Mỹ trừng phạt Nga, Trung Quốc dính đòn
Lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Trung Quốc là lời cảnh tỉnh dành cho Thổ Nhĩ Kỳ, khi nước này cũng đang đặt hàng tên lửa S-400 của Nga
Mỹ vừa giáng đòn trừng phạt lên quân đội Trung Quốc vì mua máy bay chiến đấu và tên lửa Nga, đồng thời liệt vào danh sách đen thêm hơn 30 công dân và tổ chức của Nga – phần lớn vì bị cáo buộc liên quan tới nghi án can thiệp của Moscow vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016.
Các lệnh trừng phạt mới do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hôm 20-9 nhanh chóng tăng nhiệt căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh trong bối cảnh hai bên đang mắc kẹt trong chiến tranh thương mại, đồng thời khiến quan hệ Mỹ – Nga thêm phần xấu hơn. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 21-9 nhanh chóng lên tiếng yêu cầu Washington “sửa sai” ngay lập tức trước khi quá muộn hoặc đối mặt với hậu quả vì quyết định này. Nền kinh tế số 2 thế giới vốn là một trong những khách hàng mua vũ khí chủ chốt của Nga. Trong năm 2017, Trung Quốc mua khoảng 15 tỉ USD vũ khí Nga, tương đương năm trước đó.
Theo báo Guardian (Anh), lệnh trừng phạt của chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với Trung Quốc lần này đánh dấu lần đầu tiên Mỹ đưa ra trừng phạt theo Đạo luật chống đối thủ Mỹ thông qua các lệnh trừng phạt (CAASTA) nhằm chống lại bên thứ ba dính líu tới các thực thể Nga bị liệt vào danh sách đen. Giới chức Mỹ cho biết họ quyết định trừng phạt Cục Phát triển Thiết bị (EDD) sau khi cơ quan chuyên trách vấn đề mua bán vũ khí của quân đội Trung Quốc này mua chiến đấu cơ Sukhoi Su-35 của Nga hồi tháng 11-2017 và mua các tên lửa phòng không S-400 hồi đầu năm nay. EDD cùng Giám đốc cơ quan này là ông Li Shangfu bị trừng phạt vì mua vũ khí từ Rosoboronexport, công ty xuất khẩu vũ khí chính của Nga đã nằm trong danh sách đen CAASTA vì ủng hộ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 tại lễ diễu binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng ở Moscow – Nga hồi tháng 5. Ảnh: REUTERS
Theo báo South China Morning Post, hành động này nhằm vào cơ quan chủ chốt trong Quân ủy Trung ương Trung Quốc cũng như lãnh đạo của cơ quan kể trên. Thế nhưng, giới chức Mỹ nói trừng phạt nhằm vào Nga chứ không có ý định gây tổn hại tới Bắc Kinh. Trong khi đó, theo cựu quan chức cấp cao chuyên về lệnh trừng phạt thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ Peter Harrell, việc chính quyền của ông Trump chọn thời điểm Mỹ – Trung đang căng thẳng thương mại để hành động sẽ đè nặng áp lực hơn lên Bắc Kinh.
Video đang HOT
Đây là lần thứ hai trong vài tuần qua, chính phủ Mỹ trừng phạt các thực thể liên quan tới Trung Quốc. Hôm 14-9, Văn phòng Kiểm soát Tài sản nước ngoài của Bộ Tài chính Mỹ đã thông báo trừng phạt chống lại các công ty phát triển ứng dụng và thiết kế web ở Trung Quốc do người Triều Tiên sở hữu và quản lý.
Mặt khác, lệnh trừng phạt mới đối với Trung Quốc cũng được cho là lời cảnh tỉnh đối với Thổ Nhĩ Kỳ khi nước đồng minh NATO của Mỹ cũng đang đặt hàng tên lửa S-400 của Nga và dự kiến nhận lô vũ khí đó trong năm sau. “Chúng tôi hy vọng động thái này thể hiện được sự nghiêm túc của chúng tôi và khuyến khích các quốc gia khác suy nghĩ lại về việc giao dịch với Nga trong lĩnh vực tình báo và quốc phòng” – quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh.
Trong khi đó, đánh giá quyết định mới của Mỹ đưa thêm cá nhân và tổ chức Nga vào danh sách đen của Bộ Ngoại giao, ông Harrell cho rằng diễn biến này cho thấy sự tách biệt giữa ông Trump và chính quyền của mình về quan điểm với nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ. Trong số 33 cái tên mới bổ sung vào danh sách đen (3 công ty và 30 cá nhân), có tổng cộng 28 đối tượng đã bị công tố viên đặc biệt Robert Mueller, người đang trực tiếp điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ, truy tố hồi đầu năm nay.
THU HẰNG
Theo nld.com.vn
Mỹ chùn tay trước "đòn" S-400 của Nga
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mới đây vừa cho biết, Mỹ sẽ không tìm cách trừng phạt Ấn Độ về việc nước này mua các hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân của Nga - S-400.
Tên lửa S-400
Ấn Độ đối mặt với nguy cơ phải hứng chịu các biện pháp trừng phạt phụ của Mỹ vì việc theo đuổi hợp đồng mua S-400 của Nga như một biện pháp răn đe nhằm vào Trung Quốc.
"Nỗ lực của chúng tôi ở đây không phải là để trừng phạt một đối tác chiến lược lớn như Ấn Độ", ông Pompeo cho các phóng viên biết sau các cuộc hội đàm cấp cao với giới lãnh đạo Ấn Độ nhằm thúc đẩy mối quan hệ an ninh và chính trị song phương giữa Washington và New Delhi.
Phát biểu trên của ông Pompeo thể hiện sự thay đổi thái độ của phía Mỹ đối với việc Ấn Độ mua các tên lửa S-400 của Nga.
Hồi cuối tháng 8, một quan chức cấp cao của Mỹ vẫn còn khẳng định nước này không đảm bảo rằng họ sẽ miễn các biện pháp trừng phạt cho Ấn Độ nếu Ấn Độ mua các hệ thống vũ khí và phòng không từ Nga.
Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt toàn diện đối với Nga theo đó bất kỳ nước nào có giao dịch với những khu vực quốc phòng và tình báo của Nga sẽ phải đối mặt với những biện pháp trừng phạt phụ. Tuy nhiên, một dự luật quốc phòng mới cho phép Tổng thống có quyền miễn các biện pháp trừng phạt cho một nước nào đó vì lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ.
Lập trường mới được Ngoại trưởng Mỹ đưa ra phù hợp với mong muốn của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Ông Mattis phản đối việc Mỹ trừng phạt Ấn Độ vì hợp đồng S-400 do lo ngại cho lợi ích của nước Mỹ.
Nga và Ấn Độ từ lâu đã có mối quan hệ đối tác thân thiết đến mức New Delhi từng là đồng minh của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh. Moscow đã cung cấp cho Ấn Độ hơn 60% trong tổng số vũ khí hạng nặng của cường quốc Châu Á. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với sự nổi lên của Trung Quốc và cuộc cải cách kinh tế ở Ấn Độ, Washington và New Delhi đã bắt đầu tăng cường hợp tác song phương. Trên thực tế, mối quan hệ đối tác giữa Ấn Độ và Mỹ đang phát triển mạnh mẽ là vì hai nước này đều tìm cách đối trọng với sự nổi lên ngày một đáng lo ngại của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, vụ Ấn Độ mua S-400 của Nga có nguy cơ đe dọa làm phương hại đến mối quan hệ đang ấm lên giữa Mỹ và Ấn Độ. Điều đáng nói là New Delhi cho thấy họ không có ý định từ bỏ mối quan hệ lâu dài, bền chặt với điện Kremlin.
S-400 Triumph là thế hệ tên lửa chiến thuật hiện đại nhất của Nga và cũng là một trong những loại tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nó là thứ vũ khí phòng không được rất nhiều nước thèm muốn. S-400 được phát triển và cải tiến từ hệ thống tên lửa phòng không S-200 và S-300. NATO gọi S-400 của Nga bằng cái tên SA-21 Growler.
S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 27km trong phạm vi 400km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, tên lửa có cánh kích thước nhỏ và tên lửa hỏa tiễn có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.
Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng. Chính vì tính hiệu quả của S-400 nên Nga đã cho triển khai các hệ thống tên lửa phòng không này ở Moscow để bảo vệ thủ đô.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo vnmedia
S-400 của Nga công phá quan hệ Mỹ và đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ vừa có phát biểu ám chỉ nước này sẽ không khuất phục trước yêu cầu của Mỹ về việc xóa bỏ hợp đồng mua các hệ thống phòng không S-400 của Nga đồng thời kêu gọi đồng minh Mỹ hãy từ bỏ ngay "ngôn ngữ dọa dẫm" nhằm vào họ trong vấn đề này. Trong khi đó, phía Mỹ tiếp...