Mỹ trừng phạt Nga, nước thành viên EU bất bình
Bộ Ngoại giao nước này cho rằng động thái của Mỹ sẽ gây tổn hại cho các quốc gia ở Trung Âu.
Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto. Ảnh: TASS
Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto tuyên bố việc Mỹ quyết định đưa Ngân hàng Gazprombank (Nga), một kênh quan trọng để mua khí đốt từ Moscow, vào danh sách đen của Washington sẽ phá hoại an ninh năng lượng ở khu vực Trung Âu.
“Việc đưa Gazprombank vào danh sách trừng phạt là quyết định cố tình đặt một số quốc gia Trung Âu vào tình thế khó khăn và cố tình gây nguy hiểm cho an ninh năng lượng” của một số quốc gia trong khu vực, ông Szijjarto viết trên Facebook ngày 22/11.
Video đang HOT
Nhà ngoại giao Hungary tuyên bố, bất kỳ nỗ lực nào nhằm gây nguy hiểm tới nguồn cung năng lượng cho Hungary “bằng cách áp đặt lệnh trừng phạt hoặc cắt nguồn cung cấp quá cảnh đều bị coi là hành vi vi phạm chủ quyền của Hungary”.
“Chúng tôi phản đối mọi hành động tương tự nhằm vào chủ quyền của Hungary. Chúng tôi cũng kiên quyết chống lại áp lực và theo đuổi lợi ích quốc gia”, ông Szijjarto nói.
Ngoại trưởng Hungary cho biết thêm, ông đã thảo luận vấn đề cung cấp khí đốt cho Hungary với Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga Pavel Sorokin bên lề Diễn đàn Năng lượng Istanbul ở Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 22/11.
Theo ông Szijjarto, Hungary cũng đã thảo luận tình hình với các bộ trưởng năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan, Bulgaria và Serbia, đồng thời tham vấn với Slovakia để tìm giải pháp đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng.
Theo đài RT, các quốc gia thuộc EU vẫn đang mua khối lượng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) kỷ lục từ Nga. Bất chấp kế hoạch của khối này nhằm loại bỏ phụ thuộc vào năng lượng Nga, EU vẫn là một trong những khu vực nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch lớn của Moscow.
Đầu tuần này, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với hơn 50 tổ chức tài chính của Nga, bao gồm ngân hàng Gazprombank, có liên quan đến tập đoàn khí đốt khổng lồ của Nga – Gazprom – cùng 6 công ty con ở nước ngoài của tập đoàn này.
Lệnh trừng phạt mới về cơ bản đã ngăn ngân hàng Gazprombank thực hiện các giao dịch liên quan đến năng lượng khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng SWIFT. Điều này đồng nghĩa ngân hàng này không thể thực hiện các giao dịch bằng đồng USD.
Hungary bảo vệ chương trình cấp thị thực dài hạn cho công dân Nga và Belarus
Phóng viên TTXVN tại Đông Âu dẫn lời Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto ngày 18/8 khẳng định chương trình cấp "thẻ căn cước" (thị thực có thời hạn 2 năm) của Budapest dành cho công dân Nga và Belarus không đặt ra bất kỳ mối đ.e dọ.a an ninh nào đối với các quốc gia thuộc khu vực Schengen.
Du khách thăm quan cầu Xích Szechenyi bắc qua sông Danube, Hungary. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Trên trang mạng xã hội, Ngoại trưởng Hungary viết: "Sự thật là quyết định đưa công dân Nga và Belarus vào chương trình Thẻ quốc gia không gây ra bất kỳ mối đ.e dọ.a an ninh nào đối với khu vực Schengen, vì những cá nhân này vẫn sẽ phải trải qua quá trình kiểm tra toàn diện để nhập cảnh và ở lại Hungary".
Tháng trước, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã ký sắc lệnh gia hạn chương trình cấp thị thực nhanh cho 8 quốc gia, trong đó có Nga và Belarus - 2 nước đang phải gánh chịu các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) liên quan cuộc xung đột ở Ukraine.
Chương trình nhập cư này cho phép công dân từ các quốc gia nêu trên nộp đơn xin cấp "thẻ căn cước" để có thể làm việc tại Hungary. Trước đây, loại thẻ này chỉ dành cho công dân Ukraine và Serbia. Những người có thẻ có thể nhập cảnh Hungary và đưa theo thân nhân đi cùng.
Ngày 30/7, EU đã yêu cầu Budapest làm rõ chính sách liên quan. Hôm 1/8, Tổng thống Latvia Edgars Rinkevics đề nghị hạn chế Hungary tham gia Schengen.
EU muốn Hungary phản hồi chính thức về điều kiện cấp thị thực dài hạn cho công dân Nga và Belarus trước ngày 19/8, đồng thời cảnh báo sẽ thực hiện biện pháp cần thiết nếu nhận thấy chương trình của Budapest có nguy cơ dẫn tới rủi ro an ninh cho khối hoặc gây nguy hiểm cho hoạt động của khu vực Schengen.
Theo các quy định của EU, mỗi quốc gia thành viên có thể xác định chính sách di cư và thủ tục áp dụng riêng. Công dân của các quốc gia ngoài EU hiện diện hợp pháp trong cộng đồng có cơ hội di chuyển tự do khắp khu vực Schengen - bao gồm 27 quốc gia thành viên EU cùng Na Uy và Thụy Sĩ.
Hungary là thành viên duy nhất của EU giữ mối quan hệ gần gũi với Nga kể từ khi cuộc xung đột nổ ra ở Ukraine. Hồi đầu tháng 7, chỉ vài ngày sau khi Hungary đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên EU, Thủ tướng Orban đã thực hiện chuyến thăm Moskva và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Quốc gia NATO yêu cầu EU hành động với Ukraine khi căng thẳng về dầu Nga leo thang Hungary cho rằng họ đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh năng lượng sau khi Ukraine áp đặt lệnh cấm một phần dầu mỏ của Nga quá cảnh qua nước này. Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto. Ảnh: AA/TTXVN Theo tờ Politico, Hungary ngày 22/7 đã yêu cầu EU có hành động với Ukraine vì đã áp đặt lệnh cấm một...