Mỹ trừng phạt ‘người giữ tiền’ của Tổng thống Putin
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục đưa vào danh sách trừng phạt 16 người thuộc nhóm tinh hoa Nga, trong đó có ông Sergei Roldugin – nhân vật được mệnh danh như ‘người trung gian’ hay ‘người giữ tiền’ của Tổng thống Putin.
Ông Sergei Roldugin (trái) trong bức ảnh chụp chung với Tổng thống Putin năm 2009 – Ảnh: AFP
Theo các biện pháp trừng phạt được công bố trên trang web của Bộ Tài chính Mỹ tối 2-6 (giờ Việt Nam), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, vợ của ông Roldugin và doanh nhân God Nisanov cũng nằm trong danh sách đen.
Ông Sergei Roldugin, một nghệ sĩ cello và giám đốc nghệ thuật của Nhà hát âm nhạc St.Petersburg, được cho là bạn thân hơn 40 năm qua của Tổng thống Putin. Theo Hãng thông tấn AFP, ông Roldugin còn là cha đỡ đầu của một trong hai con gái của nhà lãnh đạo Nga.
Tuy nhiên theo Mỹ, ở bên ngoài nước Nga, nghệ sĩ Roldugin là một trong những mắt xích quan trọng giúp quản lý khối tài sản của ông Putin ở nước ngoài. Với vai trò đó, ông Roldugin đôi khi còn được gọi là “người trung gian” hay “người giữ tiền” của ông Putin, theo AFP.
Video đang HOT
Ngoài các cá nhân được cho là thân cận ông Putin, Mỹ cũng bổ sung vào danh sách có nguy cơ bị tịch thu 4 du thuyền sang trọng mà theo họ là ông Putin thường sử dụng.
Imperial Yachts, một công ty quản lý du thuyền có trụ sở tại Monaco, cũng nằm trong danh sách trừng phạt với lý do giúp đỡ giới tài phiệt và tinh hoa Nga thuê, sử dụng và quản lý du thuyền.
Bộ Thương mại Mỹ cùng ngày cũng đưa khoảng 70 công ty Nga vào danh sách ngăn cản những công ty này có được các công nghệ và hàng hóa quan trọng của Mỹ.
Hiện Nga chưa lên tiếng bình luận về động thái mới của Mỹ. Nhà lãnh đạo Nga đã bị đưa vào danh sách đen của Mỹ từ những ngày đầu sau khi Matxcơva đưa quân vào Ukraine.
Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Putin tiếp tục tăng cao
Tỷ lệ người Nga tin tưởng Tổng thống Vladimir Putin đã tăng từ 67,2% lên 81,6% so với thời điểm trước khi ông điều quân vào Ukraine vào ngày 24/2.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì cuộc họp trực tuyến tại Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Reuters, một cuộc khảo sát của công ty thăm dò ý kiến VTsIOM công bố ngày 8/4 đã đưa ra con số trên.
Ngoài ra, VTsIOM cho biết 78,9% số người được hỏi trong cuộc khảo sát mới nhất cho biết họ tán thành hành động của Tổng thống Putin, so với 64,3% trong cuộc thăm dò gần đây nhất trước hoạt động quân sự đặc biệt ở Ukraine. Tỷ lệ không đồng ý với hành động của Tổng thống giảm từ 24,4% xuống 12,9%.
Cuộc xung đột ở Ukraine đã khiến Nga chịu nhiều lệnh trừng phạt của phương Tây. Điện Kremlin cho biết họ phải phi quân sự hóa Ukraine để bảo vệ những người nói tiếng Nga và phản ứng trước mối đe dọa từ NATO.
Các con số của VTsIOM tương tự như cuộc khảo sát của Trung tâm Levada được công bố vào ngày 30/3, trong đó tỷ lệ người Nga nói rằng họ đồng ý với hành động của ông Putin đã tăng lên 83% từ 71% hồi tháng 2.
Levada đã ghi nhận tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Putin tăng vào năm 2014 khi Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine và lực lượng đòi độc lập đã giành quyền kiểm soát một phần khu vực Donbass, miền đông Ukraine.
VTsIOM cho biết họ khảo sát 1.600 người trên khắp nước Nga mỗi ngày và các cuộc thăm dò ý kiến hàng tuần là tính trung bình các phản hồi từ bảy ngày trước đó.
Cuộc thăm dò được công bố vào ngày 8/4 dựa trên ý kiến được thu thập từ ngày 28/3 đến ngày 4/4.
Trong khi đó, phát biểu với báo giới ngày 8/4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nêu rõ Moskva hy vọng chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine có thể hoàn tất trong tương lai gần. Ông lưu ý chiến dịch vẫn tiếp diễn và đang đạt được các mục tiêu, song song với thúc đẩy tiến trình đàm phán với Ukraine.
Trong khi đó, cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh các cuộc đàm phán giữa Moskva và Kiev là không hề dễ dàng, nhưng Nga sẽ tìm cách đạt được tất cả các nhiệm vụ đề ra.
Phát biểu với báo giới sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Armenia Ararat Mirzoyan, Ngoại trưởng Lavrov cho biết ông đã chia sẻ tiến trình đàm phán giữa các phái đoàn Nga và Ukraine. Mặc dù tiến trình này không thực sự tốt đẹp, nhưng Moskva đảm bảo rằng tất cả các mục tiêu đề ra cho các cuộc đàm phán sẽ được hoàn tất. Ông cũng cho rằng Belarus nên cung cấp những đảm bảo về an ninh cho Ukraine trong tương lai, một khi Kiev khẳng định vị thế trung lập của mình. Ngoại trưởng Lavrov nói thêm: "Theo yêu cầu của phía Ukraine, sự trung lập, không tham gia các khối, phi hạt nhân nên kèm theo những đảm bảo về an ninh. Tất nhiên, chúng tôi đề xuất Belarus nên nằm trong số các quốc gia cung cấp đảm bảo như vậy".
Trước đó, ngày 29/3 vừa qua, các cuộc đàm phán trực tiếp giữa các phái đoàn Nga và Ukraine đã diễn ra tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Sau cuộc họp, Trưởng phái đoàn Nga Vladimir Medinsky cho biết Moskva đã nhận được văn bản đề xuất của Kiev về một thỏa thuận. Ngoài ra, ông nhấn mạnh Nga đang thực hiện "hai bước đối với" Ukraine, đề nghị tổ chức cuộc gặp giữa hai tổng thống sớm hơn dự định - đồng thời với việc ký kết một hiệp ước hòa bình ở cấp độ các bộ ngoại giao và quân đội Nga sẽ giảm hoạt động ở các khu vực gần Kiev và Chernihiv.
Mỹ sẵn sàng hỗ trợ hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và phân bón từ Nga Trong những tuần gần đây, các nhà lãnh đạo phương Tây bày tỏ lo ngại về nguy cơ khủng hoảng lương thực trên thế giới do cuộc xung đột ở Ukraine. Xuất khẩu lương thực của cả Nga và Ukraine bị ảnh hưởng do xung đột. Ảnh: TASS Theo hãng thông tấn Nga Interfax ngày 1/6, Chính quyền Mỹ ủng hộ việc Nga...