).
Trong tuyên bố hôm 3/9, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết bên cạnh các cuộc họp liên kết với ASEAN đã được lên lịch, ông Pompeo sẽ đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Đối tác Me Kong – Mỹ khai mạc với năm nước hạ nguồn.
Video đang HOT
Quan chức cấp cao Mỹ cho rằng, việc Trung Quốc thao túng sông Mekong là “thách thức cấp bách” với Đông Nam Á và là “xu hướng đáng lo ngại” ở khu vực này. (Ảnh: International Rivers)
Ông Stilwell cho biết ông hy vọng các nước ASEAN – một số nước đang tranh chấp với Trung Quốc về Biển Đông – sẽ tiếp tục sử dụng “tiếng nói tập thể mạnh mẽ” để thúc đẩy lợi ích của mình.
“Sự lựa chọn ở đây là ủng hộ những quy tắc và chuẩn mực và tiếp tục thực hiện chúng, hoặc có các cách tiếp cận khác đúng đắn hơn”, ông Stilwell nhấn mạnh.
Bình luận của Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương là bằng chứng mới nhất cho thấy con sông dài 4.350 km, nơi 60 triệu người Đông Nam Á mưu sinh, đã trở thành mặt trận mới trong cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung.
Cuối tháng 8, phát biểu trên một diễn đàn do Trung Quốc tổ chức (Hợp tác Mekong – Lan Thương), trong đó có sự tham gia 5 nước Đông Nam Á ở hạ lưu, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết, Bắc Kinh sẽ bắt đầu chia sẻ dữ liệu thủy văn quanh năm của sông Mekong.
Tổ chức Eyes on Earth có trụ sở tại Mỹ vào tháng 4 kết luận rằng các con đập của Trung Quốc đã giữ lại 47 tỷ m3 nước.
Bắc Kinh và Washington trong những tháng gần đây đã tiến hành nghiên cứu về tình trạng dòng chảy của sông ở 5 quốc gia Đông Nam Á hạ lưu gồm Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Đông Nam Á đang trở thành tâm điểm buôn bán các loại ma túy
Bất chấp đại dịch Covid-19, việc sản xuất và buôn bán ma tuý vẫn diễn ra trên quy mô lớn tại khu vực Đông Nam Á. Tam giác Vàng giờ đây là trung tâm bào chế ma tuý của thế giới.
Từ cách đây rất lâu, khu vực bao phía bắc Thái Lan, tây Lào và đông Myanmar đã là vùng đất trồng và thu hoạch nhiều thuốc phiện nhất thế giới.
Và giờ đây khi ma tuý tổng hợp lên ngôi, Tam giác Vàng cũng đáp ứng nhu cầu thị trường và chuyển sang sản xuất loại hàng cấm này với quy mô lớn hơn bao giờ hết.
Cảnh sát Myanmar thu giữ lượng ma tuý và tiền chất lớn nhất lịch sử Đông Nam Á hồi tháng 4 năm nay, với 17,5 tấn ma tuý đá và 35,5 tấn tiền chất để sản xuất ma tuý tại bang Shan miền bắc đất nước. Ảnh: Reuters.
Trung tâm sản xuất ma tuý của thế giới
Ước tính hầu hết lượng ma tuý đá trên thị trường trị giá 40 tỷ USD mỗi năm tại khu vực các nước vùng hạ lưu sông Mekong được sản xuất và phân phối từ khu vực Tam giác Vàng.
Tương tự, vùng đất này cũng cung cấp phần lớn thuốc lắc cho các nước Đông Nam Á - với số lượng được Văn phòng Tội phạm và Ma tuý Liên Hợp Quốc (UNODC) ước tính có giá trị từ 30 tỷ đến 60 tỷ USD mỗi năm.
Về mặt địa lý, Tam giác Vàng là nơi tuyệt vời để sản xuất ma tuý tổng hợp: địa hình hiểm trở, sự xuất hiện thưa thớt của lực lượng chức năng và đặc biệt là dễ dàng tiếp cận nguồn tiền chất với số lượng lớn từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Thêm vào đó, ma tuý tổng hợp cũng không khó để sản xuất, cần ít diện tích hơn và không mang tính mùa vụ như thuốc phiện.
Ma tuý được sản xuất ở khu vực vùng núi phía bắc Myanmar, nơi kinh tế kém phát triển, và sau đó đưa sang Lào và Thái Lan. Từ 2 điểm trung chuyển đầu tiên này, những kiện hàng chất cấm được tuồn vào tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, để đưa tới Quảng Đông, Hong Kong và Macau.
Tương tự, TP.HCM, Manila và Phnom Penh cũng trở thành những điểm trung chuyển tiếp theo, và ma tuý từ đó toả đi khắp khu vực Thái Bình Dương.
Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực, trong đó có Sáng kiến Vành đai và Con đường do Bắc Kinh hậu thuẫn, cũng vô tình tạo ra những hành lang để các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia vận chuyển ma tuý đến những nơi khác trên thế giới.
Các băng đảng ma tuý hoạt động trong khu vực có mối liên hệ với các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia khác ở Nhật Bản, Việt Nam, Nigeria và cả những băng đảng Nam Mỹ. Tội phạm cũng bị thu hút bởi buôn bán ma tuý vì đây là ngành kinh doanh có lợi nhuận không hẳn là cao, nhưng rất ổn định và lâu dài.
Không giống đá quý hay vũ khí hoặc sản phẩm từ động vật hoang dã, một khi người mua tiêu thụ ma tuý, gần như chắc chắn họ sẽ mua tiếp.
Vì vậy nhu cầu với ma tuý luôn ở mức cao, và việc sản xuất để phục vụ nhu cầu này cũng dễ dàng hơn.
Cảnh sát chống ma tuý Thái Lan xếp các bịch chứa viên ma tuý đá (yaba) để tiêu huỷ trong sự kiện hồi tháng 6 tại tỉnh Ayutthaya. Ảnh: Reuters.
Bất chấp đại dịch Covid-19, ma tuý tổng hợp vẫn tràn ngập thị trường các nước Đông Nam Á, cho thấy sự thất bại của chính quyền một số nước khu vực trong kiểm soát sự bành trướng của ngành tội phạm này.
"Trong khi thế giới đang tập trung vào đại dịch Covid-19, tất cả dấu hiệu cho thấy việc sản xuất và buôn bán ma tuý tổng hợp cùng hoá chất vẫn diễn ra ở mức kỷ lục tại khu vực", ông Jeremy Douglas, đại diện của UNODC ở Đông Nam Á, nhận định.
Dùng mạng xã hội để bán thuốc vào mùa dịch
Đại dịch khiến các xã hội bị phong toả, và tội phạm ma tuý bắt đầu sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội để tiếp tục bán thuốc. Điều này không chỉ khiến các giao dịch gia tăng, mà còn giảm chi phí cho tội phạm và khiến giới chức cực kỳ khó nắm bắt.
Cảnh sát cũng gặp khó khăn trong việc triệt phá những giao dịch nhỏ lẻ này, vì hầu hết chúng diễn ra trên các ứng dụng tin nhắn riêng tư.
Trong bối cảnh nhiều người bị mất việc làm, giảm thu nhập vì Covid-19, họ rất dễ chuyển sang kiếm tiền từ các hoạt động phạm pháp trong đó có buôn bán ma tuý.
Để hạn chế buôn bán ma tuý bất hợp pháp trong và sau đại dịch, các nước Đông Nam Á cần tập trung vào giải quyết khía cạnh xã hội liên quan đến tình hình buôn bán ma tuý trong khu vực.
Giới trẻ các quốc gia này ngày càng sử dụng nhiều thuốc lắc hơn để phục vụ mục đích giải trí, trong khi một bộ phận người lao động sử dụng ma tuý đá để tạo năng lượng cho công việc hàng ngày của họ.
Phụ nữ đặc biệt dễ bị lợi dụng trong ngành này, vì các băng đảng cho rằng cảnh sát sẽ ít kiểm tra phụ nữ hơn, và vì vậy họ sẽ được sử dụng để vận chuyển ma tuý.
Điều quan trọng để giảm sự hiện diện của ma tuý là phải tạo điều kiện cho các cộng đồng dễ bị tổn thương và cho họ một lựa chọn thích hợp khác để kiếm sống. Đối với người nghiện hoặc người sử dụng ma tuý, cần phải thay đổi cách tiếp cận và coi họ như những người bệnh cần giúp đỡ, thay vì đối xử trước tiên với họ như tội phạm.
Thiết bị bào chế ma tuý trong vụ bắt giữ ở Myanmar hồi tháng 4, các chuyên gia cho biết lượng ma tuý và tiền chất lớn như vậy cho thấy bang Shan của Myanmar đang sản xuất ma tuý tổng hợp để phục vụ toàn thế giới chứ không chỉ trong khu vực. Ảnh: Reuters.
Điều này sẽ giúp giảm bớt sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người sử dụng ma tuý. Hơn nữa, các cơ quan có trách nhiệm cần có chính sách phù hợp và đào tạo tốt các nhân viên y tế về mức độ nhạy cảm của vấn đề mà họ đang giải quyết.
Đại dịch Covid-19 khiến việc đi lại bị hạn chế và biên giới đóng cửa, và có thể điều đó đã ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán và vận chuyển ma tuý. Nhưng khi các chính phủ giảm sự tập trung vào tệ nạn ma tuý, điều đó sẽ tạo điều kiện cho các băng đảng mở rộng địa bàn và phân phối theo những cách mới.
Pompeo muốn các Viện Khổng Tử tại Mỹ đóng cửa Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố ông mong tất cả các Viện Khổng Tử trong khuôn viên các trường đại học Mỹ sẽ đóng cửa trước cuối năm nay. "Tôi nghĩ mọi người đều sẽ nhìn thấy những rủi ro liên quan đến chúng", Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nói với người dẫn chương trình Lou Dobbs trên Fox Business Network hôm 1/9, đề cập...