Mỹ: Trung Quốc gây bất ổn ở biển Đông
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc hy vọng sẽ sớm đón tiếp cựu Tổng thống Philippines Fidel Ramos tại Bắc Kinh.
Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp gây bất ổn ở biển Đông, trong đó có tiến hành tuần tra trên không và thông báo tập trận chung với Nga.
Đô đốc Scott Swift, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, đã nhận xét như trên trong lúc ông có mặt trên tàu khu trục trang bị tên lửa USS Benfold cập cảng Thanh Đảo trong chuyến thăm Trung Quốc.
Tàu đến Thanh Đảo từ đầu tuần. Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của tàu hải quân Mỹ sau khi tòa trọng tài công bố phán quyết ngày 12-7.
Báo Wall Street Journal ngày 9-8 (giờ địa phương) đưa tin Đô đốc Scott Swift cũng dẫn chứng hoạt động mới đây của hàng trăm tàu cá tràn xuống biển Hoa Đông và báo cáo cho thấy Bắc Kinh xây dựng các nhà để máy bay dành cho máy bay quân sự trên các đảo nhân tạo ở biển Đông.
Ông không nghĩ rằng các bước đi gần đây của Trung Quốc là hành động đáp trả trực tiếp với phán quyết trọng tài.
Ông đánh giá Bắc Kinh thiếu minh bạch trong ý định của mình qua những hành động gần đây và điều này chỉ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Các sĩ quan hạm đội Bắc Hải (Trung Quốc) đón các sĩ quan tàu khu trục USS Benfold ngày 8-8. Ảnh: HẠM ĐỘI 7 MỸ
Video đang HOT
Đô đốc Scott Swift nhận định Trung Quốc và Mỹ cần xoa dịu căng thẳng bằng cách tổ chức trao đổi thường xuyên hơn.
Ông đưa ra ví dụ như chuyến thăm Trung Quốc của tàu khu trục USS Benfold và cuộc gặp hôm 8-8 giữa ông và Phó Đô đốc Viên Dự Bách, tư lệnh hạm đội Bắc Hải.
Nói đến cuộc tập trận chung giữa Trung Quốc với Nga ở biển Đông, ông bày tỏ quan tâm: “Có nhiều nơi khác để có thể tập trận”.
Liên quan đến bãi cạn Scarborough của Philippines, ông cho biết không có thông tin nào về sự việc Trung Quốc bồi đắp xây đảo nhân tạo tại đây.
Báo Wall Street Journal đánh giá dù Trung Quốc đưa ra nhiều cản trở đối với phán quyết trọng tài, các bên đều mong muốn giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán. Ví dụ như chuyến đi Hong Kong của cựu Tổng thống Philippines Fidel Ramos.
Trung Quốc đã có phản ứng tích cực trước chuyến đi Hong Kong của ông Ramos với tư cách đặc phái viên của Tổng thống Rodrigo Duterte.
Ngày 10-8, tức ngày thứ ba ông Ramos lưu lại Hong Kong, khi được hỏi về chuyến đi của ông Ramos, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh tuyên bố Trung Quốc đã mở đàm phán với Philippines qua nhiều cách thức khác nhau.
Người phát ngôn cho biết trong chuyến đi Hong Kong, ông Ramos có trao đổi riêng với những người bạn cũ Trung Quốc.
Bà nói Trung Quốc hy vọng sẽ sớm đón tiếp ông Ramos tại Bắc Kinh với tư cách đặc phái viên của tổng thống Philippines.
Dù vậy, người phát ngôn cũng đưa ra yêu cầu: Trung Quốc và Philippines từ lâu đã là láng giềng và bạn bè, hai nước phải cùng nỗ lực chung để cải thiện quan hệ song phương, nối lại đàm phán, hợp tác và phát triển quan hệ lành mạnh và ổn định.
Báo South China Morning Post (Hong Kong) ngày 10-8 đưa tin cựu Tổng thống Fidel Ramos cho biết ông sắp gặp những người bạn cũ Trung Quốc có quan hệ với Chủ tịch Tập Cận Bình và các doanh nhân có quan tâm đến lợi ích của Philippines.
Hải quân Mỹ thông báo ngày 6-8, tàu tấn công thủy-bộ USS Boxer (LHD 4) đã hoàn thành chuyến tuần tra thường lệ trong vùng biển quốc tế trên biển Đông. Một tàu khác từ nhóm tàu đổ bộ thủy-bộ USS Harpers Ferry (LSD 49) cũng đã hoàn thành chuyến tuần tra tương tự ngày 4-8. Người phát ngôn của hải đội thủy-bộ số một tuyên bố: “Sự hiện diện thường lệ của chúng tôi ở đây nhằm bảo đảm các quyền, tự do và bảo đảm sử dụng hợp pháp vùng biển và vùng trời dành cho mọi người”. ________________________________ Vệ tinh Cao Phân 3 (vệ tinh chụp ảnh độ nét cao được phóng lên quỹ đạo ngày 10-8) sẽ được sử dụng để cảnh báo thảm họa, dự báo thời tiết, đánh giá nguồn nước và bảo vệ các quyền lợi hàng hải. TÂN HOA XÃ
PH.QUỲNH
Theo PLO
Mỹ đưa tàu khu trục tên lửa đến Nhật Bản
Tàu khu trục tên lửa USS Benfold của Hải quân Mỹ đã rời San Diego hôm 2/10 để tới căn cứ Hải quân Yokosuka tại Nhật Bản, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng mở rộng tầm với của hải quân.
Tàu khu trục tên lửa USS Benfold (Ảnh: Wikipedia)
Việc triển khai tàu USS Benfold nằm trong kế hoạch chiến lược của hải quân Mỹ nhằm chuyển các vũ khí hiện đại và có khả năng nhất tới châu Á, giữa lúc Trung Quốc gia tăng vị thế quân sự.
Căn cứ Yokosuka là cảng nhà của Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ.
"Sau một chu trình huấn luyện, các thủy thủ của chúng tôi nóng lòng có cơ hội chứng minh khả năng cùng một số tàu hiện đại nhất của Hải quân Mỹ", bà Michele Day, chỉ huy tàu USS Benfold, cho biết trong một tuyên bố.
"Chúng tôi tự hào tham gia lực lượng triển khai tiên phong tại Nhật Bản", bà Michele Day nhấn mạnh.
Tàu USS Benfold, được đưa vào sử dụng năm 1996, đóng tại cảng San Diego.
Trong vài năm gần đây, Hải quân Mỹ đã đưa các tàu chiến hiện đại nhất tới Nhật Bản, nơi chúng có thể sẵn sàng cho các sứ mệnh cần thiết tại các vùng biển châu Á.
Tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan tới Nhật Bản hôm 1/10 (Ảnh: Wikipedia)
Trước khi Benfold khởi hành chỉ một ngày, tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan đã tới căn cứ căn cứ hải quân Yokosuka để bắt đầu đợt triển khai mới, thay chế cho tàu sân USS George Washington về nước hồi tháng 5. USS Ronald Reagan sẽ trở thành hạt nhân của các lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương.
Trước đó, USS Ronald Reagan đóng tại San Diego trong 11 năm.
An Bình
Theo Dantri/US Navy
Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường của Mỹ đến Trung Quốc sau phán quyết Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Benfold của Hải quân Mỹ đang có chuyến thăm tới Trung Quốc lần đầu tiên kể từ sau khi có phán quyết của Toà Trọng tài về vụ kiện Biển Đông. Chiếc tàu trên đã neo đậu ở Thanh Đảo sáng 8.8. Đây là nơi đóng quân của hạm đội phương Bắc của Trung Quốc....