Mỹ trừng phạt các lãnh đạo của Crimea, công ty khí đốt
Mỹ ngày 11/4 đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 7 quan chức cấp cao của bán đảo Crimea, trong đó có quan chức ký thỏa thuận với Mátxcơva để sáp nhập khu vực vào Nga.
Mỹ đã trừng phạt giới chức Crimea, trong đó có những người từng tổ chức cuộc trưng cầu dân ý sáp nhập vào Nga hồi tháng 3.
Giới chức Mỹ đã cảnh báo trong những ngày qua rằng các biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm vào các cá nhân và công ty đang được cân nhắc. Mỹ cũng kêu gọi Nga giảm căng thẳng và rút các binh sĩ khỏi khu vực biên giới giáp phía đông Ukraine trong cuộc đối đầu Đông-Tây nghiêm trọng nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh.
Loạt các biện pháp trừng phạt đầu tiên của Mỹ được công bố hồi tháng 3 đã nhằm vào các quan chức và doanh nhân thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin để phản đối việc sáp nhập Crimea.
Video đang HOT
Các biện pháp trừng phạt ngày 11/4 của Mỹ nhằm vào chủ phó chủ tịch quốc hội Ukraine Sergei Tsekov, người từng giúp mở đường cho cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea hồi tháng 3.
Ông Tsekov hiện là đại diện của Crimea trong quốc hội Nga.
Cũng nằm trong danh sách trừng phạt mới nhất còn có Thị trưởng Sevastopol Aleksei Chaliy, người đã ký thỏa thuận sáp nhập Crimea vào Nga hôm 16/3.
Những cái tên khác bị trừng phạt là Phó thủ tướng Crimea Rustam Temirgaliev; Yuriy Zherebtsov – một trong những nhà tổ chức chính của cuộc trưng cầu dân ý; cùng 2 quan chức bầu cử là Rustam Temirgaliev và Yuriy Zherebtsov.
Cựu giám đốc cơ quan an ninh Ukraine Pyotr Zima, người đã bị sa thải sau khi tuyên thệ trung thành với lãnh đạo mới của Crimea, cũng bị đưa vào danh sách trừng phạt. Ông này giờ đây là giám đốc cơ quan an ninh Crimea.
7 cá nhân trong danh sách trừng phạt của Mỹ cũng đã có tên trong danh sách cấm vận của Liên minh châu Âu.
Bộ tư pháp Mỹ cũng đưa vào danh sách đen công ty khí đốt Chernomorneftegaz, vốn có các tài bị quốc hội Crimea tịch thu và hiện do Mátxcơva quản lý.
An Bình
Theo Dantri
Nga khẳng định không đưa gián điệp vào Ukraine
Ngoại trưởng Nga Lavrov ngày 11/4 phủ nhận thông tin Nga đã đưa quân đội và gián điệp vào miền đông Ukraine, nơi những người biểu tình đang đòi ly khai khỏi Kiev.
Koleda, người bị Ukraine cáo buộc là gián điệp của Nga.
Ông cho biết có công dân Nga ở vùng miền đông Ukraine, nhưng điều này không có gì là bất thường."Chúng tôi bị cáo buộc đưa gián điệp tới đó. Họ không có ở đó", hãng thông tấn Ria Novosti của Nga dẫn lời Ngoại trưởng Lavrov cho biết trên đài truyền hình nhà nước. "Chúng tôi cũng không có quân đội ở đó", ông cho biết thêm.
Chính phủ mới ở Kiev đã cáo buộc Nga kích động bất ổn ở các vùng chủ yếu nói tiếng Nga ở miền đông Ukraine, trong đó có các thành phố Donetsk và Lugansk, nơi người biểu tình thân Nga đã chiếm các tòa nhà chính quyền và yêu cầu được độc lập.
Cơ quan an ninh Ukraine (SBU) hôm thứ tư vừa qua cho hay họ đã bắt giữ một nữ gián điệp người Nga, 22 tuổi, mang vũ khí, bị tình nghi thực hiện hành động phá hoại theo lệnh của cơ quan an ninh Nga ở thành phố Mykolayiv, miền nam Ukraine.
Theo Dantri
Ukraine ra tối hậu thư cho phe biểu tình ở miền đông Bộ trưởng nội vụ Ukraine hôm nay 9/4 đã cảnh báo những người biểu tình thân Nga đang chiếm các tòa nhà chính quyền tại các thành phố ở miền đông rằng hãy tham gia đàm phán để tìm ra một giải pháp chính trị, nếu không sẽ đối mặt với vũ lực. Tòa nhà chính quyền tại thành phố Luhansk bị phe...