Mỹ: Trung Quốc đừng nghĩ đến việc dùng ‘kịch bản’ Crimea ở châu Á
Hôm 4/4, một quan chức cấp cao của Mỹ cảnh báo rằng Trung Quốc không nên nghi ngờ cam kết sẽ bảo vệ đồng minh châu Á của Mỹ để dẫn đến việc có những hành động giống như Nga tại Crimea.
Theo hãng tin Reuters, ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á, cho rằng thật khó xác định được ý định của Trung Quốc nhưng việc Nga sáp nhập Crimea đã khiến cho các đồng minh của Mỹ ở khu vực này lo ngại rằng Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để ép buộc các nước khác trong các tranh chấp lãnh thổ.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, tâm điểm tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Ông cho rằng Trung Quốc phải chứng minh nước này sẽ cam kết thực hiện các giải pháp hòa bình để giải quyết các vấn đề, đặc biệt là sau những gì đã xảy ra tại Crimea.
Theo ông Russel, những biện pháp trừng phạt Nga của Mỹ, Liên minh châu Âu và các quốc gia khác sẽ có “tác dụng răn đe đối với bất cứ người nào ở Trung Quốc có ý định coi vụ sáp nhập Crimea là một hình mẫu”.
Ông còn nói rằng mặc dù Mỹ sẽ không đứng về phía nào trong các tranh chấp lãnh thổ tại Đông Á, nhưng Trung Quốc không nên nghi ngờ việc Mỹ sẽ hành động để bảo vệ các đồng minh.
Ông hy vọng việc Philippines đệ đơn kiện Trung Quốc lên tòa án trọng tài quốc tế ở The Hague Hà Lan, sẽ khiến Bắc Kinh phải xác định rõ và xóa đi sự mơ hồ xung quanh những tuyên bố chủ quyền.
Russel gọi việc Trung Quốc triển khai số lượng lớn các tàu khi giải quyết tranh chấp với Philippines tại Biển Đông là “có vấn đề” và nói rằng Bắc Kinh đang có những bước đi đáng lo ngại.
Video đang HOT
Đáp lại, Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng ông Russel đã nhầm lẫn 2 vấn đề khác nhau.
Ông này nói: “Dù vấn đề của Ukraine hay của Biển Đông, Trung Quốc đã nhiều lần thể hiện lập trường của mình. Tại sao quan chức Mỹ này lại liên hệ 2 vấn đề trên với nhau và luôn nói về Trung Quốc như vậy?”
Ngày 22/4 tới, Tổng thống Obama sẽ bắt đầu chuyến thăm tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines. Trong chuyến thăm này ông được cho là sẽ nhấn mạnh cam kết thực hiện chiến lược trục châu Á để đối phó với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc.
Theo Infonet
Khi cuộc sống chỉ còn trong... tích tắc
Khi ranh giới giữa sự sống và cái chết của con người mong manh chỉ còn được tính trong từng tháng, từng ngày; khi con người ta không còn được tự định đoạt số phận của chính mình thì họ thường nghĩ về gia đình, hồi tưởng về quá khứ, về những tội lỗi. Sự thức tỉnh dẫu biết là muộn màng, nhưng trong quỹ thời gian ít ỏi còn được sống họ cũng muốn làm một điều gì đó có ích cho người thân của mình trước ngày "tử biệt".
Tâm sự của một tử tù
- Mang án tử hình, chờ đến ngày thi hành án, phải đón Tết Nguyên đán trong trại giam cảm giác của Phú thế nào?
- Sợ nhất là cái Tết đầu tiên em xa nhà nhưng lại phải đón Tết trong tù, lúc đó bao trùm là một cảm giác khủng khiếp, đi từ nỗi nhớ nhà đến cồn cào khi nhớ những kỷ niệm thời khắc đón Giao thừa rồi ngày xuân đi chúc Tết họ hàng xóm giềng, anh em bạn bè... Sự khắc khoải đó khiến em cả đêm cứ trằn trọc không sao ngủ được, cô đơn, buồn tủi, ân hận, tiếc nuối... Tết ở trong này thì Nhà nước cũng cho bánh chưng, có thịt lợn, giò... Ngày Tết thì trại cũng cho ăn nhiều hơn ngày thường nhưng thú thật với án tử phải mang cộng thêm nỗi nhớ nhà nên chẳng mấy ai còn tâm trí nào để ăn uống nữa.
- Dạo này sức khỏe của Phú thế nào? Có ăn ngủ được không?
- Trước đây em suy nghĩ nhiều, tâm lý bất ổn nên nhiều lúc cảm thấy chán nản. Sau đó được các thầy (cán bộ quản giáo - PV) động viên, an ủi nên em bắt đầu cũng ăn ngủ được. Thỉnh thoảng thì trong người cũng cảm thấy hơi mệt mỏi vì trong này em không được vận động nên chân tay cứ rã rời ra. Có những đêm nhớ nhà không ngủ được thì em lại dậy kê chậu viết thư cho mẹ!...
- Từ ngày vào trại giam có nỗi sợ nào đã từng ám ảnh em?
- Em nhớ có lần khoảng 9 giờ tối trong trại bị mất điện, buồng giam tối đen, em sợ quá, đầu thì đau, người nóng bừng bừng, sợ đến nỗi run bần bật vì lâu lắm rồi em không ở trong bóng tối như vậy. Khoảng 20 phút sau thì có điện, lúc đó người em lạnh toát, bụng thì đói nhưng run đến nỗi không cầm nổi bánh mỳ để ăn vì quá sợ hãi và nhớ nhà. Suốt đêm hôm đó em chỉ mong chợp mắt được một lúc cho quên đi sợ hãi mà không sao ngủ được.
- Quan hệ của em với những tử tù khác trong trại như thế nào?
- Trong này cùng dãy với em cũng có mấy anh ở cùng nhưng em cũng ít nói chuyện lắm vì cũng chẳng có chuyện gì để nói cả, em chỉ muốn yên tĩnh một mình suy nghĩ xong rồi lại nằm ngủ. Về hoàn cảnh gia đình thì em thua các anh ấy về vật chất nhưng các anh ấy lại thua em về mặt tình cảm vì em có người mẹ vĩ đại luôn ở bên cạnh. Có lần mẹ em gửi thư vào, các anh cùng dãy mượn đọc và nói với em, đọc thư của cậu mà tôi thèm ao ước có một người mẹ như cậu vì ở ngoài tôi chẳng được bố mẹ quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ tử tế nên mới sa ngã lâm vào con đường tù tội thế này. Các anh đều cảm nhận được tình cảm mà mẹ em dành cho em và thương xót cho số phận của em.
- Em thường làm gì để vơi bớt đi nỗi nhớ nhà?
- Trong này buồn lắm anh ạ! Ngày chỉ mở cửa 2 lần để lấy nước, lấy cơm, ngồi một chỗ, nằm một chỗ, tất cả mọi sinh hoạt đều ở một chỗ. Hôm nào các cán bộ vào hỏi thăm, vui vẻ cười nói thì hôm đó em cảm thấy ấm áp tình người, còn hôm nào các cán bộ không vào thì lại lạnh lẽo vô cùng anh ạ. Trong cái buồng biệt giam âm u tối tăm với cánh cửa sắt nặng trĩu này em cũng chẳng biết làm gì cả, cứ lủi thủi một mình nhìn bốn bức tường thôi. Thường thì em cứ ngồi nghĩ vẩn vơ về những gì mình đã gây nên rồi lại nghĩ về mẹ không biết ở ngoài sống ra sao, xã hội bây giờ thế nào. Có lúc thì em ngồi đọc báo tìm những bài nào hướng dẫn cách điều trị bệnh giống như bệnh của mẹ em thì em chép lại rồi viết thư hướng dẫn cho mẹ em tìm thuốc uống cho chóng khỏi. Có lúc thì em lại ngồi hát những bài về mẹ, khi nào buồn quá thì ngồi nói chuyện một mình.
- Em muốn nói điều gì nhất với mẹ mình lúc này?
- Trước tiên em cảm ơn mẹ em đã sinh và nuôi em khôn lớn. Nếu có kiếp sau thì em vẫn mong xin được làm con của mẹ. Em mong mẹ em sẽ được khỏe mạnh, chữa khỏi bệnh, từ nay về sau sẽ có một cuộc sống thanh thản. Và cuối cùng em gửi lời xin lỗi mẹ, vì em mà mẹ em đã phải vất vả, khổ sở như vậy!...
"Mẹ ơi, xin đừng bỏ con mẹ ơi..."
..."Cuộc đời này con đã có tội với mẹ mất rồi, tội con nặng nhất là tội bất hiếu, không chăm sóc, giúp đỡ, phụng dưỡng được mẹ già mà để cho mẹ khổ nhiều quá. Đã thế cho đến lúc này đây vẫn phải để cho mẹ lặn lội, lam lũ bờ răm vạt đá kiếm từng đồng để gửi quà cho con hàng tháng, rồi lại còn cuộc sống hàng ngày của mẹ nữa. Sao con lại có thể như thế chứ? Con ngu quá mẹ ạ, sao cái số của con nó lại khổ thế này? Tại ai? Tại con phải không mẹ? Giá như con không bị tai nạn xe máy, không biết đến cờ bạc thì có lẽ cuộc sống của mẹ con mình đã khác rồi mẹ nhỉ. Đến bây giờ con cũng không hiểu được tại sao mình lại như thế mẹ ạ. Tất cả với con đã quá muộn rồi, mất hết, không để lại trên đời này được cái gì cả, tiền bạc, tình cảm... và giờ đây sự sống chỉ còn trong tích tắc, con chỉ để lại cái buồn cái tủi cho mẹ và mọi người trong gia đình. Con chán lắm rồi mẹ ạ, không nghĩ đến thì thôi, cứ nghĩ tới mọi thứ là con lại đau khổ dằn vặt bản thân con nhiều lắm. Ước gì mọi chuyện có thể quay trở lại vài năm trước kia phải không mẹ? Mẹ có khỏe không? Bệnh tật ra sao rồi, anh chị với mấy cháu của con có gì thay đổi không? Con chỉ biết trong đầu con lúc nào cũng tưởng tượng hình bóng mẹ, nhớ mẹ và thương mẹ, cái gì cũng mẹ, mẹ... Vậy cho nên mẹ ở ngoài phải hết sức bình tĩnh, hãy cố lên, bất cứ chuyện gì xảy ra với con thì con cũng chỉ xin mẹ đừng buồn nhiều, đừng khóc, phải vững vàng lên mẹ ạ, đường nào cũng thế rồi. Mong mẹ tiếp tục sống mạnh khỏe và đặc biệt mẹ phải nhớ giữ gìn sức khỏe vào đấy, gắng uống thuốc nhiều vào, cứ ngủ ngon thôi, không phải nghĩ nhiều vì con đâu...
Thời tiết chuyển mùa chân cẳng của mẹ có nhức nhối lắm không, khổ cái thân mẹ, hết bệnh nọ bệnh kia, mọi thứ đổ đầu, mà con người nó thế mẹ ạ, sinh ra là khổ rồi nhưng mà nó lại đọa vào mẹ con mình khổ quá cơ đúng không mẹ, giờ đã thế rồi không chấp nhận cũng không được mẹ nhỉ? Mong rằng ông trời sẽ không đóng cửa nhà mình. Mà công việc làm vôi của mẹ có vất vả thế sáng sớm tối chập đồng lương thì thấp mẹ xem thế nào tìm cái việc gì nó đỡ vất vả hơn mà làm mẹ ạ. Mẹ đi chợ buôn mớ rau mớ cỏ đem về chợ nhà mình bán kiếm đồng rau đồng cỏ lo cuộc sống của mẹ hàng ngày rồi thuốc men ốm đau, không có thì khổ lắm. Ước gì con còn được cơ hội để được sống trở về, được ở bên mẹ thì tốt biết bao, con sẽ bù đắp cho mẹ tất cả những gì mà con có thể, mà điều ước đó thì lại không thể đem tới cho con nữa rồi.
Mẹ ơi? Thấm thoát đã gần 17 tháng con phải sống trong tù xa mẹ, xa xã hội, sống trong sự dằn vặt vì tội lỗi vì những gì con đã gây ra, nó cũng là cái giá mà con phải trả vì tất cả. Một việc làm ngu xuẩn vì thiếu hiểu biết pháp luật, một sự bột phát không nghĩ đến hậu quả, không nghĩ đến sẽ làm cho gia đình tan nát, nhà cửa mất, người mất, rồi không còn gì khổ bằng nỗi đau lòng mẹ. Nếu con chết đi, mẹ nhớ làm đơn xin mang con về nhà để mai táng nhé, nếu con đi người ta sẽ báo về ngay hôm sau thôi... Nếu con không còn cơ hội để sống thì ra đi ngày nào sẽ thanh thản và đỡ khổ cho mẹ ngày đó...
Trước khi dừng bút, con xin hát tặng mẹ một đoạn bài hát này nhé. "Mẹ ơi, xin đừng bỏ con mẹ ơi, mẹ ơi, con còn nhỏ bé ngây thơ. Con biết đi về đâu khi đường đời còn nhiều giông tố, con biết đi về đâu khi mẹ con mình phải xa nhau, còn ai thương con như mẹ ở trên đời này. Còn ai nuôi con như mẹ nuôi bao ngày. Tình thương bao la của mẹ đã dành cho con, lần này con đi rất xa, nhớ thương con xin chớ buồn mẹ ơi....".
* * *
Những lá thư của tử tù Hồ Xuân Phú gửi mẹ gom tất cả nỗi nhớ của những đêm thức trắng không ngủ. Có lẽ những lá thư ấy sẽ là những kỷ vật cuối cùng mà Phú để lại và cũng là kỷ vật duy nhất của Phú dành cho mẹ cho đến ngày thi hành án.
Theo ANTD
Giáp mặt "thần y" chữa bệnh bằng sờ và... hát Chỉ cần được chạm tay vào người không quá 5 giây cộng thêm lắng nghe những bài hát của "cô" là bách bệnh sẽ tiêu tán trong nháy mắt. Lời đồn về cách chữa bệnh kỳ lạ này của bà Phan Thị Tranh (xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc) khiến người dân tứ xứ đổ về thôn Viên Du đông tới...