Mỹ trừng phạt một loạt công ty Trung Quốc làm ăn với Iran
Trong một bước đi được nhìn nhận là tiếp tục gia tăng sức ép đối với chương trình hạt nhân của Iran, ngày 29/4, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một loạt công ty của Trung Quốc và Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất ( UAE).
Tổng thống Mỹ Barack Obama. -Ảnh: TTXVN/Vietnam
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn thông báo của Bộ Tài chính Mỹ cho biết có 8 công ty bình phong của Trung Quốc ở nước ngoài và một công ty của UAE nằm trong diện bị trừng phạt lần này vì đã dính líu vào việc giúp Iran mua sắm các linh phụ kiện cho tên lửa đạn đạo, lẩn tránh lệnh cấm vận dầu lửa của Mỹ.
Thông báo của bộ trên nói rằng lệnh cấm phản ánh rõ cam kết của chính quyền Obama tiếp tục siết chặt các biện pháp trừng phạt trong lúc cùng Nhóm P5 1 (gồm 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức) theo đuổi các cuộc đàm phán với Iran về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của quốc gia Hồi giáo này.
Ngoài việc cấm giao dịch làm ăn với các công ty trên, Bộ Tài chính Mỹ còn treo giải 5 triệu USD cho việc cung cấp thông tin để bắt giữ một thương gia Trung Quốc tên là Li Fangwei, còn có tên là Karl Lee, người bị kết tội đã cung cấp các phụ tùng tên lửa cho Iran.
Video đang HOT
Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách chống khủng bố và tình báo tài chính, ông David Cohen cho biết từ nhiều năm qua, Karl Lee đã bị Mỹ xác định là kẻ cung cấp các thiết bị, phụ tùng tên lửa đạn đạo cho Iran.
Phó Chủ tịch, đồng sở hữu công ty Al Aqili Group LLC của UAE, ông Saeed Al Aqili cùng chuyên gia môi giới tài chính Anwar Kamal Nizami, người Pakistan, cũng bị đưa vào danh sách trừng phạt mới do bị cáo buộc giúp Iran có những hợp đồng buôn bán dầu lửa, vi phạm lệnh cấm của Mỹ.
Với lệnh trừng phạt này của Bộ Tài chính Mỹ, các công dân và doanh nghiệp nước này sẽ bị cấm giao dịch với những cá nhân và thực thể trên đây
Theo VNE
Nga chưa vội đáp trả trừng phạt của phương Tây
Hiện Nga chưa cần đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây, song Moskva có thể xem xét việc tham gia của các công ty phương Tây vào nền kinh tế của Nga, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng, nếu các lệnh trừng phạt tiếp diễn. Đó là lời cảnh báo của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đưa ra ngày 29/4 tại thủ đô Minsk của Belarus bên lề một hội nghị thượng đỉnh khu vực tại đây.
Phát biểu với báo giới, Tổng thống Putin cho biết trước các biện pháp trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đối với các cá nhân và tổ chức ngân hàng Nga liên quan đến tình hình Ukraine, Chính phủ Nga đã đề nghị áp đặt các biện pháp đáp trả. Tuy nhiên, ông chưa chấp thuận và để ngỏ khả năng này trong trường hợp phương Tây tiếp tục gia tăng các biện pháp trừng phạt. Ông cũng cảnh báo các án phạt của Mỹ sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các công ty năng lượng lớn của nước này tại Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Putin nêu rõ Nga mong muốn không phải viện tới bất kỳ biện pháp trả đũa nào. Tuy nhiên, ông khẳng định nếu những hành động tương tự của phương Tây tiếp tục tái diễn, Nga sẽ phải xem xét lại sự tham gia và cách thức hợp tác của các công ty phương Tây trong nền kinh tế Nga, trong đó có lĩnh vực năng lượng.
Nhà lãnh đạo Nga cáo buộc mối quan tâm hàng đầu hiện nay của Mỹ trong giải quyết khủng hoảng tại Ukraine cho thấy ngay từ đầu Nhà Trắng đã đứng sau hậu thuẫn cho các sự kiện tại đây, lập kế hoạch và tài trợ cho kịch bản sức mạnh, đảo chính vi hiến, vũ trang chiếm chính quyền tại Kiev.
Bình luận về sự kiện các quan sát viên quân sự của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) bị những người biểu tình đòi liên bang hóa tại Ukraine bắt giữ ngày 25/4, Tổng thống Putin hy vọng họ sẽ sớm được tự do rời khỏi Ukraine, và tất cả các bên liên quan sẽ phải rút ra kết luận cần thiết để tránh lặp lại tình huống khủng hoảng này.
Tuy nhiên, ông không đồng tình với cơ chế gửi quan sát viên mà không có thỏa thuận với địa phương trên của OSCE cũng như hành động bắt giữ các quan sát viên nước ngoài. Ngoài ra, Tổng thống Putin tái khẳng định trên lãnh thổ Ukraine không có các chuyên gia cũng như lực lượng đặc nhiệm của Nga.
Cùng ngày, ngươi phat ngôn Bô Ngoai giao Iran Marzieh Afkham cho biêt nươc nay chinh thưc phan đôi va lên an cac biên phap trưng phat ma My va EU đang tiên hanh chông LB Nga, va cho răng nhưng biên phap này se thât bai.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 29/4, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) đã tiến hành cuộc họp mở để thảo luận về tình hình căng thẳng tại miền Đông Ukraine. Tại đây, các quốc gia phương Tây đã lên tiếng chỉ trích Nga gây ra tình hình bất ổn tại quốc gia láng giềng.
Trong khi đó, Nga khẳng định không liên quan tới những diễn biến căng thẳng trong thời gian qua tại Ukraine. Đại sứ Nga tại LHQ, ông Vitaly Churkin, bày tỏ hy vọng chính quyền hiện nay tại Kiev chấm dứt các hành động thiếu thận trọng và tôn trọng người dân tại Đông Nam Ukraine, khu vực hiện đang có nhiều người Nga sinh sống.
Trong lúc này, người biểu tình tại tỉnh Lugansk ở miền Đông Ukraine đã chiếm giữ thêm trụ sở Sở Nội vụ tỉnh và công an thành phố. Họ cho phép các nhân viên tại hai trụ sở trên rời khỏi nhiệm sở mà không mang theo vũ khí, tuy nhiên lực lượng bảo vệ pháp luật vẫn tiếp tục giữ nguyên vị trí trong nhiều giờ, sử dụng hơi cay để chống lại người biểu tình.
Theo VNE
G7 sẽ không ngần ngại gia tăng trừng phạt Nga nếu cần thiết Theo Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, G7 sẽ không do dự nếu các biện pháp trừng phạt là cần thiết. Trong cuộc gặp ngày 30/4, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, đang ở thăm Berlin, cùng nói rằng, nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới- G7...