Mỹ – Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận thương mại trước hạn chót 1/3
Đó là nhận định của Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett khi đánh giá toàn diện tình hình kinh tế Mỹ trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình CNN ngày 23/1.
Ông Kevin Hassett. Nguồn ảnh: AP
Trong cuộc trả lời phỏng vấn, ông Hassett cho rằng các cuộc đàm phán thương mại đang tiến triển, do đó, việc hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đạt được thỏa thuận hoàn toàn có thể xảy ra.
Ông đánh giá tình hình hiện nay hết sức thuận lợi khi mà Trung Quốc nhận thấy nước này đang nắm trong tay cơ hội trở mình thông qua một thỏa thuận thương mại với Mỹ trong bối cảnh kinh tế của nước này giảm sút.
Ngoài ra, ông Hassett cho biết thêm ông không thấy bất cứ mối nguy nào về việc Mỹ sẽ bị hạ mức tín nhiệm trong bối cảnh chính phủ nước này đang đóng cửa một phần. Ông cho biết chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn duy trì dự báo kinh tế nước này tăng trưởng 3% và nguy cơ suy thoái gần như bằng 0 đến năm 2020.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông cảnh báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý I/2019 sẽ bằng 0 nếu tình trạng Chính phủ Mỹ đóng cửa một phần kéo dài trong suốt quý này.
Ông Hassett đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh vòng đàm phán thương mại tiếp theo giữa Washington và Bắc Kinh sẽ diễn ra trong hai ngày 30-31/1 tại thủ đô Washington, trong khi tình trạng một số cơ quan bộ ngành của Mỹ đóng cửa bước sang ngày thứ 33 và chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Cũng trong ngày 23/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh khẳng định nước này vẫn duy trì liên lạc chặt chẽ với Washington, trong bối cảnh hai nước đang nỗ lực giải quyết bất đồng thương mại.
Trước đó, ngày 22/1, báo Financial Times và hãng truyền thông CNBC đưa tin Washington đã hủy cuộc họp trù bị dự kiến diễn ra tuần này trước thềm chuyến thăm của Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc.
Giới chức Mỹ được dẫn lời chỉ ra một số vấn đề gai góc nhất trong giải quyết căng thẳng thương mại đạt được ít tiến bộ, trong đó có việc chuyển giao công nghệ và những chương trình cải cách cơ cấu sâu rộng đối với nền kinh tế Trung Quốc.
Phát biểu với báo giới, bà Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh: “Tôi nhận thấy một quan chức Mỹ đã làm rõ vấn đề này. Hai bên duy trì liên lạc liên quan đàm phán thương mại, và tôi không nghe thấy bất kỳ thay đổi nào”.
Chuyến thăm của ông Lưu Hạc vào tuần tới sẽ là chuyến thăm đầu tiên của ông tới thủ đô Washington của Mỹ kể từ tháng 5 năm ngoái.
Lan Phương (TTXVN)
Theo Tintuc
Giải bài toán xung đột thương mại Mỹ - Trung
Các nhà đàm phán thương mại hai bên đang tìm nhiều cách để đạt thỏa thuận phù hợp trước khi giai đoạn "đình chiến" kết thúc vào đầu tháng 3.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa được giải quyết
REUTERS
Giới chức Mỹ và Trung Quốc đang gấp rút đàm phán để giảm căng thẳng thương mại song phương, vốn gây ảnh hưởng không nhỏ cho cả nền kinh tế hai nước và toàn cầu. Trong năm 2018, Mỹ đánh thuế lên tổng cộng 250 tỉ USD (5,7 triệu tỉ đồng) hàng hóa nhập từ Trung Quốc với cáo buộc nước này đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ và hưởng thặng dư thương mại lớn. Sau đó, Trung Quốc đáp trả với thuế suất lên 110 tỉ USD hàng Mỹ. Căng thẳng tạm thời lắng xuống sau khi lãnh đạo hai nước gặp nhau tại hội nghị G20 ở Argentina hồi tháng 12 năm ngoái, đồng ý ngừng tăng thuế đến hết ngày 1.3 để đối thoại tìm thỏa thuận hợp lý hơn.
Bloomberg hôm qua loan tin Trung Quốc đã đề xuất kế hoạch mua sắm rầm rộ hơn 1.000 tỉ USD để nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ trong 6 năm tới nhằm cân bằng cán cân thương mại song phương. Với kế hoạch này, Bắc Kinh mong muốn giảm mức thặng dư thương mại với Mỹ xuống con số 0 vào năm 2024 so với mức 323 tỉ USD trong năm 2018. Hiện chưa có xác nhận chính thức nào về đề xuất này, nhưng động thái chìa cành ô liu của Trung Quốc được đưa ra sau khi Mỹ cũng cân nhắc biện pháp nhằm giảm căng thẳng. Theo tờ The Wall Street Journal, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và một số quan chức Nhà Trắng đưa ra ý tưởng dỡ bỏ một phần hoặc toàn bộ thuế suất lên hàng hóa Trung Quốc để trấn an giới đầu tư và thúc đẩy nước này đồng ý một thỏa thuận thương mại lớn hơn. Tuy nhiên, Đại diện thương mại Robert Lighthizer, trưởng đoàn đàm phán của Mỹ, phản đối kế hoạch trên vì cho rằng sẽ khiến Mỹ mất đi công cụ mặc cả và dẫn đến một thỏa thuận bất lợi.
Một đại diện Bộ Tài chính Mỹ sau đó phủ nhận thông tin của The Wall Street Journal và nhấn mạnh quá trình đàm phán hiện nay với Trung Quốc vẫn chưa đi đến đâu. Cùng với đó, Reuters hôm qua dẫn lời Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết dù đã có một số tiến triển trong quá trình đàm phán nhưng để đạt được thỏa thuận thì "cần thêm thời gian". Dự kiến, Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ đến Mỹ trong hai ngày 30 - 31.1 để tiến hành vòng đối thoại tiếp theo, trong khi hạn chót 1.3 của "lệnh đình chiến" đang đến gần. Nhà Trắng trước đó cảnh báo nếu không đạt được thỏa thuận hợp lý thì sẽ tăng thuế suất trên 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc từ 10% lên thành 25% từ ngày 2.3 và đánh thuế lên 267 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc chưa bị động đến trong cuộc chiến thương mại hiện nay.
Mặt khác, Bloomberg hôm qua dẫn nguồn tin cho biết Mỹ đang chuẩn bị ban hành lệnh hành pháp hạn chế các công ty viễn thông quốc doanh Trung Quốc hoạt động tại Mỹ vì lo ngại đe dọa an ninh quốc gia. Sắc lệnh ủy quyền cho Bộ Thương mại xem xét lại sản phẩm và đơn hàng của các công ty có liên quan đến những nước đối thủ như Trung Quốc. Tuy nhiên, đề xuất này vẫn chưa được trình lên Tổng thống Donald Trump.
Căng thẳng Canada - Trung Quốc tăng nhiệt
Bộ trưởng An toàn công cộng Canada Ralph Goodale hôm qua tuyên bố nước này không ngại tung ra lệnh cấm sử dụng thiết bị của Huawei trong quá trình xây dựng mạng 5G nếu việc đó đảm bảo an ninh, lợi ích quốc gia, theo Reuters. Trước đó, Đại sứ Trung Quốc tại Canada Lư Sa Dã cảnh báo hậu quả nếu Ottawa cấm cửa Huawei như Mỹ, New Zealand và Úc. Mối quan hệ hai nước leo thang căng thẳng sau khi Canada bắt Phó chủ tịch Huawei Mạnh Vãn Chu theo yêu cầu của Mỹ. Trung Quốc sau đó bắt giữ 2 công dân Canada và tuyên án tử đối với một tù nhân khác người Canada. Giới quan sát dự báo Bắc Kinh có thể sẽ dùng nhiều công cụ kinh tế như ngăn cản doanh nghiệp Canada tiếp cận thị trường Trung Quốc, tăng cường giám sát các công ty Canada tại nước này. Trong khi đó, Đại sứ Canada tại Trung Quốc John McCallum khẳng định sẽ không đàm phán thỏa thuận thương mại tự do với Bắc Kinh khi các công dân nước này chưa được thả.
Theo Thanhnien
Chưa có đột phá trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung Ngày 19/1, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow đã hạ thấp những thông tin tích cực về khả năng đạt được một sự đột phá trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, song khẳng định thương lượng đang đạt tiến triển. Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow (phải). Ảnh: AFP/TTXVN Trao đổi với hãng...