Mỹ-Trung Quốc đối đầu vụ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa
Mỹ và Trung Quốc đang đối đầu vì việc Washington định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo THAAD ở Hàn Quốc. Trong khi đó Hàn Quốc lưỡng lự không biết về phe nào.
Một cuộc thử nghiệm dùng hệ thống THAAD chặn tên lửa – Ảnh: Reuters
Mỹ đang cân nhắc đặt hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo THAAD ở Hàn Quốc, đồng minh của Washington, nhằm đối phó với công nghệ vũ khí ngày càng phát triển của Triều Tiên, theo trang tin Japan Times (Nhật Bản) ngày 23.3.
Một nhóm các nhà làm luật của đảng cầm quyền Saenuri đã bắt đầu vận động hành lang để chính phủ Hàn Quốc mua THAAD trực tiếp từ hãng Lockheed Martin (Mỹ). Bắc Kinh lo sợ Mỹ có thể dùng THAAD nhằm vào tên lửa của Trung Quốc và đã lên tiếng kêu gọi Hàn Quốc từ bỏ kế hoạch này.
“Làm sao chúng ta có dùng dao chiến đấu trong khi Triều Tiên dùng súng? Mối đe dọa tên lửa và hạt nhân từ Triều Tiên gia tăng mỗi ngày và phản ứng của Trung Quốc là quá đáng”, ông Won Yoo-chul, một nhà làm luật Hàn Quốc cho biết.
Vấn đề THAAD đã khiến cho nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye lâm vào tình thế đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Một bên là Mỹ vẫn duy trì 28.000 lính đồn trú tại Hàn Quốc để bảo vệ nước này trước Triều Tiên. Trong khi Trung Quốc lại là đối tác thương mại và có khả năng là “đồng minh” trong nỗ lực giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ và lịch sử với Nhật Bản, theo Bloomberg.
Triển khai THAAD có nguy cơ hủy hoại quan hệ song phương giữa Trung Quốc-Hàn Quốc và chính quyền Tổng hống Park nên bác bỏ hệ thống này vì lợi ích “hòa bình và ổn định cho toàn khu vực”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hồi 5.2 từng cảnh báo.
Video đang HOT
Trong khi đó, các quan chức Mỹ lại hạ thấp mối quan ngại của Trung Quốc, cho rằng THAAD (viết tắt của Terminal High Altitude Area Defense, tức hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối) chỉ là phòng thủ và không nhằm vào Trung Quốc. THAAD là hệ thống tên lửa có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.
“Tôi cảm thấy tò mò vì sao một nước thứ ba lại lên tiếng về một hệ thống an ninh chưa được triển khai và chỉ mới là vấn đề lý thuyết”, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á – Thái Bình Dương Daniel Russel cho biết trong chuyến thăm thủ đô Seoul hồi 17.3.
Triều Tiên đã thử nghiệm hạt nhân vào năm 2013 và tiếp tục cải tiến tầm bắn, độ chính xác của các tên lửa như Rodong, bất chấp các lệnh trừng phạt của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Triều Tiên có khả năng tạo ra đầu đạn hạt nhân trang bị cho tên lửa và có thể sở hữu 100 vũ khí hạt nhân trong vòng 5 năm tới, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ Joel Wit, hiện là chuyên gia nghiên cứu về Triều Tiên thuộc Đại học Johns Hopkins, cho hay.
Trong buổi phỏng vấn với đài Sky News (Anh) ngày 20.3, Đại sứ Triều Tiên tại Anh Hyun Hak-bong cho biết Triều Tiên có khả năng phóng tên lửa hạt nhân bất kỳ lúc nào và sẽ sử dụng tên lửa hạt nhân để trả đũa nếu nước này bị tấn công.
“Tên lửa Rodong có tầm bắn khoảng 1.000km, không đe dọa nhiều đối với Hàn Quốc, nhưng Triều Tiên có thể dùng tên lửa này để tấn công khu vực bờ biển phía nam của Hàn Quốc”, nhà nghiên cứu tên lửa người Đức Markus Schiller nhận định.
Mỹ đã nghiên cứu nơi thích hợp để đặt THAAD ở Hàn Quốc và người đứng đầu lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc Curtis Scaparrotti đã đề xuất triển khai THAAD ở Hàn Quốc vào năm ngoái.
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD – Ảnh: AFP
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo hồi tháng 10.2014 từng nói triển khai THAAD tại căn cứ của Mỹ ở Hàn Quốc sẽ “có ích” trong việc bảo vệ Hàn Quốc trước Triều Tiên.
Áp lực đối với bà Park trong việc sắm THAAD xuất phát ngay trong nội bộ đảng của bà. Lãnh đạo đảng Saenuri Yoo Seong-min lên kế hoạch triệu tập các nhà làm luật trong tháng này để vận động hành lang cho THAAD. Ông Yoo hồi tháng 11.2014 cho biết việc chính phủ Hàn Quốc không cân nhắc mua THAAD là “tội lỗi”.
“Hàn Quốc nên bảo với Trung Quốc là Seoul sẽ mua THAAD nếu Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm hạt nhân. Hàn Quốc nên đề nghị Trung Quốc không can dự vào vấn đề THAAD nếu Triều Tiên phóng thêm tên lửa”, nhà làm luật Han Ki-ho thuộc đảng Saenuri, cho biết.
Ông Yoo ước tính một hệ thống THAAD trị giá 1-2 nghìn tỉ won (890 triệu-1,8 tỉ USD).
“THAAD có thể chống lại tên lửa Scud và Rodong của Triều Tiên. Nhưng chi hàng tỉ USD chống lại một mối đe dọa có khả năng không bao giờ trở thành hiện thực lại là một câu chuyện khác”, ông Schiller nói.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Mỹ điều hệ thống phòng thủ tên lửa tới sát Nga tập trận
Washington sẽ sử dụng một khẩu đội tên lửa phòng không Patriot trong cuộc tập trận chung với Ba Lan, động thái nhằm trấn an các đồng minh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Binh sĩ Mỹ cùng một khẩu đội tên lửa Patriot tại căn cứ quân sự ở thị trấn Morag, miền bắc Ba Lan, hôm 26/5/2010. Ảnh: AFP.
Hệ thống Patriot, thường được sử dụng để đánh chặn các tên lửa, cùng 100 binh sĩ Mỹ và khoảng 30 phương tiện quân sự sẽ được điều động tới cuộc tập trận, AFP dẫn lời người phát ngôn Lầu Năm Góc Steven Warren cho biết.
"Cuộc tập trận theo kế hoạch này là một phần trong hoạt động có tên gọi Operation Atlantic Resolve nhằm trấn an các nước đồng minh, chứng minh sự tự do hoạt động và đối phó sự gây hấn ở tại sườn phía đông của NATO", ông Warren phát biểu trước báo giới. Các lực lượng Mỹ sẽ tập trận cùng một lữ đoàn tên lửa phòng không Ba Lan.
Ba Lan dự kiến quyết định về việc lựa chọn hệ thống phòng thủ tên lửa mới trong năm nay. Patriot, do nhà thầu quốc phòng Mỹ Raytheon sản xuất, đang là đối thủ cạnh tranh với một hệ thống tên lửa của liên doanh Eurosam, bao gồm MBDA Pháp, MBDA Italy và Tập đoàn Thales của Pháp.
Ba Lan lựa chọn khẩu đội tên lửa Patriot đồng nghĩa với việc sẽ có thêm binh sĩ Mỹ được điều động tới nước này, nằm trong lợi ích của Warsaw, Đại sứ Mỹ tại Ba Lan Stephen Mull tháng trước cho biết.
Ba Lan tăng chi tiêu quân sự mạnh mẽ trong bối cảnh phương Tây cho rằng "Nga can thiệp ngày càng nhiều tình hình Ukraine". Nước này có kế hoạch đầu tư vào các hệ thống phòng không, tàu ngầm, trực thăng cùng phương tiện bay không người lái mới,
Như Tâm
Theo VNE
Tổng thư ký NATO: 'NATO không tìm kiếm sự đối đầu với Nga' "NATO không tìm kiếm sự đối đầu với Nga. Nhưng Nga phải tôn trọng các nước láng giềng và biên giới của họ. Đó là điều kiện tiên quyết cho một châu Âu hòa bình và ổn định", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg - Ảnh: Reuters Trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Tây...