Mỹ: Trung Quốc đơn phương “cưỡng bức” biển Đông
Tình hình Biển Đông đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về một giải pháp lâu dài cho các tranh chấp.
Trung Quốc cưỡng bức thay đổi nguyên trạng
Hôm qua (26/6), Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken tuyên bố: Các dự án bồi lấp biển quy mô lớn của Trung Quốc ở Biển Đông là một mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định. Ở Biển Đông, chúng ta đang chứng kiến những nỗ lực đơn phương và có tính cưỡng bức nhằm thay đổi nguyên trạng”.
Ông Blinken nói thêm: Washington không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông, nhưng có lợi ích trong cách thức các bên có tranh chấp theo đuổi và bảo vệ quyền tự do hành hải. Mỹ kêu gọi Trung Quốc và tất cả các bên có tranh chấp ngừng các hoạt động xây dựng, giải quyết bất đồng thông qua luật pháp quốc tế.
Trong khi đó, giới chức Philippines tuyên bố Trung Quốc tiếp tục hoạt động xây dựng đảo quy mô lớn tại ít nhất 2 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. Thị trưởng Eugenio Bito-onon cho biết ông đã bay gần Bãi Subi bằng máy bay cá nhân khi chuẩn bị hạ cánh xuống một quần đảo do Manila kiểm soát gần đó hơn 1 tuần trước, và ông đã chứng kiến công trình của Trung Quốc đang được thi công với tiến độ cao nhất.
Ngoài ra, còn có thể nhìn thấy nhiều máy nạo vét và một cần cẩu lớn trên hòn đảo nhân tạo này. Đồng thời, 2 quan chức quân sự cấp cao của Philippines nói rằng các chuyến bay giám sát mới đây cho thấy hoạt động xây dựng của Trung Quốc vẫn được tiến hành ở Bãi Vành Khăn.
Video đang HOT
Đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông
Quản lý xung đột Biển Đông từ góc nhìn ASEAN
Cùng ngày, tại Jakarta (Indonesia), Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á (CSEAS) đã tổ chức Hội thảo quốc tế “Quản lý xung đột Biển Đông từ góc nhìn ASEAN”.
Các diễn giả đã đưa ra nhiều luận điểm và góc nhìn đa chiều về tình hình thực tế, cũng như kêu gọi các bên liên quan tích cực và thiện chí, không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định sự cần thiết của việc nghiên cứu và giải quyết xung đột trên Biển Đông để củng cố lòng tin giữa các bên. Các bên liên quan cần cùng nhau tìm kiếm các giải pháp giải quyết xung đột trên cơ sở luật pháp quốc tế, vì môi trường hòa bình chung trong khu vực.
Theo ông Marsudi, tình hình Biển Đông đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về một giải pháp lâu dài cho các tranh chấp.
Tại hội thảo, Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh nhấn mạnh hòa bình và ổn định, dù trên đất liền hay trên biển, sẽ là nền tảng vững chắc cho một Cộng đồng ASEAN phát triển và thịnh vượng. Vấn đề Biển Đông có thể coi là một phép thử vai trò trung tâm ASEAN và là cốt lõi của kiến trúc an ninh khu vực. Giải quyết vấn đề này phải dựa trên các giải pháp hòa bình, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) và nguyên tắc 6 điểm về Biển Đông của ASEAN.
Ông Lê Lương Minh cũng cho biết ASEAN và Trung Quốc nhất trí bắt đầu thực hiện một số hoạt động: Lập đường dây nóng phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn và các trường hợp khẩn cấp trên biển giữa các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc. Sự thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN sẽ góp phần đưa những thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc đi vào thực chất, duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông…
Hội thảo quốc tế “Quản lý xung đột Biển Đông từ góc nhìn ASEAN” gồm 3 phiên làm việc: Thực trạng phát triển ở Biển Đông; ASEAN và Biển Đông; Quản lý xung đột và tương lai của Biển Đông.
Theo Báo Giao thông
Biển Đông ngày càng căng thẳng, Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế
Đại biểu Quốc hội cho rằng khi tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng, Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế thì việc sửa đổi Bộ Luật hàng hải có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
"Trong khi đó, những diễn biến phức tạp trên Biển Đông ảnh hưởng tới an ninh quốc gia chủ quyền biển đảo, những ảnh hưởng về môi trường, về phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn. Những lĩnh vực này ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến chính sách phát triển hàng hải Việt Nam", đại biểu Hoa nói.
Đại biểu Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi)
Trọng tâm nói về tình hình an toàn, an ninh trên Biển Đông, đại biểu Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi) thông tin trung bình trong năm có khoảng trên 40 ngàn lượt tầu biển qua lại khu vực Biển Đông, 5 trong tổng số 10 tuyến đường biển quốc tế lớn nhất của thế giới đi qua khu vực này.
Trong điều kiện mới chỉ có 1/3 trong số gần 400 đường biên giới biển, trên thế giới được phân định thông qua các bản án của Tòa án và Trọng tài.
"Ngoài ra 10 trong số 16 đường biên giới biển ở khu vực biển Đông vẫn đang trong tình trạng tranh chấp, chưa kể vấn đề liên quan đến hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam đang bị vi phạm chủ quyền nghiêm trọng", đại biểu Lan nói.
Bên cạnh đó, bà Lan cho rằng các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải được quy định tại Điều 12, nghiêm cấm việc ngăn chặn cản trở quyền tự do trên biển, nếu như không quy định rõ nội dung này dễ dẫn đến lợi dụng tự do đi lại trên biển, xâm phạm chủ quyền quyền chủ quyền trên biển của Việt Nam.
Đại biểu Chu Sơn Hà (TP Hà Nội) nhận định hàng hải là ngành có vai trò hết sức quan trọng, có tính đặc thù, có tính tiềm năng lớn và mang tính quốc tế sâu sắc, phát triển tiềm năng, hiệu quả ngành hàng hải là một yếu tố quan trọng phát triển kinh tế bền vững.
Đồng thời phải coi trọng duy trì bảo đảm an ninh quốc phòng, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải đi đôi với đáp ứng yêu cầu đảm bảo quyền tự do hàng hải trên biển theo quy định của Hiến pháp, góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên biển.
Theo VTC News
Liệu có phải Trung Quốc đang cải tạo đất ở Biển Đông? Giáo sư Carl Thayer cho rằng, với hoạt động cải tạo đất, Trung Quốc đang thay đổi bản chất của UNCLOS và cắt xén vùng biển trung tâm của Đông Nam Á. Kể từ năm ngoái khi những hình ảnh chụp từ vệ tinh xác nhận rằng Trung Quốc đang xây dựng đảo nhân tạo ở biển Đông, các nhà báo, chuyên gia...