Mỹ – Trung Quốc còn nhiều vướng mắc trong đàm phán thương mại
Những điểm khúc mắc chính trong cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung Quốc có thể bao gồm mở cửa thị trường Trung Quốc, quyền sở hữu trí tuệ, đầu tư, tấn công mạng, trợ cấp, thao túng tiền tệ, cơ chế thực thi thỏa thuận và thuế quan.
Theo kế hoạch, trong 2 ngày 9 và 10-5, Mỹ và Trung Quốc sẽ tiến hành vòng đàm phán thương mại thứ 11 tại Washington nhằm tìm cách chấm dứt những căng thẳng về thương mại giữa 2 nước.
Những điểm khúc mắc chính trong cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung Quốc có thể bao gồm mở cửa thị trường Trung Quốc, quyền sở hữu trí tuệ, đầu tư, tấn công mạng, trợ cấp, thao túng tiền tệ, cơ chế thực thi thỏa thuận và thuế quan.
Theo thông báo của Công báo Liên bang Mỹ ngày 8-5, nước này sẽ nâng thuế từ mức 10% lên 25% đối với số hàng hóa nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD từ Trung Quốc. Quyết định này sẽ có hiệu lực vào ngày 10-5 tới.
Trước đó, phản ứng đối với đe dọa tăng thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, phía Trung Quốc nhấn mạnh thuế quan sẽ không giải quyết được bất cứ tranh chấp thương mại nào giữa hai nước.
Video đang HOT
Trung Quốc mong muốn tiếp tục các cuộc đàm phán, đồng thời hy vọng Washington sẽ cùng Bắc Kinh phối hợp giải quyết những quan ngại của cả hai bên.
Ngày 8-5, tờ Nhân dân nhật báo đăng bài bình luận khẳng định Trung Quốc sẽ bình tĩnh trước những đe dọa của Mỹ về việc tăng thuế và tự tin đủ khả năng đối mặt với những thách thức trong đàm phán thương mại.
Còn Tân Hoa Xã cho rằng, cách tiếp cận của Mỹ là “đáng tiếc”, đồng thời nhấn mạnh tham vấn thương mại là cách “đúng đắn” để giải quyết các vấn đề thương mại.
KHÁNH HƯNG
Theo SGGP
Ấn Độ đe dọa chặn sông đến Pakistan sau vụ tấn công khủng bố ở Kashmir
Quan hệ Ấn Độ với Pakistan tiếp tục gia tăng sau vụ khủng bố khiến 45 sĩ quan thiệt mạng hôm 14/2.
Ấn Độ đã bắt đầu xây dựng các con đập để chặn nước sang Pakistan.
Chính quyền Ấn Độ đã quyết định xây đập để chặn nguồn cung cấp nước ngọt từ các dòng sông chảy từ nước này đến Pakistan sau vụ tấn công khủng bố gần đây ở bang Jammu và Kashmir, Bộ trưởng Giao thông Vận tải và Tài nguyên nước Ấn Độ Nitin Gadkari cho biết.
"Chính phủ của chúng tôi đã quyết định ngừng chia sẻ nước chảy sang Pakistan. Chúng tôi sẽ chuyển nước từ các con sông phía Đông và cung cấp cho người dân của chúng tôi ở Jammu, Kashmir và Punjab", Sputnik dẫn bài viết của Bộ trưởng Gadkari trên Twitter .
Bộ trưởng nhắc lại rằng việc xây dựng một trong những con đập trên sông Ravi đã bắt đầu. Tất cả các dự án được Chính phủ phê duyệt theo kế hoạch này đều có tư cách là các dự án quốc gia.
Mối quan hệ giữa New Delhi và Islamabad trở nên tồi tệ sau ngày 14/2, khi một chiếc xe chở hơn 45kg chất nổ được kích nổ trên đường cao tốc Jammu-Srinagar bên cạnh một đoàn xe an ninh, khiến 45 sĩ quan bán quân sự Ấn Độ thiệt mạng.
Đây là vụ tấn công khủng bố lớn nhất ở Ấn Độ kể từ năm 2008, sau cuộc tấn công khủng bố ở Mumbai giết chết hơn 150 người. Ấn Độ đã cáo buộc nhân vật Maulana Masood Azhar, lãnh đạo của Jaish-e-Mohammed cư trú tại Pakistan là người chịu trách nhiệm ra lệnh tấn công.
Nhóm này từng thực hiện các cuộc tấn công ở bang Jammu và Kashmir, có liên kết với phong trào Taliban và tổ chức khủng bố al-Qaeda với mục đích tách Kashmir khỏi Ấn Độ và sáp nhập với Pakistan láng giềng.
Sau vụ tấn công, Ấn Độ đổ lỗi cho Pakistan đã chứa chấp và bảo vệ những kẻ khủng bố, cáo buộc đất nước này có "bàn tay trực tiếp" trong vụ việc. Trong động thái được coi là biện pháp trừng phạt, Ấn Độ đã rút tư cách quốc gia gần gũi của Pakistan (MFN) và tăng thuế hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Pakistan lên 200%.
Về phần mình, Pakistan đã bác bỏ các cáo buộc liên quan đến vụ tấn công và nói rằng đây là chiến lược của New Delhi nhằm chuyển hướng sự chú ý của quốc tế khỏi các vấn đề đang diễn ra ở khu vực Kashmir.
Theo Nguoiduatin
Mỹ - Trung Quốc bắt đầu đàm phán thương mại sơ bộ Ngày 11-2, kênh CNA đưa tin, Phó Đại diện Thương mại Mỹ Jeffrey Gerrish dẫn đầu phái đoàn Mỹ tham dự đàm phán sơ bộ về thương mại Mỹ - Trung Quốc tại Bắc Kinh, trước khi Đại diện Thương mại Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin của Mỹ tham gia cuộc đàm phán chính vào ngày 14 và 15-2...