Mỹ, Trung Quốc nhắc lại cam kết vắc xin COVID-19 tại APEC
Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ( APEC) nhất trí tăng cường chia sẻ vắc xin COVID-19, Trung Quốc hứa hỗ trợ 3 tỉ USD cho thế giới.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern – Ảnh: APEC New Zealand 2021
Đây là một trong những nội dung nổi bật tại cuộc họp không chính thức của APEC tối 16-7 do Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern chủ trì.
Bà Ardern nhấn mạnh hai điểm quan trọng được đồng thuận tại cuộc họp. Trước hết, các lãnh đạo nhất trí đánh giá đại dịch COVID-19 sẽ kéo dài, các thành viên APEC sẽ có nhiều việc phải làm, phải phối hợp xuyên biên giới.
Điểm thứ hai, theo thủ tướng New Zealand, là nhận thức cho rằng đây không phải đại dịch cuối cùng, do đó sự chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai là rất quan trọng.
Trong phần phát biểu được ghi hình trước phát tại sự kiện, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẽ chi 3 tỉ USD giúp các nước nghèo hơn ứng phó với COVID-19 trong 3 năm tới.
Video đang HOT
Đến nay, phía Trung Quốc nói rằng họ đã cung cấp hơn 500 triệu liều vắc xin cho các nước đang phát triển.
APEC nhấn mạnh mục tiêu chính là hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững và thịnh vượng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên vấn đề chia sẻ vắc xin COVID-19, một trọng tâm trong cuộc họp, lại là chủ đề chia rẽ, theo Hãng tin AP.
Tại cuộc họp, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh đã cam kết cung cấp hơn 500 triệu liều vắc xin cho các nước trên khắp thế giới, và rằng họ làm điều này đơn thuần vì muốn cứu người.
Tuyên bố của Nhà Trắng cho biết: “Tổng thống Biden nói rõ Mỹ đang viện trợ vắc xin, chứ không bán vắc xin, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không kèm theo bất cứ điều kiện chính trị hay kinh tế nào với các liều vắc xin đó”.
Thông điệp của Washington phản ánh căng thẳng ngầm xung quanh các cáo buộc “ngoại giao vắc xin” hiện nay.
Đài Loan, một nền kinh tế thành viên APEC, cáo buộc Trung Quốc đại lục lấy vắc xin để phục vụ ý đồ chính trị. Chính quyền hòn đảo này cáo buộc Bắc Kinh can thiệp ngăn chặn các đợt vận chuyển vắc xin tới Đài Loan từ Nhật Bản và Mỹ.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng cáo buộc Úc can thiệp việc đưa vắc xin của họ tới Papua New Guinea – một thành viên APEC khác.
Theo Hãng tin AP, các lãnh đạo thành viên APEC tại cuộc họp cũng thảo luận về việc giảm chi phí thuế quan vốn gây khó khăn thêm cho việc vận chuyển vắc xin xuyên biên giới.
Thủ tướng Ardern mô tả việc thuế cao đánh vào lọ và ống tiêm hiện nay là “một vấn đề rất đáng kể mà các nền kinh tế APEC có đủ khả năng để loại bỏ”.
APEC nhất trí thương mại 'tự do, cởi mở và dự đoán được'
Các lãnh đạo APEC, gồm cả ông Trump và ông Tập, nhất trí rằng thương mại, đầu tư "tự do, cởi mở và dự đoán được" là cần thiết để thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Các nhà lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã nhất trí rằng "môi trường thương mại và đầu tư tự do, cởi mở, công bằng, không phân biệt đối xử, minh bạch và có thể dự đoán được" là liều thuốc phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Tầm nhìn Putrajaya (thủ đô hành chính của Malaysia), đã được tất cả các lãnh đạo APEC, bao gồm Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đồng thuận và hoan nghênh khi được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến tối 20/11 do Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin chủ trì, theo Nikkei. Tầm nhìn Putrajaya đặt ra con đường phát triển cho nhóm trong hai thập kỷ tới, nhằm tạo ra một "cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương cởi mở, năng động, kiên cường và hòa bình" vào năm 2040.
Ba động lực kinh tế để đạt được tầm nhìn này gồm thương mại và đầu tư; đổi mới và số hóa; tăng trưởng mạnh mẽ, cân bằng, an toàn, bền vững và bao trùm.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị, thông cáo của Bộ Ngoại giao cho biết.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị trực tuyến với lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC, ngày 20/11. Ảnh: Bộ Ngoại giao .
Các thành viên APEC cũng đạt được nhất trí về tuyên bố chung đầu tiên sau ba năm khi hội nghị kéo dài ba giờ kết thúc. Trước đó, hội nghị thượng đỉnh APEC tại Papua New Guinea 2018 không ra tuyên bố chung do căng thẳng Mỹ-Trung, còn hội nghị tại Chile năm 2019 bị hủy vì tình trạng bất ổn.
Các lãnh đạo APEC thông qua tuyên bố, đánh dấu hoàn thành thực hiện sáng kiến thành lập nhóm Tầm nhìn APEC và xây dựng định hướng hợp tác APEC trong giai đoạn mới, do Việt Nam khởi xướng và được thông qua tại Hội nghị Cấp cao APEC 25 tại Đà Nẵng tháng 11/2017.
Với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ kinh nghiệm cùng thành tựu của Việt Nam và Cộng đồng ASEAN trong chủ động thích ứng, hành động quyết liệt, kịp thời, kiểm soát đại dịch, xử lý các hệ lụy kinh tế - xã hội và từng bước phục hồi kinh tế. Thủ tướng nhấn mạnh cần đề cao tinh thần hợp tác và trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, tăng cường hợp tác đa phương, cân bằng giữa hành động ngắn hạn với xử lý thách thức trung và dài hạn trong ứng phó "đa khủng hoảng" hiện nay. Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng các thành viên của APEC để biến hiện thực hóa "tầm nhìn và ước vọng" được thông qua ngày 20/11.
Sau hội nghị, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern nhận bàn giao vai trò chủ nhà Hội nghị Các lãnh đạo kinh tế APEC 28 với chủ đề "Cùng đồng hành, hợp tác và tăng trưởng".
Trung Quốc cân nhắc gia nhập CPTPP Ngày 20/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết chính phủ nước này sẽ cân nhắc "một cách tích cực" về khả năng gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: THX/TTXVN Phát biểu tại Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế...