Mỹ – Trung Quốc tăng mua một loài cá, “kho báu” dưới nước ở Đồng bằng sông Cửu Long hứa hẹn thu tỷ đô
Sau Tết Nguyên đán, giá cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng trở lại, với mức giá dao động khoảng 29.500-30.000 đồng/kg, tăng từ 5.000-5.500 đồng/kg so với cuối năm 2021, đem đến sự phấn khởi, vui mừng cho người nuôi.
Giá cá tra tăng mạnh 29.500-30.000 đồng/kg
Là địa phương có diện tích nuôi cá tra lớn nhất vùng, An Giang hiện có trên 1.487ha thả nuôi cá tra. Sản lượng cá tra thu hoạch từ đầu năm 2022 đến nay tăng đáng kể do giá bán tăng và nhu cầu chế biến xuất khẩu tăng. Điều này tạo sự phấn khởi rất lớn cho người nuôi cá tra.
Những ngày qua, gia đình ông Trần Văn Tuấn, thị trấn Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú ( tỉnh An Giang) rất phấn khởi vì giá cá tra đang được thu mua ở mức rất cao, từ 28.500-30.000 đồng/kg, tăng hơn 5.000 đồng/kg so với trước Tết Nguyên đán.
Với 500 tấn cá tra nằm trong kích cỡ (size) xuất khẩu sắp thu hoạch, gia đình ông Tuấn xem như “hái lộc” đầu năm.
Cùng chung niềm vui, ông Nguyễn Văn Tâm, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang như “nhặt được vàng” khi gần 700 tấn cá tra chuẩn bị xuất bán của gia đình ông được nhiều công ty hỏi mua và đặt hàng vào cuối tháng này với giá trên 30.000 đồng/kg (loại 1kg/con), tăng hơn 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo các hộ nuôi và doanh nghiệp cá tra, sở dĩ giá cá tra hiện nay tăng mạnh là do sau dịch Covid-19, nhiều hộ “treo ao,” nguồn cung cá nguyên liệu phục vụ xuất khẩu thiếu hụt.
Thu hoạch cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Vĩnh Kim
So với cùng kỳ 2021, giá cá tra chỉ có 19.000-20.000 đồng/kg, giá cá tra nguyên liệu hiện nay đã tăng mạnh, người nuôi lãi lớn.
Không chỉ giá cá tra thương phẩm tăng mà giá bán cá tra giống cũng tăng. Hiện cá giống size 40 con/kg có giá bán gần 50.000 đồng/kg và khoảng 60.000 đồng/kg cá giống (size 30 con/kg), tăng khoảng 20.000 đồng/kg so với cuối năm 2021 cũng đem lại nhiều phấn khởi cho người nuôi.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá tra Việt Nam 2 tháng đầu năm 2022 tăng mạnh ở hầu hết thị trường lớn, tổng giá trị xuất khẩu đạt 385 triệu USD, tăng 93,6% so với cùng kỳ 2021.
Trong đó, giá trị xuất khẩu cá tra sang một số thị trường hàng đầu tăng trưởng tới ba con số như Mỹ đạt 94,6 triệu USD, tăng 120%; Trung Quốc – Hồng Kông đạt 86 triệu USD, tăng 240% và khối thị trường CPTPP đạt 52,5 triệu USD, tăng 51,4%; EU đạt gần 28 triệu USD, tăng gần 76% so với cùng kỳ năm 2021. Kết thúc tháng 2, Mỹ là thị trường xuất khẩu cá tra số 1 của các doanh nghiệp Việt Nam.
Chuyên gia khuyến cáo nông dân không ồ ạt thả nuôi
Video đang HOT
Trước cơn sốt cá tra, nhiều nông dân vay vốn, ồ ạt thả nuôi, chấp nhận giá con giống, thức ăn chăn nuôi ở mức cao. Ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam khuyến cáo nông dân cẩn trọng, có chiến lược thả nuôi phù hợp với cung – cầu, nếu không câu chuyện rớt giá sẽ tái diễn.
Ông Quốc cho rằng, giá cá tra thương phẩm tăng cao do thiếu hụt nguồn, giá cá sẽ sớm bình ổn trở lại. Để nghề nuôi cá tra bền vững, đi vào ổn định, các hộ nuôi cần chủ động liên kết với doanh nghiệp để không phải lo lắng về đầu ra.
Ngược lại, phía doanh nghiệp cần có chiến lược bài bản trong việc hoạt động kinh doanh, ước lượng khả năng tiêu thụ cá nguyên liệu để có ký kết cụ thể với số hộ nuôi cá.
Đồng thời, các địa phương cần có sự kiểm soát chặt diện tích ao nuôi, sản lượng nuôi…tránh tình trạng cung vượt cầu; nếu không câu chuyện rớt giá sẽ tái lập.
“Hiệp hội đã khuyến cáo, nếu ai muốn nuôi thì nên liên kết với doanh nghiệp, còn nếu nuôi tự phát thì sau này sẽ rất khó khăn. Bây giờ tuy rằng thị trường xuất khẩu tốt nhưng cần phải xúc tiến việc chế biến sâu, để giá trị hàng, để tăng giá trị xuất khẩu”, ông Quốc nói.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), xuất khẩu cá tra Việt Nam 2 tháng đầu năm 2022 tăng mạnh ở hầu hết thị trường lớn, tổng giá trị xuất khẩu đạt 385 triệu USD, tăng 93,6% so với cùng kỳ 2021.
Ngoài ra, theo ông Quốc, cần xây dựng các hệ thống phân phối, nghiên cứu theo ẩm thực của từng vùng miền để đẩy mạnh đưa cá tra vào tiêu thụ ở thị trường nội địa.
Tại Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất, xuất khẩu cá tra năm 2022 hồi tháng 2, đại diện Hiệp hội cá tra Việt Nam nhận định, cước phí tàu tiếp tục đứng ở mức cao như hiện tại và tăng thêm, thì giá cá tra nguyên liệu không thể tăng nhiều hơn nữa.
Ngoài ra, giá xăng dầu tăng cao, giá cá biển trên thế giới tăng cao, đánh bắt biển cũng đã và sẽ tiếp tục bị giới hạn…
Theo Bộ NNPTNT, năm 2022, ngành cá tra dự kiến kế hoạch sản xuất với sản lượng cá thương phẩm đạt 1,6-1,7 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,6 tỷ USD.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đúc Tiến cho biết, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022 là nâng cao chất lượng giống, tăng cường hợp tác liên kết chuỗi với các cơ sở nuôi nhỏ lẻ nhằm đảm bảo ổn định sản xuất, tiếp tục triển khai đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long…
Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc ráo riết thu mua một loài thủy sản, Việt Nam thu ngay 558 triệu USD
Xuất khẩu tôm Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng tốt ở tất cả các thị trường chính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Anh...Trong đó, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 117,5 triệu USD, tăng 61% và Trung Quốc đạt 21,3 triệu USD, tăng 41% cùng kỳ năm 2021.
Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc mua tôm của Việt Nam nhiều nhất
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm Việt Nam trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng tốt ở tất cả các thị trường chính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Anh... trừ thị trường Nga, xuất khẩu giảm do bị gián đoạn trước tác động từ cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Xuất khẩu tôm trong tháng 2/2022 đạt 244,8 triệu USD, tăng 55% so với tháng 2/2021. Tính tổng 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm đạt gần 558 triệu USD, tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bà Phùng Thị Kim Thu, chuyên gia thị trường ngành hàng tôm VASEP đánh giá, xuất khẩu tôm 2 tháng đầu năm nay có sự tăng trưởng vượt bậc so với cùng kỳ các năm trước đó.
Trong đó, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 117,5 triệu USD, tăng 61% và Trung Quốc đạt 21,3 triệu USD, tăng 41% cùng kỳ năm 2021.
Trong cơ cấu sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm chân trắng và tôm sú tăng trưởng 2 con số, lần lượt là 49% và 54%.
Xuất khẩu chỉ giảm đối với một số sản phẩm tôm biển. Xuất khẩu tôm sú chế biến tăng trưởng mạnh nhất 119%.
Theo VASEP, 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt gần 558 triệu USD, tăng 48% so với cùng kỳ năm 2021. Ảnh minh họa
Mỹ tiếp tục là thị trường đơn lẻ nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 21% tổng giá trị xuất khẩu tôm của cả nước.
Xuất khẩu tôm sang Mỹ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng của năm 2021. 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 117,5 triệu USD, tăng 61% so với cùng kỳ năm ngoái.
"Thị trường Mỹ mở cửa trở lại hậu Covid-19, nhu cầu nhập khẩu thủy sản trong đó có tôm tiếp tục tăng cao. Việt Nam vẫn là nguồn cung tôm lớn thứ 4 trên thị trường Mỹ sau Ấn Độ, Ecuador và Indonesia", bà Thu cho biết.
Đối với thị trường Trung Quốc, đã có tín hiệu phục hồi tăng trưởng tốt trong 2 tháng đầu năm nay sau khi xuất khẩu vào thị trường này giảm mạnh 22% năm 2021.
Tháng 2/2022, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc đạt 21,3 triệu USD, tăng 41% so với tháng 2/2021. Tính tổng 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sang thị trường này đạt 39,7 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Biểu đồ số liệu xuất khẩu tôm Việt Nam 2019 - tháng 2/2022. Nguồn: VASEP
Bà Thu cho hay, Trung Quốc là một trong những thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất thế giới với các kênh dịch vụ ẩm thực quy mô khổng lồ.
Năm 2022, nhập khẩu tôm của Trung Quốc được dự báo tăng mạnh. Tuy vậy, các quy định và rào cản của Trung Quốc vẫn khắt khe, đặt biệt lại được đưa ra vào thời điểm các cơ quan hải quan của Trung Quốc thắt chặt giám sát các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu trong đại dịch Covid-19.
"Doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cần đảm bảo công tác kiểm soát và phòng chống Covid-19 trong quá trình sản xuất, xuất khẩu tôm", bà Thu đưa ra khuyến cáo.
Một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong nước cho biết, giá xăng, dầu tăng cao kỷ lục trong thời gian qua, khiến phí vận tải tăng, ảnh hưởng nhiều tới chi phí sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ vẫn phải còn phải đối mặt với nhiều khó khăn như chi phí nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao, phí vận chuyển quốc tế tiếp tục tăng, làm tăng giá thành sản phẩm và giảm sức cạnh tranh so với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm ở các nước như Ấn Độ, Ecuador, Indonesia...
Tồn dư hóa chất, kháng sinh cấm đối với các lô hàng tôm xuất khẩu giảm
Ông Lê Bá Anh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT) cho biết, năm 2021, có 64 lô hàng tôm bị cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo, trong đó đáng chú ý là cảnh bảo về các chỉ tiêu phosphate 22 lô. Riêng về tồn dư hóa chất, kháng sinh cấm có 8 lô (chiếm 12,5%) giảm so với tỷ lệ cảnh báo năm 2020.
Các lô hàng bị Trung Quốc cảnh báo liên quan đến Covid-19 đối với cá tra khá nhiều nhưng đối với tôm thì lại hạn chế. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm cho thấy, khâu bao gói, đưa hàng lên container được thực hiện trong phạm vi của doanh nghiệp. Đây là kinh nghiệm của ngành tôm để các ngành khác có thể học tập.
Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2022, diện tích nuôi tôm đạt 750.000 ha; sản lượng tôm các loại 980 nghìn tấn. Trong đó tôm sú 275 nghìn tấn, tôm thẻ chân trắng 675 nghìn tấn, còn lại là tôm khác.
Hiện nay, cả nước có 352 cơ sở chế biến tôm được thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và có tên trong danh sách được phép xuất khẩu vào các quốc gia, vùng lãnh thổ có yêu cầu lập danh sách như: EU, Trung Quốc, Hàn Quốc...
Ông Lê Bá Anh cho rằng, các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất, chế biến tôm xuất khẩu cần thúc đẩy phát triển vùng nuôi, tăng sản lượng giúp giảm giá thành tôm nguyên liệu.
ăng cường đầu tư công nghệ chế biến, gia tăng giá trị, đáp ứng nhu cầu của các nước nhập khẩu. Phát triển nuôi tôm hữu cơ, tôm sinh thái nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường bền vững.
Chủ động nghiên cứu, nắm bắt rõ các thủ tục, cập nhật quy định của các thị trường để giảm thiểu rủi ro trong quá trình xuất khẩu.
Thêm một doanh nghiệp cá tra không bị áp thuế bán phá giá sang Mỹ Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa đưa ra thông báo về kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 17 (POR17) với cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn từ ngày 1/8/2019 - 31/7/2020....