Mỹ-Trung Quốc cạnh tranh vận động, Indonesia duy trì chính sách trung lập
Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ – Trung gia tăng, Indonesia vẫn tiếp tục duy trì chính sách ngoại giao trung lập đối với các quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Indonesia duy trì chính sách ngoại giao trung lập
Trong buổi họp báo ngày 22/10, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Indonesia, ông Teukur Faizasyah khẳng định: “Indonesia có quan hệ song phương hữu nghị và tốt đẹp, với cả Mỹ và Trung Quốc. Cả hai đều là đối tác chiến lược của Indonesia”. Phát ngôn của ông Teukur Faizasyah được đưa ra khi được hỏi về việc Tổng thống Indonesia từ chối yêu cầu của Mỹ cho phép máy bay trinh thám P-8 Poseido hạ cánh và tiếp nhiên liệu tại quốc gia này.
Quyền Thứ trưởng quốc phòng về chính sách Mỹ – ông James Anderson (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia, Prabowo Subianto. Ảnh: Rancah.com.
Điều này cũng phù hợp với chính sách ngoại giao trung lập mà Bộ Ngoại giao nước này đã từng nói đến.
Đầu tháng 9 vừa qua, đáp lại báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về việc Indonesia trở thành một trong những quốc gia đặt căn cứ quân sự của Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia bà Retno Marsudi, khẳng định, “lãnh thổ Indonesia không thể và sẽ không được sử dụng làm căn cứ quân sự hoặc cơ sở cho bất kỳ quốc gia nào”.
Tiếp đó, khi tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng liên quan đến xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc, trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 và các hội nghị liên quan, Ngoại trưởng Retno Marsudi tiếp tục đưa ra cảnh báo “Indonesia không tham gia vào các cuộc tranh giành ảnh hưởng trong khu vực và không muốn mắc kẹt trong cuộc cạnh tranh này”. Nữ Ngoại trưởng Indonesia kêu gọi ASEAN giữ trung lập và đoàn kết trước thế đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc.
Mặc dù không phải quốc gia có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông song Indonesia thường xuyên gặp phải sự vi phạm lãnh hải của Trung Quốc. Gần đây nhất, Indonesia đã phải xua đuổi các tàu cá với sự hỗ trợ của tàu hải cảnh Trung Quốc ra khỏi vùng đặc quyền nước này. Indonesia nhấn mạnh, tàu nước ngoài có thể đi qua vùng biển Indonesia nhưng không thể tới đó để khẳng định chủ quyền một cách phi lí. Indonesia luôn nhấn mạnh các biện pháp ngoại giao khi xử lý các tranh chấp trên Biển Đông.
Mỹ-Trung Quốc cạnh tranh vận động Indonesia liên quan đến Biển Đông
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, Mỹ và Trung Quốc dường như cũng đang cạnh tranh để vận động Indonesia liên quan đến Biển Đông. Trước thềm Hội nghị ASEAN 53, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Ngụy Phượng Hòa đã đến thăm Indonesia và làm việc với Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia, ông Prabowo Subianto để bàn về vấn đề duy trì hòa bình trên Biển Đông và đối phó với đại dịch Covid-19. Trước đó, cuối năm 2019, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia cũng đã tới Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Ngụy Phượng Hòa, trong chuyến thăm Indonesia. Ảnh: Bộ Quốc phòng Indonesia.
Phía Mỹ đã thông qua Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng James H Anderson có cuộc gặp với Tư lệnh Quân đội quốc gia Indonesia Hadi Tjahjanto và Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia. Vấn đề nổi bật của cuộc họp liên quan đến hợp tác quốc phòng song phương và dịch Covid-19. Nhân dịp này, Indonesia cũng đã kêu gọi Trung Quốc và Hoa Kỳ kiềm chế và thúc đẩy đối thoại để duy trì hòa bình trên Biển Đông cũng như trên thế giới.
Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto đã được Hoa Kỳ đặc biệt mời tới Lầu Năm Góc trong hai ngày 15-19/10. Với lời mời này, Mỹ đồng thời chấm dứt lệnh cấm nhập cảnh với ông Prabowo có hiệu lực suốt 20 năm qua.
Tuần tới, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, Mike Pompeo sẽ có chuyến thăm tới Indonesia để bàn về an ninh Biển Đông và khẳng định tầm nhìn của hai nước về một khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương tự do, cởi mở. Trong tuần này, Tập đoàn tài chính Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (DFC) cũng sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Indonesia.
Nhà quan sát quân sự từ Viện Nghiên cứu An ninh và Chiến lược Indonesia, ông Khairul Fahmi cho rằng trong cuộc căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông, Indonesia sẽ có lợi thế khi trở thành quốc gia đóng vai trò gìn giữ hòa bình như chính sách trung lập mà Indonesia lựa chọn./.
Vì sao Indonesia bất ngờ gửi công hàm phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông?
Sau một thời gian dài im lặng, tuần trước Indonesia đã bất ngờ gửi tới Liên Hợp Quốc công hàm ngoại giao phản đối những yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông, theo tờ Sputnik của Nga.
Tàu hải cảnh Trung Quốc (ảnh: Sputnik)
Trong công hàm, Indonesia cho cho rằng, yêu sách đường lưỡi bò 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông "rõ ràng không dựa có cơ sở luật pháp quốc tế và vi phạm trắng trợn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982".
Indonesia cũng đề cập tới phán quyết của Toà án Trọng tài Quốc tế năm 2016, khẳng định "yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc là không có cơ sở pháp lý. Việc Trung Quốc tự ý xây dựng công trình trên nhiều đảo ở Biển Đông là bất hợp pháp".
Indonesia tuyên bố, nước này sẽ "không bị ràng buộc bởi bất cứ tuyên bố chủ quyền trái với pháp luật quốc tế nào từ Bắc Kinh".
Động thái mới nhất của Indonesia về vấn đề Biển Đông sau một thời gian dài im lặng đã thu hút nhiều chú ý của giới phân tích. Các chuyên gia cho rằng, hành động nói trên của Indonesia "mang tính đột phá".
Jakarta có lẽ đã không thể im lặng lâu hơn trước những hành động chèn ép ngày càng gia tăng từ phía Bắc Kinh, theo Sputnik.
Gregory Poling - chuyên gia Mỹ về luật biển quốc tế - đã gọi công hàm của Indonesia gửi tới Liên Hợp Quốc là "một quả bom ngoại giao".
Piotr Tsvetov - chuyên gia phân tích người Nga - nêu ý kiến: "Với công hàm ngoại giao vừa rồi, Jakarta đã ném đá vào chính sách đối ngoại của Trung Quốc".
Theo các chuyên gia, điều đáng chú ý ở đây không phải là sức nặng của một bản công hàm ngoại giao mà bằng hành động nói trên, Indonesia đã chính thức gia nhập hàng ngũ các quốc gia ASEAN không e ngại trước hành vi "bắt nạt" của Trung Quốc tại Biển Đông.
Thời gian gần đây, các nhà ngoại giao của Việt Nam, Malaysia, Philippines đã nhiều lần gửi công hàm tới Liên Hợp Quốc nhằm phản đối những yêu sách và hành vi phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tàu chiến Mỹ đang trên đường về căn cứ quân sự Guam (ảnh: SCMP)
Đầu tháng 1 năm nay, nhiều tàu hải cảnh và tàu cá Trung Quốc đã xâm nhập bất hợp pháp vào lãnh hải của Indonesia. Điều này có thể đã khiến Jakarta không thể ngồi yên thêm được nữa.
Theo SCMP, Indonesia đang theo đuổi chính sách "phản đối dai dẳng". Indonesia sẽ tiếp tục phản đối các yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông và tuân thủ luật pháp quốc tế.
Hôm 2.6, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin thông báo, nước này đã đình chỉ việc hủy Hiệp ước các lực lượng thăm viếng (VFA) với Mỹ. Thỏa thuận nói trên cho phép hàng nghìn binh sĩ Mỹ hiện diện tại Philippines.
"Vì vấn đề an ninh Biển Đông, chúng tôi cho rằng, nên thận trọng khi chấm dứt bất kỳ hiệp ước quân sự nào", Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Manuel Romualdez cho biết.
Richard Heydarian - chuyên gia phân tích chính trị nổi tiếng Philippines - cho rằng, Manila đã đưa ra quyết định khi lựa chọn giữa một Trung Quốc hung hăng ở Biển Đông và một đồng minh truyền thống (Mỹ).
"Đây không phải là thời điểm để chấm dứt hiệp ước với Mỹ, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng của họ ra khắp thế giới", ông Richard Heydarian nhận xét.
Hôm 2.6, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đăng trên Twitter rằng, Mỹ vừa có công hàm gửi tới Liên Hợp Quốc nhằm phản đối và bác bỏ các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.
"Mỹ phản đối yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Chúng tôi bác bỏ những yêu sách chủ quyền nguy hiểm này. Các nước thành viên Liên Hợp Quốc phải đoàn kết và tuân thủ luật pháp quốc tế, tự do hàng hải", ông Mike Pompeo tuyên bố.
Lập trường của Mỹ về Biển Đông: Philippines ủng hộ, Indonesia cho là hợp lý Philippines và Indonesia đã có phản ứng sau khi sau khi Ngoại trưởng Mỹ đưa ra tuyên bố về "Lập trường của Mỹ với các yêu sách hàng hải ở Biển Đông". Sau khi Ngoại trưởng Mỹ đưa ra tuyên bố về "Lập trường của Mỹ với các yêu sách hàng hải ở Biển Đông", bác bỏ gần như toàn bộ yêu sách...