Mỹ, Trung Quốc nhất trí duy trì đối thoại
Ngày 28/5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này và Mỹ đã nhất trí duy trì đối thoại để quản lý rủi ro hàng hải.
Cờ Mỹ (bên trái) và cờ Trung Quốc. Ảnh minh hoạ: Reuters
Theo thông báo của bộ trên, hai bên đạt được sự nhất trí như vậy tại cuộc tham vấn về các vấn đề hàng hải diễn ra hôm 24/5, trong đó, Mỹ và Trung Quốc nhất trí duy trì liên lạc để tránh nguy cơ xảy ra “hiểu nhầm” và “tính toán sai lầm”.
Các cuộc tham vấn này là một phần nỗ lực nhằm duy trì các đường dây liên lạc mở và kiểm soát mối quan hệ Trung – Mỹ một cách có trách nhiệm. Tại các cuộc gặp song phương, Mỹ và Trung Quốc đều khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì các kênh liên lạc mở.
Ngày 24/5, Lầu Năm Góc cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đang lên kế hoạch tổ chức các cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Đổng Quân (Dong Jun). Cuộc gặp dự kiến sẽ diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao an ninh khu vực châu Á hay còn gọi là Đối thoại Shangri-La, kéo dài 3 ngày từ ngày 31/5. Sự kiện này đánh dấu cuộc gặp trực tiếp lần đầu tiên giữa Bộ trưởng Austin và Bộ trưởng Đổng Quân kể từ tháng 11/2022 khi hai nước tìm cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên lạc.
Đức thông báo kế hoạch ngừng cấp tín dụng hỗ trợ phát triển cho Trung Quốc
Ngày 26/9, Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển liên bang Đức (BMZ) thông báo nước này sẽ đình chỉ việc cấp tín dụng hỗ trợ phát triển cho Trung Quốc từ năm 2026 và các khoản tín dụng cấp mới tới thời điểm này phải phục vụ mục đích bảo vệ khí hậu và môi trường.
Cờ Trung Quốc (giữa) giữa cờ Đức và Liên minh châu Âu trước trụ sở Phủ Thủ tướng Đức ở thủ đô Berlin. Ảnh: Mạnh Hùng /PV TTXVN tại Đức
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn thông báo của BMZ cho biết từ năm 2010, Đức đã không còn coi Trung Quốc là quốc gia đang phát triển. Giữa tháng 9 này BMZ đã thông báo cho Bộ Tài chính Trung Quốc về quyết định của Chính phủ liên bang Đức liên quan việc ngừng cấp các khoản vay hỗ trợ phát triển cho nước này.
Cụ thể, Ngân hàng tái thiết Đức (KfW) và Bộ Tài chính Trung Quốc chỉ có thể ký các dự án cho vay hỗ trợ phát triển đến năm 2025 và các dự án này phải có tác động trong lĩnh vực khí hậu và môi trường. Theo BMZ, là một nền kinh tế phát triển, Trung Quốc có khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế và có thể được tái cấp vốn với những điều kiện thuận lợi. Từ năm 2013 đến năm 2022, Đức đã ký với Trung Quốc các khoản vay hỗ trợ phát triển có tổng trị giá 3,451 tỷ euro (3,6 tỷ USD) và không có thêm khoản nào được cấp trong năm 2023.
Bộ trưởng Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển liên bang Đức Svenja Schulze. Ảnh: Mạnh Hùng/PV TTXVN tại Đức
Bộ trưởng Hợp tác kinh tế và Phát triển Đức Svenja Schulze nêu rõ: "Chúng tôi không còn coi Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển.
Hợp tác hiện tại với Trung Quốc tập trung hướng tới cái gọi là hàng hóa công cộng toàn cầu, như bảo vệ khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học, trao đổi các tiêu chuẩn và quy định trong hợp tác phát triển và hợp tác vì lợi ích của các nước thứ ba". Bà Schulze khẳng định Trung Quốc vẫn là đối tác quan trọng trong nỗ lực vượt qua các cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Mỹ đề cao việc duy trì liên lạc với Trung Quốc Ngày 25/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel nhấn mạnh việc duy trì quan hệ cấp cao với Trung Quốc là rất quan trọng. Cờ Mỹ và Trung Quốc bên ngoài một tòa nhà ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh minh họa: Reuters Ông Patel khẳng định rằng chính sách cơ bản của Washington sẽ không bị ảnh hưởng bởi...