Mỹ trừng phạt ngân hàng Cuba
Ngoại trưởng Mỹ cho biết “quân đội Cuba kiểm soát” và được “trao quyền tiếp cận ưu đãi” từ ngân hàng bị nước này liệt vào danh sách hạn chế.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 1/1 thông báo đã bổ sung Banco Financiero International (BFI) vào Danh sách Hạn chế Cuba của cơ quan này, do “mang lại lợi ích không cân xứng cho quân đội Cuba” và tài trợ “hoạt động can thiệp của Cuba vào Venezuela”. Danh sách Hạn chế Cuba cấm các giao dịch tài chính trực tiếp với thực thể được liệt kê.
“BFI là ngân hàng thương mại do quân đội Cuba kiểm soát, hưởng lợi trực tiếp từ các giao dịch tài chính do người Cuba trả phí tổn, đồng thời trao nhiều quyền tiếp cận ưu đãi cho quân đội và các công ty nhà nước”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết trong một thông cáo.
Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez sau đó phản đối động thái của Bộ Ngoại giao Mỹ. “Tôi bác bỏ biện pháp trừng phạt mới của Bộ Ngoại giao Mỹ nhằm thắt chặt phong tỏa chống Cuba. Việc đưa các thực thể Cuba vào danh sách của Bộ Ngoại giao Mỹ nhằm củng cố cuộc bao vây kinh tế vốn không thể phá hủy nổi Cách mạng Cuba sau 62 năm”, Ngoại trưởng Rodriguez đăng trên Twitter.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong cuộc họp báo tại thủ đô Washington, tháng 11/2020. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Động thái của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện nhiều đồn đoán chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc đưa Cuba vào “danh sách tài trợ khủng bố”. Động thái này sẽ cản trở nghiêm trọng đầu tư nước ngoài và có thể ảnh hưởng tới đường lối ngoại giao của Tổng thống đắc cử Joe Biden.
Tờ New York Times đưa tin Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra dự thảo đưa Cuba vào “danh sách tài trợ khủng bố”, song chưa rõ Ngoại trưởng Pompeo đã ký vào đó hay chưa. Ngoại trưởng Cuba hồi đầu tuần nhắc lại rằng “chính Mỹ che chở cho các nhóm khủng bố chống Cuba”.
Hạ nghị sĩ Gregory Meeks, người sắp trở thành Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, cảnh báo Pompeo không đưa ra chỉ định khủng bố. “Đây rõ ràng là hành động nguy hiểm khác của Tổng thống Trump và Pompeo nhằm cối gắng trói tay chính quyền sắp tới của Biden”, Meeks cho biết.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối bình luận về “những cân nhắc tiềm tàng liên quan đến các chỉ định”.
Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Cuba ngày 3/1/1961 sau khi cuộc cách mạng trên quốc đảo giành thắng lợi. Căng thẳng giữa Mỹ và Cuba dịu bớt dưới thời Barack Obama, khi Washington tái lập quan hệ ngoại giao với La Habana và đưa quốc đảo khỏi danh sách tài trợ khủng bố năm 2015. Biden, từng là phó tổng thống dưới thời Obama, chỉ nêu chi tiết chung về chính sách Cuba của mình.
Kể từ khi nhậm chức tháng 1/2017, Trump thắt chặt các hạn chế đối với Cuba mà Obama đã nới lỏng. Tháng 6/2019, chính quyền Trump siết hạn chế đi lại với Cuba, loại bỏ hình thức đi lại theo nhóm với mục đích giáo dục.
Mỹ cũng không cho phép tàu chở khách, tàu giải trí, máy bay tư nhân và công ty đến Cuba. Washington nói rằng động thái này nhằm gây áp lực hơn nữa đối với chính phủ Cuba vì họ ủng hộ Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.
Trump có thể đưa Cuba vào danh sách tài trợ khủng bố
Chính quyền Trump có thể đang cân nhắc đưa Cuba vào danh sách tài trợ khủng bố, động thái nhằm xáo trộn chính sách đối ngoại của Joe Biden.
Nguồn thạo tin hôm 30/12 cho biết việc Tổng thống Trump liệt Cuba vào danh sách tài trợ khủng bố không những cản trở chính sách đối ngoại của Biden, còn thúc đẩy cơ hội cho các đảng viên Cộng hòa tranh cử ghế thượng nghị sĩ ở Georgia.
Động thái này cũng cho phép Trump tự hào rằng ông đã đảo ngược một sáng kiến quan trọng từ thời Obama cũng như tạo ra khó khăn cho Cuba. Đây là viễn cảnh sẽ làm hài lòng phe cánh hữu ủng hộ Tổng thống và được coi như "phần thưởng" cho những người Mỹ gốc Cuba đã bỏ phiếu cho ông ở Florida.
"Điều này giống như ném một quả bom mùi vào tiệc cưới, dư âm rất mạnh mẽ. Nó cũng giúp Trump có thể khẳng định rằng ông đã đảo ngược được chính sách của Obama", John Kavulich, chủ tịch Tổ chức Kinh tế và Thương mại Mỹ-Cuba có trụ sở tại New York, nhận định về thông tin.
Nhà Trắng hiện chưa bình luận về nguồn tin.
Tổng thống Trump tại Bãi cỏ phía Nam của Nhà Trắng ngày 12/12. Ảnh: Reuters .
Một trong những thành tựu được ca ngợi mang tính bước ngoặt của Obama là ông đã chấm dứt khoảng thời gian đóng băng với Cuba, khôi phục quan hệ ngoại giao với Havana, nới hạn chế đi lại giữa hai nước và trở thành lãnh đạo Mỹ đầu tiên tới thăm quốc gia này kể từ năm 1926.
Cựu tổng thống Obama cũng gạt Cuba khỏi danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố. Bộ Ngoại giao Mỹ khi ấy cho biết họ vẫn giữ "quan ngại và bất đồng với loạt chính sách, hành động của Cuba, song chưa tới mức tài trợ khủng bố".
Tuy nhiên, kể từ khi nhậm chức tháng 1/2017, Trump thắt chặt các hạn chế đối với Cuba mà Obama đã nới lỏng. Tháng 6/2019, chính quyền Trump siết hạn chế đi lại với Cuba, loại bỏ hình thức đi lại theo nhóm với mục đích giáo dục.
Mỹ cũng không cho phép tàu chở khách, tàu giải trí, máy bay tư nhân và công ty đến Cuba. Washington nói rằng động thái này nhằm gây áp lực hơn nữa đối với chính phủ Cuba vì họ ủng hộ Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.
Dù Biden đã được đại cử tri đoàn bầu làm Tổng thống đắc cử với 306 phiếu, Trump vẫn chưa nhận thua và dường như cố "khuấy đảo chính trường" trước khi rời Nhà Trắng. Trong khi đó Biden đã tìm cách dừng hàng loạt "quyết định phút chót" được Trump đưa ra những ngày cuối nhiệm kỳ.
Chủ tịch Cuba đề cao nỗ lực chống dịch COVID-19 và lạc quan về triển vọng kinh tế Tại kỳ họp quốc hội cuối năm bắt đầu ngày 17/12, Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel đã đề cao nỗ lực hiệu quả chống đại dịch COVID-19 của đảo quốc Caribe bất chấp những điều kiện kinh tế bất lợi, đồng thời dự đoán tăng trưởng kinh tế sẽ đạt từ 6 - 7% trong năm 2021. Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel phát...