Mỹ trừng phạt lãnh đạo quân đội Myanmar
Tổng thống Joe Biden hôm 10/2 thông báo rằng Mỹ sẽ trừng phạt các lãnh đạo quân đội Myanmar sau vụ chính biến ở nước này tuần trước.
Hôm 10/2, Tổng thống Joe Biden cho biết, ông đã ký sắc lệnh hành pháp, cho phép chính quyền của ông “ngay lập tức trừng phạt các nhà lãnh đạo quân sự chỉ đạo cuộc đảo chính, nhắm vào lợi ích kinh doanh của họ cũng như người thân”.
Ông Biden cho biết Washington sẽ xác định mục tiêu đó trong tuần này và đang thực hiện các bước để ngăn chặn các tướng lĩnh ở Myanmar tiếp cận bất hợp pháp một tỷ USD trong quỹ của chính phủ Myanmar đang được giữ tại Mỹ.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Ảnh: AP)
Video đang HOT
“Mỹ cũng sẽ áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mạnh mẽ. Mỹ sẽ đóng băng các tài sản của Mỹ có lợi cho chính phủ Myanmar, đồng thời duy trì sự ủng hộ đối với vấn đề chăm sóc sức khỏe, nhóm xã hội dân sự và các lĩnh vực khác mang lại lợi ích trực tiếp cho người dân Myanmar”, ông Joe Biden cho hay.
“Chúng tôi sẽ sẵn sàng áp đặt các biện pháp bổ sung và sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác quốc tế để kêu gọi các quốc gia khác tham gia cùng chúng tôi trong những nỗ lực này”, Tổng thống Joe Biden cho biết thêm.
Bên cạnh đó, ông Biden kêu gọi chính quyền quân sự trả tự do cho những người biểu tình và lãnh đạo dân sự bị giam giữ – bao gồm bà Aung San Suu Kyi, đồng thời ngừng đàn áp phong trào biểu tình.
“Một lần nữa, tôi kêu gọi quân đội Myanmar trả tự do ngay lập tức cho các nhà lãnh đạo và nhà hoạt động chính trị dân chủ ở Myanmar. Quân đội phải từ bỏ quyền lực mà họ đã nắm giữ”, ông Biden nhấn mạnh.
Đảo chính ở Myanmar xảy ra hôm 1/2. Cố vấn nhà nước Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lãnh đạo cấp cao trong đảng cầm quyền NLD bị quân đội bắt giữ. Những người này bị bắt với cáo buộc có hành vi gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 11 năm ngoái. Hôm 8/2, Thống tướng Aung Hlaing cam kết trao trả quyền lực sau bầu cử, đồng thời kêu gọi công chúng ưu tiên sự thật thay vì hành động theo cảm tính.
Những ngày qua, người dân Myanmar đã xuống đường phản đối chính quyền quân sự. Cộng đồng quốc tế lên tiếng phản đối đảo chính tại Myanmar. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bày tỏ lo ngại, kêu gọi chính quyền quân đội thả Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và những người bị bắt giữ.
Internet tại Myanmar gián đoạn diện rộng
Kết nối Internet tại Myanmar gián đoạn "trên quy mô quốc gia" khi hàng nghìn người xuống đường phản đối việc quân đội tiến hành đảo chính.
Nhóm giám sát mạng NetBlocks trong bài đăng trên Twitter ngày 6/2 cho biết dữ liệu truyền qua mạng Internet thời gian thực tại Myanmar giảm xuống còn 54% so với mức thông thường. Một số nhân chứng cho biết dịch vụ mạng di động và kết nối Wifi đã ngừng hoạt động.
Sự cố xảy ra trong bối cảnh khoảng 1.000 người tham gia tuần hành trên đường phố Yangon, đánh dấu cuộc biểu tình có nhiều người tham gia nhất kể từ khi Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi bị quân đội bắt hôm 1/2. Kết nối Internet tại Myanmar cũng bị gián đoạn diện rộng vào ngày quân đội tiến hành đảo chính.
Thiết giáp lội nước BRDM-2MS dẫn đầu đoàn xe quân sự tại thủ đô Naypyidaw, Myanmar, ngày 4/1. Ảnh: Reuters .
Trước đó, đại diện hãng viễn thông Telenor cho biết các bên cung cấp dịch vụ Internet và di động nhận lệnh chặn truy cập mạng xã hội Twitter và Instagram "tới khi có thông báo mới", sau động thái chặn Facebook hôm 5/2. Bộ Thông tin và Truyền thông Myanmar chưa bình luận về sự cố gián đoạn kết nối và việc hai mạng xã hội bị chặn.
Quân đội Myanmar bắt Cố vấn Suu Kyi và một số lãnh đạo cấp cao trong đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền, với cáo buộc có hành vi gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020. Cảnh sát Myanmar cáo buộc Suu Kyi nhập trái phép thiết bị liên lạc và tạm giữ bà đến ngày 15/2 để điều tra.
Quân đội Myanmar ngày 2/2 cảnh báo dân chúng không đăng những "tin đồn trên mạng xã hội" có thể kích động "bạo loạn và gây bất ổn". Facebook cùng ngày xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar.
Lãnh đạo các nước và tổ chức thế giới đã lên tiếng hy vọng Myanmar giải quyết khác biệt bằng biện pháp hòa bình cũng như sớm trở lại ổn định. Cuộc đảo chính ngày 1/2 cũng dẫn tới một số cuộc biểu tình phản đối ở các nước như Thái Lan và Nhật Bản.
Biden kêu gọi quân đội Myanmar từ bỏ quyền lực Tổng thống Biden yêu cầu quân đội Myanamr trả quyền lực và thả Cố vấn Suu Kyi trong bài phát biểu đầu tiên về chính sách đối ngoại. "Trong một nền dân chủ, các lực lượng không nên tìm cách bác bỏ ý nguyện của người dân hay tìm cách xóa bỏ kết quả của một cuộc bầu cử đáng tin cậy. Quân...